Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 31 - 33)

Phẩn 1 Mở đầu

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số

thiểu số

Thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo cần có sự chung tay góp sức của nhiều ngành và của toàn xã hội. Những giải pháp giảm nghèo cho các hộ DTTS có thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn hay không và có tác động như thế nào tới đời sống của người nghèo phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố cả chủ quan và khác quan:

Sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng và nhà nước: Đảng đưa ra những chính

sách về xóa đói giảm nghèo cho người nghèo trên phạm vi toàn quốc gia. Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng và Chính phủ, các địa phương tổ chức xây dựng các kế hoạch, chiến lược giảm nghèo cho người nghèo theo từng giai đoạn, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, phong tục tập quán của từng dân tộc. Mặt khác, Chính phủ chỉ đạo việc phân bổ cũng như huy động các nguồn lực cho giảm nghèo, đảm bảo thành công của thực hiện các chính sách và mang lại hiệu quả thiết thực không chỉ đối với người nghèo mà còn cho cả xã hội.

Sự phù hợp của các biện pháp giảm nghèo: dù nguồn lực đầu tư có lớn,

chủ trương đúng đắn nhưng kế hoạch dập khuân máy móc sẽ gây ra tình trạng kém hiệu quả trong thực hiện. Mỗi địa phương có một đặc điểm riêng biệt, các

giải pháp phù hợp sẽ đảm bảo tính thành công trong quá trình thực hiện và ngược lại. Để làm được việc này đòi hỏi cán bộ thực hiện công tác giảm nghèo cần có sự am hiểu về tình hình thực tế của địa phương cũng như phong tục tập quán, phân tích những mặt mạnh điểm yếu của địa phương trên cơ sở đó xây dựng các kế hoạch phù hợp.

Trình độ năng lực của cán bộ: cán bộ làm nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo

cần có sự hiểu biết về nhiều lĩnh vực. Sự am hiểu tình hình thực tế của cán bộ sẽ góp phần xây dựng các kế hoạch sát với tình hình thực tế, có tính khả thi và mang lại hiệu quả thiết thực. Bên cạnh đó cán bộ thực hiện giảm nghèo cần có tâm huyết và tinh thần trách nhiệm cao trong thực hiện các nhiệm vụ giảm nghèo được cấp trên giao phó.

Nguồn lực đầu tư: các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo cần nguồn

vốn rất lớn mà chủ yếu từ ngân sách Nhà nước. Nguồn vốn đủ, kịp thời sẽ tạo điều kiện thực hiện thắng lợi các kế hoạch, ngược lại nếu nguồn vốn không đủ hoặc chưa kịp thời sẽ ảnh hưởng tới thực hiện các chương trình, dự án giảm nghèo của địa phương. Tuy nhiên, cần có kế hoạch cụ thể theo từng giai đoạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả.

Tình hình phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng của địa phương: kinh tế xã

hội và cơ sở hạ tầng của địa phương phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện các giải pháp giảm nghèo. Điều kiện kinh tế phát triển góp phần cung cấp các nguồn lực cho thực hiện các giải pháp giảm nghèo, cơ sở hạ tầng phát triển sẽ tiết kiệm được nguồn vốn cho thực hiện các giải pháp khác.

Sự phối kết hợp giữa các cấp, các ngành: sự kết hợp giữa các ban ngành

trong thực hiện đảm bảo sự thành công cho các giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện. Sự phối kết hợp sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp trong thực hiện nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện, sự phân công nhiệm vụ rõ ràng giữa các ban ngành sẽ tạo điều kiện thực hiện các giải pháp một cách thuận lợi do sự quản lý theo ngành dọc. Bên cạnh đó, cần coi trọng công tác kiểm tra, giám sát cũng như đánh giá kết quả thực hiện các giải pháp để từ đó kịp thời điểu chỉnh những điểm chưa phù hợp và sửa chữa những điểm còn sai sót.

Ý thức của người nghèo: bản thân người nghèo có vai trò rất lớn trong sự

thành công hay thất bại của quá trình thực hiện các giải pháp giảm nghèo. Người nghèo có ý thức vượt nghèo và chủ động tham gia thực hiện sẽ giúp quá trình

thực hiện dễ dàng, ngược lại khi người nghèo có tâm lý ỷ lại, trông chờ và không hợp tác thì quá trình triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn, không phát huy hiệu quả. Cần có sự đoàn kết trong triển khai thực hiện các giải pháp và thực hiện xã hội hóa trong huy động các nguồn lực đầu tư cho giảm nghèo, đó là một yếu tố ảnh hưởng mạnh tới kết quả và hiệu quả của thực hiện các giải pháp giảm nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 31 - 33)