Hiện trạng hệ thống giao thông của huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 45 - 49)

Chỉ tiêu Chiều dài (km)

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1.Đường do TW, tỉnh quản lý 56 56 56

- Mới nâng cấp hoặc sửa chữa 7 10 17

-Đường xấu, xuống cấp 27 20 15

2.Đường do huyện quản lý 61,7 61,7 61,7

-Đã được trải nhựa 53,06 55,8 57

- Chưa được trải nhựa 8,64 11,9 4,7

3.Giao thông nông thôn 320 320 320

- Trải nhựa 8 12 15

- Đổ bêtông 192 200 165

- Lát gạch 50 58 20

-Chưa cứng hóa 70 50 20

Nguồn: Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Yên Thế (2018) Thực hiện công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nên những năm gần đây hệ thống giao thông của huyện đã và đang được quan tâm đầu tư, phát triển. Đã đầu tư nâng cấp 17 km đường tỉnh lộ 292, tính đến năm 2017, huyện có 56 km đường tỉnh lộ chạy qua; xây mới cầu Quỳnh - xã Xuân Lương và cầu Bến Trăm - xã Đông Sơn; đầu tư cải tạo, nâng cấp 11 công trình đường huyện, đường liên xã với tổng chiều dài trên 35 km theo tiêu chuẩn đường cấp 5, cấp 6; đầu tư cứng hoá 75,6

km đường trục xã, đường liên thôn, bản. Đến nay, 21/21 xã, thị trấn có đường nhựa hoặc đường bê tông qua trung tâm xã, ô tô các loại đã đến được các thôn, bản trong toàn huyện. Năm 2018 đường liên huyện là 61,7km, đường liên xã là 320km. Trong đó 100% đường tỉnh lộ đã được rải Appan, trên 90% đường liên huyện đã được trải nhựa và bê tông và 80% đường liên xã đã được cứng hóa. Đây là điều kiện quan trong giúp Yên Thế đi lên, phát triển toàn diện và bền vững nền kinh tế, giao lưu văn hóa và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm những năm tới.

- Hệ thống giáo dục

Bên cạnh đó huyện cũng tích cực quan tâm đến hệ thống giáo dục cho nhân dân trong huyện, đảm bảo cho việc xóa mù chữ, phổ cập giáo dục toàn huyện, nâng cao trình độ nhận thức cho người dân đặc biệt là những đồng bào dân tộc thiểu số quan tâm công tác đào tạo nghề, hướng nghiệp cho lao động nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn. Trên địa bàn toàn huyện có 64 trường học, trong đó: 21 trường Mầm non có 18 trường tiểu học, 03 trường Th và THCS, 18 trường THCS, 3 trường THPT và 01 trường Trung cấp Nghề. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT lên tới 99,33%. Điều này cho thấy hệ thống giáo dục của địa phương tương đối tốt, nâng cao tỷ lệ học sinh học đến THPT và đại học, từng bước đưa huyện ngày càng phát triển.

- Hệ thống y tế

Toàn huyện có hơn 29 cơ sở y tế, trong đó có 1 bệnh viện thuộc tuyến huyện, 7 phòng khám khu vực, 21 trạm y tế xã phường cùng với đó là những trang thiết bị hiện đại như giường bệnh, máy móc kĩ thuật, phục vụ cho việc khám chữa bệnh và hơn 200 cán bộ y tế làm việc.

3.1.2.4. Tình hình phát triển kinh tế

Trong điều kiện nền kinh tế trong nước đang được phục hồi, tình hình thời tiết thuận lợi tình hình kinh tế của huyện tiếp tục phát triển ổn định, đạt được những kết quả tích cực trên các lĩnh vực, cụ thể:

a. Lĩnh vực nông lâm nghiệp

Sản xuất nông nghiệp của huyện năm 2018 đạt kết quả khá tốt, triển khai nhiều biện pháp, giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa. An ninh lương thực được đảm bả, nhiều loại cây con hành hóa địa phương có thế mạnh được khai thác có hiệu quả như: Gà đồi, rừng kinh tế, chè, cây ăn quả,...

- Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 11.563ha/11.600 ha, đạt 99,68% KH và bằng 97,51% so với năm 2017. Sản lượng lương thực có hạt ước đạt 39.029 tấn, đạt 104,07% kế hoạch. Diện tích cây ăn quả được duy trì ổn định trên 4.700 ha sản lượng quả tươi ước đạt trên 20.000 tấn.

- Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; nâng cao năng suất, chất lượng rừng kinh tế được quan tâm chỉ đạo; tiếp tục khai thác có hiệu quả diện tích đất rừng sản xuất gắn với trồng rừng thâm canh bằng các giống cây tiến bộ đã qua khảo nghiệm trên địa bàn. Toàn huyện trồng mới 1.330 ha rừng tập trung; khai thác 1.149 ha rừng, sản lượng 92.000 m3 gỗ và 17.010 ster củi.

- Chăn nuôi: Tổng đàn gia cầm 4,3 triệu con; đàn trâu, bò: 10.916 con; đàn lợn là 92.000 con; đàn dê 8.500 con. Năm 2018 thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.

- Thuỷ sản: Tổng diện tích thủy sản 1.020 ha, sản lượng khai thác đạt 5.020 tấn, ngoài ra các hồ đập còn đảm bảo trữ nước phục vụ tưới tiêu và chống hạn cho diện tích lúa và hoa màu trên địa bàn huyện.

- Kinh tế trang trại, gia trại tiếp tục được phát triển và đóng góp vào kết quả tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp.

b. Sản xuất công nghiệp

Sản xuất công nghiệp năm 2018 chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực: May mặc xuất khẩu khoảng 3,05 triệu sản phẩm, sản xuất chế biến nông lâm sản, sản xuất vôi, mộc dân dụng và một số loại sản phẩm khác, các cơ sở sản xuất CN- TTCN trên địa bàn huyện hoạt động ổn định, giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho công nhân. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2018 ước đạt: 1.638 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng 175 tỷ đồng so với năm 2017.

Trong đó: + Công nghiệp 833 tỷ đồng;

+ Tiểu thủ công nghiệp: 805 tỷ đồng.

c. Thương mại, dịch vụ

- Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu bán lẻ ước đạt: 1.940 tỷ đồng bằng 77% so với năm 2017.

- Dịch vụ vận tải tiếp tục phát triển, đáp ứng nhu cầu vận chuyển, đi lại của nhân dân. Giá trị của các ngành dịch vụ đạt: 540 tỷ đồng bằng 100% kế hoạch năm, tương đương năm 2017.

Từ những kết quả trên chúng ta có thể thấy: Yên Thế có vị trí địa lý khá thuận lợi, có đường quốc lộ 17 và đường tỉnh lộ 292 chạy dọc theo chiều dài của huyện, là ngã ba giao cắt giữ ba tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn và Bắc Giang nên có điều kiện cho phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hóa, phát triển văn hóa, xã hội và giao lưu buôn bán.

Diện tích đất nông nghiệp chiếm tới 30,39%, địa hình dốc vừa phải, thuận lợi cho việc trồng các loại cây có hạt, cây ngũ cốc sử dụng làm đầu vào cho chăn nuôi. Năm 2018 tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 39.029 tấn, bằng 103,52% so với năm 2017. Diện tích đất sản xuất lâm nghiệp lớn có 14.619 ha, chiếm 48.53% chủ yếu là trồng các loại cây lấy gỗ.

Lực lượng lao động trong độ tuổi chiếm tỷ lệ tương đối lớn, đây là nguồn lực to lớn và cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Tuy nhiên, huyện có 2 thị trấn nhưng diện tích nhỏ hẹp không phù hợp để quy hoạch đô thị, phát triển kinh tế và thu hút đầu tư. Toàn huyện có 19 xã trong đó có 5 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn. Ngoài ra dân số phân bố không đều tạo ra những khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Các xã gần nhau có mật độ dân số lớn, lao động dư thừa nhiều, giải quyết việc làm cho số lao động này là rất thiết yếu. Các xã miền núi có mật độ dân số thấp, không đủ lao động để khai thác tiềm năng tự nhiên. Phần lớn số lao động phi nông nghiệp chưa được qua đào tạo, lao động thủ công nên năng suất lao động thấp dẫn tới việc phát triển ngành nghề gặp nhiều khó khăn.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 447/QĐ-UBDT công nhận xã, thôn đặc biệt khó khăn gồm: Đồng Hưu, Đồng Tiến, Tiến Thắng, là những xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Ngoài ra, các xã này đại diện cho 3 khu vực của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Trong đó xã Đồng Hưu và Tiến Thắng đã có những thành tựu đáng kể trong công tác giảm nghèo trong những năm gần đây. Xã Đồng Tiến tuy nhiều năm được đầu tư từ ngân sách Nhà nước và các chương trình của tỉnh trong việc hỗ trợ tuy nhiên công tác xóa đói giảm nghèo ở đây chưa thực sự hiệu quả.

36

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 45 - 49)