Tỷ lệ nợ quá hạn theo thời gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh thăng long nhân hàng thương mại cổ phần bắc á (Trang 84)

Bảng 4.10 và đồ thị 4.6 cho thấy: Tổng NQH ngắn hạn giảm nhanh qua 3 năm từ năm 2013 là 89% xuống còn 48% năm 2015 điều đó chứng tỏ chất lượng các khoản cho vay ngắn hạn đã có sự cải thiện rõ rệt. Nhưng ngược lại tỷ trọng NQH trung, dài hạn lại có xu hướng tăng đột biến vào năm 2015, chứng tỏ Ngân hàng chưa đánh giá và quản lý sát sao đối với các khoản vay trung, dài hạn, kéo theo tỷ lệ NQH trung, dài hạn trên dư nợ trung, dài hạn năm 2015 cũng tăng đột biến là 2,08%, NQH trung, dài hạn ở đây chủ yếu là khoản nợ của các doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng, cho vay các hộ gia đình kinh doanh ở các làng nghề như phế liệu với số vốn cho vay 20 tỷ đồng/hộ gia đình phân kỳ trả nợ hàng tháng chủ yếu từ nguồn thu tiền bán hàng thường hay chậm trả nợ. Từ đó cho thấy thực trạng tín dụng tại Chi nhánh Thăng Long có vấn đề và đang tiếp tục bộc lộ những rủi ro tiềm ẩn.

4.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TẠI CHI NHÁNH THĂNG LONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á THĂNG LONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á

4.2.1. Kết quả thực hiện chính sách tín dụng tại chi nhánh Thăng Long ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á

Có thể khẳng định rằng tình hình quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh Thăng Long ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á hiện nay là đúng hướng và khá chất lượng

Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHTMCP Bắc Á đã có nhiều thay đổi tích cực. Thông qua sự thay đổi trong đường lối chính sách và phương hướng hoạt động kinh doanh đã tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng mạng lưới phục vụ và làm thay đổi đáng kể tình hình tài chính của Chi nhánh.

Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào toàn bộ hoạt động của hệ thống NH như các dịch vụ mang tính tự động hoá cao: dịch vụ thẻ, thanh toán điện tử liên NH, hệ thống lưu trữ và truyền số liệu nội bộ, hệ thống SWIFT, nhờ đó mà công tác quản lí và theo dõi nợ diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn.

Trong thời gian qua, hầu hết các văn bản liên quan đến chính sách quản lí rủi ro đã được quan tâm chỉnh sửa và cập nhật như hệ thống chấm điểm khách hàng định kì được xem xét lại 6 tháng một lần, các quyết định 234 và 296 về việc áp dụng thông tư số 02 và quyết định 18 của NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng…

Về đội ngũ cán bộ thực hiện công tác tín dụng và quản lí rủi ro tín dụng đều có trình độ đại học và trên đại học, hàng năm đều tổ chức các buổi học nghiệp vụ và kiểm tra nghiệp vụ của các bộ này. Đa số cán bộ đều là những người nhiệt tình, có trách nhiệm trong công tác. Chất lượng cán bộ cải thiện là một trong những nguyên nhân làm tăng chất lượng công tác quản lí rủi ro tín dụng của ngân hàng.

4.2.2. Thực trạng QLRR của chi nhánh Thăng Long ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á phần Bắc Á

4.2.2.1. Bộ máy tổ chức quản lý rủi ro

Hiên tại, chưa có mô hình rõ nét quy trình quản lý rủi ro tại Chi nhánh một cách có hệ thống, việc quản lý rủi ro được thực hiện thông qua chức năng nhiệm vụ của các phòng dưới sự chỉ đạo của Giám đốc Chi nhánh

- Phòng Tín dụng: thực hiện tiếp nhận hồ sơ và thẩm định khách hàng vay vốn; Tiếp nhận kết quả thẩm định dự án đầu tư từ phòng Tổng hợp và tổng hợp báo cáo kết quả thẩm định đệ trình Lãnh đạo chi nhánh quyết định cho vay. Thực hiện quản lý giải ngân vốn vay, tài sản bảo đảm tiền vay, thu hồi nợ vay và xử lý nợ vay.

- Phòng Tổng hợp: thực hiện thẩm định tính hiệu quả của dự án đầu tư vay vốn. Phối hợp với phòng Tín dụng trong việc định giá tài sản bảo đảm, huy động vốn. - Phòng Kiểm tra: thực hiện kiểm tra giám sát tính tuân thủ quy chế, quy trình nghiệp vụ của ngân hàng, pháp luật của Nhà nước qua các khâu của quá trình quản lý cho vay tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước (trước, trong và sau khi giải ngân vốn vay), đưa ra cảnh báo rủi ro để khắc phục.

- Giám đốc Chi nhánh là người quyết định cho vay, giải ngân, thu hồi nợ vay, xử lý nợ vay.

4.2.2.2. Các văn bản chế độ hướng dẫn, liên quan đến quản lý rủi ro

- Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng;

- Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2014;

- Thông tư số 14/2014/TT-NHNN ngày 20 tháng 5 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng;

- Quyết định số 22/VBHN-NHNN, ngày 04 tháng 06 năm 2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phong để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

4.2.2.3. Thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh Thăng Long ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á

a) Nhận diện rủi ro tín dụng

Nhận diện rủi ro tín dụng được thực hiện thông qua quá trình thao tác các nghiệp vụ của các phòng chuyên môn, chưa có bộ phận chuyên trách để xem xét đánh giá và công bố, đưa ra nguyên nhân tiềm ẩn về rủi ro, cụ thể:

Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp trong quá khứ và hiện tại, đưa ra đánh giá về tiềm lực tài chính, xu thế, và những tiềm ẩn rủi ro về năng

lực tài chính khách hàng. Việc thực hiện phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp chưa được thường xuyên, thực hiện trong quá trình thẩm định cho vay, quá trình giải ngân và quản lý vốn vay, đã cung cấp thông tin cần thiết cho lãnh đạo Chi nhánh quyết định cho vay và quản lý rủi ro vốn vay.

Giao tiếp với khách hàng và nội bộ Chi nhánh: thường xuyên có sự giao tiếp với khách hàng, theo dõi tình hình thực tế hoạt động của khách hàng để phát hiện những rủi ro tiềm ẩn của khách hàng, nhóm khách hàng và đưa ra biện pháp phòng ngừa kịp thời. Nội bộ các phòng, ban lãnh đạo Chi nhánh đã có trao đổi, nắm bắt thông tin, xác định nguyên nhân rủi ro và các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động cho vay vốn tín dụng phục vụ cho công tác điều hành quản lý rủi ro.

Nghiên cứu tổn thất rủi ro quá khứ, số liệu thống kê về rủi ro không thường xuyên. Quá trình QLRR Chi nhánh đã có xem xét đến những dữ liệu rủi ro của quá khứ, xác định nguyên nhân dẫn đến rủi ro khách hàng gặp phải; đồng thời có tính đến yếu tố xã hội, thời điểm, vị trí, vùng miền trong xem xét quyết định cho vay. Tuy nhiên việc theo dõi không thành hệ thống, thông tin rời rạc, chưa có đủ tính khoa học, nhiều khi dự báo, dự đoán mang tính cảm nhận của người quản trị.

* Rủi ro tín dụng do tác động từ môi trường bên ngoài

Do các nguyên nhân khách quan gồm:

+ Cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra gay gắt nên việc thu thập thông tin bị hạn chế, thiếu sự hợp tác giữa các ngân hàng.

Tâm lý sợ mất khách hàng dẫn đến không ít trường hợp các chi nhánh sử dụng nhiều biện pháp như: có một số khách hàng khả năng tài chính yếu kém, tình

hình sản xuất kinh doanh cầm chừng, kết quả kinh doanh có lãi thấp hoặc lỗ, vốn lưu động ròng âm, khả năng cạnh tranh trên thị trường yếu.... nhưng chi nhánh Chi nhánh Thăng Long vẫn cho vay, thậm chí có nhiều chi nhánh buông lõng trong khâu xét duyệt cho vay như đánh giá sơ sài về hiệu quả dự án, phương án sản xuất kinh doanh, không thường xuyên giám sát vốn vay, đặc biệt là những khách hàng có trụ sở giao dịch ngoài địa bàn hoạt động và có quan hệ với nhiều ngân hàng. Từ đó, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Một vài chi nhánh trong hệ thống NHTM CP Bắc Á sau một thời gian thành lập đã bộc lộ tỷ lệ nợ quá hạn cao trong toàn hệ thống. Đây cũng là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại chi nhánh Thăng Long.

+ Do cạnh tranh nên nhiều khi phải giữ khách hàng bằng cách nâng hạn mức cho vay, giảm tỷ lệ Tài sản bảo đảm/Dư nợ vay, hạ lãi suất cho vay, yêu cầu công tác thẩm định phải diễn ra càng nhanh càng tốt…

+ Hoạt động tín dụng chịu sự chi phối của pháp luật và các văn bản dưới luật vẫn còn nhiều chồng chéo, không rõ ràng. Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi và sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương.

Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật, văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng.

Tuy nhiên, luật và các văn bản đã có song việc triển khai vào hoạt động ngân hàng thì lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiều vướng mắc bất cập như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ. Những văn bản này đều có quy định: Trong những hợp khách hàng không trả được nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay. Trên thực tế, các NHTM không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lý hoặc việc chuyển tài sản đảm bảo nợ vay để Tòa án xử lý qua con đường tố tụng… cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng NHTM không thể giải quyết được nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng.

Tại Chi nhánh Thăng Long, bộ phận xử lý nợ hiện đang thụ lý nhiều hồ sơ nợ quá hạn cần xử lý, phát mãi tài sản đảm bảo nhưng tiến độ thực hiện đang gặp rất nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian.

+ Do nền kinh tế suy thoái có nhiều biến động: như lạm phát giá vàng, xăng

dầu, vật liệu, ... biến động tăng cao ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Do sự thay đổi của môi trường tự nhiên như thiên tai, dịch bệnh, bão lụt gây tổn thất cho khách hàng vay vốn kinh doanh.

Việt nam là nước nông nghiệp có thế mạnh về các mặt hàng nông sản như: gạo, cà phê, cao su, tiêu, điều, mì lát... có tỷ trọng xuất khẩu cao hàng năm. Bên cạnh đó là ngành nghề chăn nuôi gia cầm,gia súc, chăn nuôi và chế biến thủy hải sản. Đặc điểm của những ngành nghề này là nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết và dịch bệnh. Đặc biệt, trong hai năm 2013 và 2015 vừa qua, bên cạnh dịch cúm gia cầm gây những tổn thất nặng nề cho các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm, một loạt các cơn bão đã tàn phá khu vực miền Bắc, miền Trung, miền Nam gây ra những tổn thất nặng nề về kinh tế.

Các hộ gia đình, các doanh nghiệp vay vốn tại các NHTM Việt Nam để kinh doanh nông sản, xây dựng bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bảo lụt, dịch bệnh đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc trả nợ vay. NHTM Việt Nam buộc phải khoanh nợ, gia hạn thời gian trả nợ hay cho vay tiếp để khách hàng vay có nguồn trả nợ. Cụ thể những rủi ro này được tổng hợp điều tra thực tế qua bảng 4.11 như sau:

Bảng 4.11. Rủi ro do tác động của môi trường bên ngoài

Chỉ tiêu

DNNN DN ngoài quốc doanh Hộ gia đình Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng ( DN) Tỷ lệ (%) Số lượng ( DN) Tỷ lệ (%)

1. Tác động của môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến KD của

khách hàng 12 34,3 3 8,6 5 25,0

- Bão, lũ, khí hậu làm mất mùa 7 58,3 2 66,7 3 60,0

- Dịch bệnh… 5 41,7 1 33,3 2 40,0

2. Sự biến động của thị trường 15 42,9 18 51,4 9 45,0

- Giá xăng, giá điện, giá vàng 4 26,7 8 44,4 5 55,6

- Giá vật liệu 6 40,0 6 33,3 3 33,3

- Giá bán sản phẩm 5 33,3 4 22,2 1 11,1

3. Luật và văn bản luật chồng

chéo khó thực hiện 18 51,4 14 40,0 6 30,0

35 100,0 35 100,0 20 100,0

Bảng 4.11 cho thấy mức độ rủi ro môi trường bên ngoài tác động ảnh hưởng sâu sắc nhất tới hoạt động kinh doanh của khách hàng chủ yếu là do: sự biến động của giá cả các yếu tố đầu vào cao làm cho doanh nghiệp kinh doanh bị thua lỗ nhất là các DNNN và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh từ 45% đến 60%. Sau đó là ảnh hưởng mưa, bão lũ và dịch bệnh, thiên tai thì chủ yếu là có ảnh hưởng đến kinh tế của các hộ gia đình là cao nhất với tỷ lệ 55%. Điều này dẫn đến các doanh nghiệp khó trả nợ cho ngân hàng đúng thời hạn. Do vậy mà tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng tăng.

* Rủi ro tín dụng từ phía khách hàng

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhiều khách hàng thấp, giá thành sản phẩm cao, doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng nên gặp rủi ro cao và kết quả là gây thiệt hại lớn cho vốn tín dụng. Vấn đề ở đây là việc kéo dài trong nhiều năm sự tồn tại của các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả. Thua lỗ kéo dài dẫn đến việc không thể hoàn trả được các khoản công nợ, nhất là các khoản nợ vay ngân hàng. Đây là loại nợ khó xử lý nhất vì nó bị tồn đọng trong nhiều năm, bản chất là đã mất vốn, không còn tài sản tương ứng với các khoản nợ này.

Mặc dù đã chuyển sang cơ chế vay trả, nhưng nhiều doanh nghiệp Nhà nước, nhiều công ty, tổng công ty vẫn còn mang nặng tư tưởng bao cấp, coi vốn vay là được cấp, ít nghĩ đến trách nhiệm trả nợ, nếu không trả được nợ thì đề nghị Nhà nước cho hoãn, giãn thời gian trả nợ, giảm lãi suất, khoanh nợ, xóa nợ...Khi vay vốn của ngân hàng để đầu tư thì hầu như không tài sản thế chấp mà thế chấp từ tài sản hình thành từ vốn vay, việc đăng ký giao dịch đảm bảo còn gặp rất nhiều trở ngại. Tình hình tài chính của nhiều doanh nghiệp không minh bạch gây ra khó khăn trong việc thẩm định đánh giá doanh nghiệp. Khi xét duyệt cho vay việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp chưa phản ánh được thực chất tình hình tài chính của doanh nghiệp do doanh nghiệp cung cấp các báo cáo tài chính không trung thực. Nhiều doanh nghiệp khi vay vốn gửi báo cáo tài chính cho ngân hàng đều có kết quả kinh doanh lãi tuy nhiên thực chất lại là lỗ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh thăng long nhân hàng thương mại cổ phần bắc á (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)