Chỉ tiêu
DNNN DN ngoài quốc doanh Hộ gia đình Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng ( DN) Tỷ lệ (%) Số lượng ( DN) Tỷ lệ (%)
1. Tác động của môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến KD của
khách hàng 12 34,3 3 8,6 5 25,0
- Bão, lũ, khí hậu làm mất mùa 7 58,3 2 66,7 3 60,0
- Dịch bệnh… 5 41,7 1 33,3 2 40,0
2. Sự biến động của thị trường 15 42,9 18 51,4 9 45,0
- Giá xăng, giá điện, giá vàng 4 26,7 8 44,4 5 55,6
- Giá vật liệu 6 40,0 6 33,3 3 33,3
- Giá bán sản phẩm 5 33,3 4 22,2 1 11,1
3. Luật và văn bản luật chồng
chéo khó thực hiện 18 51,4 14 40,0 6 30,0
35 100,0 35 100,0 20 100,0
Bảng 4.11 cho thấy mức độ rủi ro môi trường bên ngoài tác động ảnh hưởng sâu sắc nhất tới hoạt động kinh doanh của khách hàng chủ yếu là do: sự biến động của giá cả các yếu tố đầu vào cao làm cho doanh nghiệp kinh doanh bị thua lỗ nhất là các DNNN và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh từ 45% đến 60%. Sau đó là ảnh hưởng mưa, bão lũ và dịch bệnh, thiên tai thì chủ yếu là có ảnh hưởng đến kinh tế của các hộ gia đình là cao nhất với tỷ lệ 55%. Điều này dẫn đến các doanh nghiệp khó trả nợ cho ngân hàng đúng thời hạn. Do vậy mà tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng tăng.
* Rủi ro tín dụng từ phía khách hàng
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhiều khách hàng thấp, giá thành sản phẩm cao, doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng nên gặp rủi ro cao và kết quả là gây thiệt hại lớn cho vốn tín dụng. Vấn đề ở đây là việc kéo dài trong nhiều năm sự tồn tại của các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả. Thua lỗ kéo dài dẫn đến việc không thể hoàn trả được các khoản công nợ, nhất là các khoản nợ vay ngân hàng. Đây là loại nợ khó xử lý nhất vì nó bị tồn đọng trong nhiều năm, bản chất là đã mất vốn, không còn tài sản tương ứng với các khoản nợ này.
Mặc dù đã chuyển sang cơ chế vay trả, nhưng nhiều doanh nghiệp Nhà nước, nhiều công ty, tổng công ty vẫn còn mang nặng tư tưởng bao cấp, coi vốn vay là được cấp, ít nghĩ đến trách nhiệm trả nợ, nếu không trả được nợ thì đề nghị Nhà nước cho hoãn, giãn thời gian trả nợ, giảm lãi suất, khoanh nợ, xóa nợ...Khi vay vốn của ngân hàng để đầu tư thì hầu như không tài sản thế chấp mà thế chấp từ tài sản hình thành từ vốn vay, việc đăng ký giao dịch đảm bảo còn gặp rất nhiều trở ngại. Tình hình tài chính của nhiều doanh nghiệp không minh bạch gây ra khó khăn trong việc thẩm định đánh giá doanh nghiệp. Khi xét duyệt cho vay việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp chưa phản ánh được thực chất tình hình tài chính của doanh nghiệp do doanh nghiệp cung cấp các báo cáo tài chính không trung thực. Nhiều doanh nghiệp khi vay vốn gửi báo cáo tài chính cho ngân hàng đều có kết quả kinh doanh lãi tuy nhiên thực chất lại là lỗ.
+ Do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích so với phương án kinh doanh khi đề nghị vay vốn và kinh doanh thua lỗ:
Đa số các doanh nghiệp khi vay vốn Chi nhánh Thăng Long đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi. Để đảm bảo khả năng trả nợ theo như kế hoạch kinh doanh đã thẩm định, đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng nguồn vốn đã giải
ngân vào đúng mục đích kinh doanh đã giải trình thì mới đảm bảo vòng quay vốn và dòng tiền về đúng hạn trả nợ. Do vậy, sau khi giải ngân, Chi nhánh Thăng Long luôn yêu cầu các cán bộ tín dụng phải trực tiếp đi xuống doanh nghiệp, giám sát tình hình sử dụng vốn và làm báo cáo thực tế sử dụng vốn vốn vay của khách hàng để đảm bảo khả năng trả nợ.
Không ít khách hàng, khi được kiểm tra về việc sử dụng vốn sau khi vay cho biết một phần vốn vay đã sử dụng đúng vào hoạt động kinh doanh như đã thực hiện trong hợp đồng tín dụng; nhưng phần khác dùng cho mục đích sửa nhà, mua sắm vật dụng, thậm chí là tiêu xài cá nhân... Đến khi phần vốn đầu tư kinh doanh đã đền kỳ trả nợ thì không còn nguồn khác để trả nợ ngân hàng, hệ quả là phát sinh nợ xấu. Không những thế rủi ro do khách hàng kinh doanh thua lỗ, hàng hóa sản xuất ra không bán được. Do thay đổi của thị trường, doanh nghiệp vay vốn mua nguyên liệu đầu vào để sản xuất hay kinh doanh giá cao, đến khi đã nhập về kho rồi nhưng giá của nguyên vật liệu trên thị trường biến động giảm so với kế hoạch kinh doanh ban đầu làm cho doanh nghiệp bị thua lỗ. Có hai chọn lựa trong trường hợp này, một là doanh nghiệp sẽ bán hàng ra chịu lỗ cộng với bổ sung vốn tự có để trả nợ ngân hàng, hai là giữ hàng lại chờ giá lên mới bán ra, điều này không xác định được thời gian, nếu doanh nghiệp hết nguồn vốn tự có, sẽ dẫn đến nợ quá hạn. Đặc biệt là các lô hàng hình thành từ vốn vay thường có giá trị lớn. Khó có thể xoay chuyển trong thời gian ngắn để hoàn nợ ngân hàng. Cụ thể qua bảng 4.8 ta thấy: