Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 48)

3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 447/QĐ-UBDT công nhận xã, thôn đặc biệt khó khăn gồm: Đồng Hưu, Đồng Tiến, Tiến Thắng, là những xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Ngoài ra, các xã này đại diện cho 3 khu vực của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Trong đó xã Đồng Hưu và Tiến Thắng đã có những thành tựu đáng kể trong công tác giảm nghèo trong những năm gần đây. Xã Đồng Tiến tuy nhiều năm được đầu tư từ ngân sách Nhà nước và các chương trình của tỉnh trong việc hỗ trợ tuy nhiên công tác xóa đói giảm nghèo ở đây chưa thực sự hiệu quả.

36

Bảng 3.4. Biểu thống kê hộ khẩu dân tộc thiểu số tại các xã nghiên cứu

Tháng 10 năm 2017

TT

Tổng dân số Số người DTTS chia ra từng thành phần dân tộc

Số hộ khẩu Số

Trong đó người

DTTS Tày Nùng Dao Cao Lan Sản Chí Sán Dìu Hoa khác DT

Số hộ Số khẩu (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) 1 Tiến Thắng 1.427 5.195 658 2.768 192 2.529 7 9 2 29 0 0 2 Đồng Hưu 1.545 5.326 678 2.701 318 2.340 4 5 1 17 7 9 3 Đồng Tiến 1.205 4.380 774 2.524 1.325 629 64 444 5 2 19 36 Tổng 03 xã 4.177 14.901 2.110 7.993 1.835 5.498 75 458 8 48 26 45

Nguồn: Phòng Dân tộc huyện Yên Thế (2018)

3.2.2. Phương pháp tiếp cận

+ Tiếp cận lịch sử: Cách tiếp cận này được vận dụng trong nghiên cứu quá trình triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách liên quan đến xóa đói, giảm nghèo ở các địa bàn chọn điểm nghiên cứu và xem xét quá trình bổ sung, điều chỉnh cơ chế, chính sách của Nhà nước có liên quan đến xóa đói giảm nghèo.

+ Tiếp cận thể chế, chính sách: Cách tiếp cận này được vận dụng trong việc nghiên cứu, phân tích về tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo, nghiên cứu mối quan hệ giữa các đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ giảm nghèo với các cơ quan quản lý Nhà nước, nghiên cứu về cơ chế tổ chức, điều hành các hoạt động liên quan đến giảm nghèo ở các địa bàn chọn điểm nghiên cứu. Bên cạnh đó cách tiếp cận này còn nghiên cứu tình hình triển khai và kết quả đạt được của chính sách hỗ trợ giảm nghèo tại các xã chọn điểm khảo sát bao gồm chính sách của Trung ương và địa phương.

+ Nghiên cứu trường hợp: Cách tiếp cận này được vận dụng trong nghiên cứu sâu tại một số xã ĐBKK có đông hộ DTTS là các “điểm sáng”

thành công về thực hiện tốt các giải pháp thoát nghèo cho hộ DTTS để lấy căn cứ đề xuất giải pháp hoàn thiện giải pháp giảm nghèo.

+ Tiếp cận nghiên cứu có sự tham gia của cộng đồng: Cách tiếp cận này được vận dụng trong nghiên cứu nhằm huy động trí tuệ của cộng đồng trong việc phân tích các tác nhân và lựa chọn các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện giải pháp giảm nghèo, mặt tích cực và hạn chế của các giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

3.2.3. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.3.1. Thông tin, số liệu thứ cấp

Các thông tin thứ cấp liên quan đến đề tài được thu thập bằng phương pháp sao chụp, kế thừa các tài liệu đã công bố từ các cơ quan lưu trữ thông tin và truy cập mạng Internet. Các loại thông tin và nguồn thu thập thông tin được trình bày ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Thông tin thứ cấp cần thu thập và nguồn thu thập thông tin Loại thông tin cần thu thập Nguồn cung cấp thông tin

1. Các thông tin phục vụ nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn

+ Sách, báo, tạp chí, các báo cáo khoa học đã công bố.

+ Truy cập Internet 2. Thông tin số liệu về đất đai, tài

nguyên thiên nhiên, khí hậu của địa bàn nghiên cứu

+ Cán bộ địa chính huyện + Cán bộ phụ trách môi trường + Các dự án, báo cáo quy hoạch 3. Thông tin, số liệu về dân số, lao

động, tỷ lệ hộ nghèo và các vấn đề văn hoá-xã hội

+ Cán bộ thống kê huyện

+ Cán bộ phụ trách LĐ, thương binh xã hội + Cán bộ phụ trách văn hoá

+ Báo cáo tổng kết (VP UBND huyện) 4. Các thông tin về chính sách và các

chương trình giảm nghèo của địa phương

+ Cán bộ thống kê huyện + Phòng dân tộc huyện

+ Báo cáo tổng kết (VP UBND huyện) 5. Các thông tin về cơ sở hạ tầng kinh

tế-xã hội

+ Cán bộ phụ trách giao thông, thuỷ lợi + Báo cáo tổng kết (VP UBND huyện)

3.2.3.2. Thông tin, số liệu sơ cấp

Các thông tin sơ cấp phục vụ nghiên cứu đề tài được thu thập bằng phương pháp:

+ Điều tra bảng hỏi: Đối tượng áp dụng tùy thuộc vào đặc điểm của từng xã. Tuy nhiên chủ yếu áp dụng cho các hộ dân tộc thiểu số, cán bộ của huyện, xã, thôn có liên quan đến thực hiện thành công giải pháp giảm nghèo.

+ Phỏng vấn sâu: áp dụng cho phỏng vấn một số chuyên gia, các nhà quản

lý, lập chính sách hay các cán bộ huyện, xã, thôn. Các câu chuyện điển cứu hắn với từng chủ đề khảo sát đã được xác định trên quá trình điều tra ở địa phương. Bên cạnh đó cũng phỏng vấn lãnh đạo một số cơ quan cấp huyện để nắm rõ hơn tình hình đói nghèo chung của địa phương, các giải pháp giảm nghèo mà địa phương đang thực hiện, khó khăn trong việc thực hiện các giải pháp giảm nghèo; các mô hình giảm nghèo thành công trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

+ Phương pháp chọn mẫu được sử dụng: Chọn mẫu phân tầng kết hợp

với chọn mẫu ngẫu nhiên.

+ Đối tượng khảo sát, nội dung khảo sát: Được trình bày chi tiết tại bảng

Bảng 3.6. Đối tượng khảo sát và quy mô mẫu STT Đối tượng điều tra Số lượng mẫu

Nội dung thu thập Công

cụ 1 Hộ nghèo DTTS 60

-Các yêu tố liên quan đến hộ (giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, dân tộc, số nhân khẩu, diện tích đất canh tác, khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật) -Thông tin về các chính sách

- Các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo của hộ - Các giảp pháp giảm nghèo

- Sự hỗ trợ để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập

Phỏng vấn sâu 2 Hộ cận nghèo DTTS 35

-Các yêu tố liên quan đến hộ (giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, dân tộc, số nhân khẩu, diện tích đất canh tác, khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật) -Thông tin về các chính sách

- Các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo của hộ - Các giảp pháp giảm nghèo

- Sự hỗ trợ để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập

Phỏng vấn sâu 3 Hộ không nghèo 15

-Các yêu tố liên quan đến hộ (giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, dân tộc, số nhân khẩu, diện tích đất canh tác, khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật) -Thông tin về các chính sách

- Các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo của hộ - Các giảp pháp giảm nghèo

- Sự hỗ trợ để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập

Phỏng vấn sâu 4 Cán bộ huyện 15

- Các nguyên nhân gây nghèo - Tỷ lệ hộ nghèo của các dân tộc

- Hiệu quả thực hiện các chính sách hỗ trợ nhằm giảm nghèo - Một số giải pháp giảm nghèo cho hộ DTTS ở địa phương - Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố

- Các mô hình giảm nghèo thành công

Phỏng vấn sâu 5 Cán bộ xã và thôn 25

- Các nguyên nhân gây nghèo - Tỷ lệ hộ nghèo của các dân tộc

- Hiệu quả thực hiện các chính sách hỗ trợ nhằm giảm nghèo - Một số giải pháp giảm nghèo cho hộ DTTS ở địa phương - Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố

- Các mô hình giảm nghèo thành công

Phỏng vấn sâu

+ Điều tra hộ nông dân: Lượng mẫu điều tra trực tiếp hộ DTTS là 110

mẫu gốm 3 đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ không nghèo theo danh sách của địa phương. Điều tra được tiến hành ở 3 xã Đồng Hưu, Tiến Thắng, Đồng Tiến.

+ Phỏng vấn cán bộ: Số cán bộ được phỏng vấn trực tiếp là 40 người

(15 cán bộ huyện và 25 cán bộ ở các xã, các thôn điều tra. Đối tượng phỏng vấn là cán bộ lãnh đạo có liên quan đến công tác xóa đói giảm nghèo của địa phương như: các phòng ban của huyện, các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội có liên quan đến công tác xóa đói giảm nghèo.

+ Các thông tin thu thập: Ngoài phần thông tin chung về cá nhân người trả lời phỏng vấn (họ và tên, tuổi, giới tính, nghề nghiệp, các thông tin về nguồn lực của hộ, các chương trình giảm nghèo và mô hình giảm nghèo thành công) bảng hỏi còn được thiết kế gồm các câu hỏi liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đói của các hộ ở một số xã đặc biệt khó khăn sau: 1) Nhóm yếu tố về thể chế chính sách hỗ trợ của Nhà nước(các chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục, tín dụng; các chương trình giảm nghèo); (2) Nhóm các yếu tố liên quan đến địa phương (Tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương; cán bộ quản lý công tác xóa đói giảm nghèo; sự vào cuộc của các tổ chức hội, tổ chức chính trị ở địa phương trong công tác giảm nghèo); (3) Nhóm các yêu tố liên quan đến hộ (giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, dân tộc, số nhân khẩu, diện tích đất canh tác, khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật); (4) Nhóm các yếu tố khác (Năng lực hỗ trợ của cộng đồng trong công tác xóa đói giảm nghèo; Hỗ trợ của các tổ chức quốc tế; Mong muốn giảm nghèo của các hộ).

3.2.4. Phương pháp xử lý thông tin

Các thông tin thu thập được sau khi được kiểm tra, chuẩn hóa được nhập và xử lý bằng phần mềm tính toán Excel để tính toán các chỉ tiêu thống kê: các tham số thống kê cơ bản, so sánh các giá trị trung bình, lượng hóa giá trị mức độ hài lòng trong thang đo Likert.

3.2.5. Phương pháp phân tích thông tin

3.2.5.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được sử dụng trong việc mô tả điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế-xã hội của địa bàn nghiên cứu của địa bàn nghiên cứu, tình hình

kinh tế-xã hội của địa phương, đặc điểm của mẫu điều tra… sử dụng các chỉ tiêu như số bình quân, số phần trăm, đồ thị…

3.2.5.2. Phương pháp phân tích so sánh

Phương pháp này được được sử dụng trong phân tích các chỉ tiêu theo các mốc thời gian như: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2014- 2016; sự thay đổi số hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn nghiên cứu; so sánh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc thực hiện thành công giải pháp giảm nghèo.

3.2.5.3. Thang đo LIKERT

Thang đo LIKERT được sử dụng trong phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thực hiện giải pháp giảm nghèo cho một số xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Thang đo LIKERT được đánh giá theo 5 mức: Mức 1: Không ảnh hưởng gì Mức 2: Chỉ ảnh hưởng ở mức nhẹ Mức 3: Ảnh hưởng ở mức độ trung bình Mức 4: Ảnh hưởng ở mức độ mạnh Mức 5: Ảnh hưởng ở mức rất mạnh

Giá trị trung bình đối với thang đo được tính theo giá trị khoảng cách (Maximum-minimum)/n = (5-1)/5=0.8 giữa các mức đánh giá. Với thang đo 5 mức độ có thể cho biết các mức đánh giá như sau:

Với giá trị từ 1 đến 1,80 được đánh giá là không ảnh hưởng gì Với giá trị từ 1,81 đến 2,60 được đánh giá ảnh hưởng ở mức nhẹ

Với giá trị từ 2,61 đến 3,40 được đánh giá ảnh hưởng ở mức trung bình Với giá trị từ 3,41 đến 4,20 được đánh giá ảnh hưởng ở mức mạnh Với giá trị từ 4,21 đến 5 được đánh giá ảnh hưởng rất mạnh

Trong nghiên cứu này nghiên cứu đã sử dụng thang đo Likert cho điểm từ 1 đến 5 để đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thực hiện giải pháp giảm nghèo các yếu tố là:

Về nhóm yếu tố F1: Nhóm yếu tố về thể chế chính sách hỗ trợ của Nhà nước được đo lường bằng 5 biến quan sát đó là: 1) Chính sách hỗ trợ tín dụng, 2) Chính sách hỗ trợ y tế, 3) Chính sách hỗ trợ giáo dục, 4) Chính sách hỗ trợ

khác (nhà ở, nước sạch...), 5) Các chương trình giảm nghèo(chương trình 30a, chương trình 135, nhân rộng mô hình giảm nghèo)

Về nhóm yếu tố F2: Nhóm các yếu tố ảnh hưởng về triển khai thực hiện chính sách và chương trình giảm nghèo ở địa phương được đo bằng 4 quan sát: 1) Công tác tuyên truyền; 2) Năng lực của cán bộ địa phương; 3) Kết hợp, lồng ghép các chính sách và chương trình giảm nghèo; 4) Sự vào cuộc của các tổ chức hội, chính trị trong công tác tuyên truyền

Về nhóm yếu tố F3: Yếu tố về đặc điểm của hộ. Nhóm yếu tố này được đo bằng 3 quan sát: 1) Quy mô hộ; 2) Dân tộc; 3) Trình độ văn hóa, học vấn

Về nhóm yếu tố F4, nhóm yếu tố về khả năng tiếp cận chính sách, chương trình giảm nghèo của hộ: Nhóm yếu tố này được đo bằng 3 biến quan sát: a. quy mô sản xuất, b. Thủ tục phức tạp, khó khăn, c. Mong muốn thoát nghèo của hộ

Nhóm F5: Các yếu tố ảnh hưởng khác, nhóm này được đo bằng 2 quan sát: 1) Phát huy được lợi thế của địa phương trong phát triển kinh tế xã hội; 2) Phát triển liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

3.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu sử dụng trong đề tài

Trong nghiên cứu về giải pháp giảm nghèo cho hộ dân tộc thiểu số cần phải phân tích một số tiêu chí như thực trạng nghèo đói và các giải pháp giảm nghèo cho hộ DTTS; phân tích hiệu quả của các giải pháp giảm nghèo. Cụ thể như sau:

- Nhóm chỉ tiêu phân tích thực trạng nghèo đói và các giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số:

+ Diện tích đất đai, diện tích nhà ở bình quân, số khẩu, số lao động bình quân... của hộ nghèo dân tộc thiểu số.

+ Thu nhập bình quân của hộ nghèo, của người nghèo; cơ cấu giá trị sản xuất của hộ nghèo, cơ cấu thu nhập của hộ nghèo;

+ Tỷ lệ hộ nghèo/tổng số dân trong huyện; tỷ lệ giảm nghèo hàng năm trong huyện; Tỷ lệ tái nghèo hàng năm trong huyện;

+ Các giải pháp giảm nghèo đã triển khai, kết quả, hiệu quả thực hiện so với kế hoạch/ mục tiêu đề ra. Ngân sách chi trực tiếp/gián tiếp cho các giải pháp giảm nghèo hàng năm của huyện.

+ Số lượng vốn đã đầu tư thực hiện các giải pháp; mức độ cải thiện đời sống của hộ; tỷ lệ hộ thoát nghèo sau khi được hỗ trợ.

- Nhóm chỉ tiêu phân tích hiệu quả của các giải pháp giảm nghèo cho hộ dân tộc thiểu số:

+ Số lượng, tỷ lệ hộ nghèo được tiếp cận và thụ hưởng các giải pháp hỗ trợ giảm nghèo: Đào tạo nghề, khuyến nông, vay vốn, tạo việc làm mới, nước sạch, bảo hiểm y tế, sửa chữa nhà ở, miễn giảm học phí con cái.

+ Tỷ lệ ý kiến đánh giá của hộ nghèo về kết quả, hiệu quả của các giải pháp giảm nghèo.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI CỦA HỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG

4.1.1. Thực trạng nghèo đói chung trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

Trong 3 năm trở lại đây huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang có những bước tiến quan trọng trong công tác giảm nghèo, trong giai đoạn 2015 – 2017 tỷ lệ hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)