Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.4. Kết quả thực hiện các giải pháp giảm nghèo cho hộ dân tộc thiểu số trên
4.4.9. Nhân rộng những mô hình giảm nghèo thành công
UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Lao động - TB&XH huyện - Cơ quan Thường trực Dự án chủ trì phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ huyện, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trạm Thú y huyện và 4 xã tham gia tổ chức triển khai thực hiện dự án. Dự án hỗ trợ 31 hộ nghèo là người dân tộc thiểu số trên địa bàn 4 xã đặc biệt khó khăn của huyện là Đồng Tiến (05 hộ), Canh Nậu (08 hộ), Tiến Thắng (08 hộ) và Đồng Hưu (10 hộ), số con giống trong quy mô dự án là 31 con. Nhà nước hỗ trợ một phần giá giống và tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, mức hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt cho các hộ tham gia dự án là 7.000.000đ/hộ để mua con giống. Thời gian thực hiện dự án từ tháng 9/2016 đến hết tháng 12/2018. Tổng số kinh phí thực hiện là 580.000.000đ, trong đó kinh phí từ Chương trình MTQG hỗ trợ 250.000.000đ, còn lại là đối ứng của người dân tham gia dự án. Đến thời điểm tháng 5/2018, số con giống được hỗ trợ vẫn đang sinh trưởng, phát triển tốt, trong đó có 16 con đã sinh sản được 16 con bê, trong đó có 03 con đang có chửa lần 2; có 11 con đang trong thời gian có thai, còn lại 04 con chưa đến thời gian động dục, đang được các hộ dân chăm sóc, nuôi dưỡng sinh trưởng và phát triển bình thường.
Năm 2017 xây dựng dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững thông qua việc chăn nuôi bò sinh sản tại xã Đồng Vương, Đồng Hưu trình Chủ tịch UBND huyện phê duyệt. Dự án hỗ trợ 28 hộ nghèo trên địa bàn xã Đồng Vương (15 hộ) và xã Đồng Hưu (13 hộ), số con giống trong quy mô dự án là 28 con. Nhà nước hỗ trợ một phần giá giống và tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật với mức hỗ trợ 10.000.000đ/hộ để mua con giống. Thời gian thực hiện dự án từ tháng 10/2017 đến hết tháng 12/2019.Tổng kinh phí thực hiện là Dự án là 550.000.000đồng, trong đó trong đó kinh phí từ Chương trình MTQG hỗ trợ 300.000.000đ, còn lại là vốn đối ứng của các hộ tham gia dự án. Đến thời điểm tháng 5/2018, trong tổng số 28 con giống trong dự án trên địa bàn 2 xã Đồng Vương, Xuân Lương đang sinh trưởng, phát triển tốt. Hiện tại có 02 con đã sinh sản được 02 con bê; có 12 con đang trong có chửa, có 02 con đang trong thời gian động dục, còn lại 12 con chưa đến thời gian động dục, đang sinh trưởng và phát triển tốt.
qua việc phát triển chăn nuôi gà đồi tại xã Đồng Tiến năm 2015 (01 dự án) và 2017 (01 dự án), với tổng kinh phí phê duyệt: 1.407.600.000đ (Một tỷ bốn trăm linh bảy triệu sáu trăm nghìn đồng chẵn), trong đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ: 500.000.000đ (Năm trăm triệu đồng chẵn), hỗ trợ 85 hộ nghèo phát triển chăn nuôi gà đồi.
Dự án đã hỗ trợ trực tiếp 85 hộ nghèo xã Đồng Tiến về kiến thức, vốn đầu tư ban đầu, kỹ thuật chăn nuôi giúp các hộ nghèo tháo gỡ được khó khăn trong phát triển sản xuất vươn lên thoát nghèo; có 20/45 hộ tham gia mô hình đã thoát nghèo thời điểm điều tra ngày 01/10/2011, dự kiến năm 2015 có thêm khoảng 20-30 hộ thoát nghèo. Dự án tạo điều kiện cho các hộ nghèo tham gia mô hình được tiếp cận với những kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi khoa học phục vụ phát triển sản xuất kinh tế hộ gia đình; hiện có 20 hộ tiếp tục đầu tư phát triển chăn nuôi gà với quy mô đàn gà từ 500 đến 1.000 con. Thu nhập của các hộ tăng thêm từ 6-8 triệu trong một chu kỳ sản xuất.
Trong quá trình thực hiện các dự án đã giúp cho các cán bộ địa phương, người dân, hộ nghèo nâng cao năng lực về nhận thức, kiến thức quản lý, các kỹ năng về tổ chức thực hiện dự án và tiếp cận khoa học kỹ thuật cho cán bộ cấp xã tại địa bàn triển khai, nâng cao dần sự chuyển biến nhận thức của người dân trong việc phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, mạnh dạn tiếp cận khoa học kỹ thuật, đầu tư thêm vốn vào sản xuất, lựa chọn loại hình sản xuất phù hợp với điều kiện của hộ và của địa phương, từ đó góp phần vào giảm nghèo bền vững, góp phần giảm 13,3% số hộ nghèo trên địa bàn xã Đồng Tiến.
Từ 2015- 2017, toàn huyện đã thực hiện nhiều mô hình khuyến nông, khuyến ngư tại các xã, thị trấn như: Mô hình chuồng úm gà cải tiến, mô hình nuôi gà sinh sản, gà an toàn sinh hoạt, phòng trừ dịch bệnh tổng hợp trên gà, phòng trị bệnh tổng hợp cho gà thịt, mô hình đệm lót sinh thái cho gà, hệ thống uống nước tự động cho gà, mô hình sử dụng chế phẩm sinh học dạng bột hoà tan trong chăn nuôi gà,... Các mô hình lúa thuần, lúa lai, mô hình lúa Thịnh Dụ, lúa BG6, mô hình nhãn chín muộn, chuối tiêu hồng, mô hình sử dụng phân bón mới (Silic) trên cây chè, cây dưa chuột,...Tổng kinh phí để thực hiện các mô hình trong 5 năm là 12.952,8 triệu đồng trong đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ 2.271,8 triệu đồng.