Cơ cấu nợ quá hạn tín dụng phân theo ngành nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh thăng long nhân hàng thương mại cổ phần bắc á (Trang 78)

Qua bảng 4.6 và đồ thị 4.2 cho thấy: NQH và tỷ lệ NQH/dư nợ trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2013 là 53,8% lên 67,8% năm 2015 trên tổng NQH, Tỷ lệ NQH ngành công nghiệp, xây dựng trên dư nợ ngành công nghiệp, xây dựng là 1,47%. Qua 3 năm NQH trong lĩnh vực này cũng có tốc độ tăng mạnh nhất so với các ngành khác. Mà đây lại là khách hàng cho vay quen và lâu dài của Chi nhánh Thăng Long song rủi ro ở lĩnh vực này cũng rất cao. Điều này là do cho vay xây dựng, chủ yếu là cho vay kinh doanh bất động sản. Đến nay, tỷ lệ cho vay lĩnh vực bất động sản đã gần sát mức khống chế của Hội đồng quản trị (10%) và trong thời gian vừa qua NHTM đã phê duyệt khá nhiều dự án bất động sản có mức vay lớn. Đây là một thị trường có sự biến động mạnh và tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Chủ yếu dư nợ cho vay dài hạn nên việc lường trước rủi ro khá khó khăn, khi thị trường bất động sản “đóng băng” thì khả năng thu hồi vốn vay bị ảnh hưởng mạnh.

4.1.4.4. Tình hình nợ quá hạn tín dụng theo nhóm

Theo Quyết định số 4426/NHPT-XLN ngày 22/8/2010 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam về việc phân loại nợ, đối với nợ quá hạn trong cho vay tín dụng được chia làm 5 nhóm: Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn; Nhóm 2: nợ cần chú ý; Nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn; Nhóm 4: nợ nghi ngờ; Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn.

Theo Quyết định nêu trên, phân loại nợ các năm 2013-2015 tại Chi nhánh cụ thể như sau: Bảng 4.7. Tình hình nợ quá hạn theo nhóm Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh (%) SL (tỷ.đ) (%) CC (tỷ.đ) SL (%) CC (tỷ.đ) SL (%) CC 2014/ 2013 2015/2014 BQ Tổng dư NQH 2,357 100 6,498 100 13,483 100 275,7 207,5 241,6 Nhóm 2 ( Nợ qúa hạn đến 90 ngày) 2,0047 85,05 6,044 93,1 12,776 94,8 301,5 211,4 256,4 Nhóm 3 (NQH từ 91 đến 180 ngày) 0,0123 0,52 0,044 0,68 0,131 0,97 357,7 297,7 327,7 Nhóm 4 (NQH từ 181 đến 360 ngày) 0,19 8,06 0,23 3,54 0,389 2,89 121,1 169,1 145,1 Nhóm 5 (NQH trên 360 ngày) 0,15 6,36 0,18 2,77 0,187 1,39 120,0 103,9 111,9

0 2 4 6 8 10 12 14 Nhóm 2 ( Nợ qúa hạn đến 90 ngày) Nhóm 3 (NQH từ 91 đến 180 ngày) Nhóm 4 (NQH từ 181 đến 360 ngày) Nhóm 5 (NQH trên 360 ngày) Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Đồ thị 4.3. Tỷ lệ nợ quá hạn theo nhóm

Tổng dư NQH có xu hướng tăng nhanh từ 2,357 tỷ đồng năm 2013 đến năm 2015 là 13,483 tỷ đồng. Chứng tỏ hoạt động tín dụng của Chi nhánh là chưa tốt.

Điều này là do nhóm nợ 2 (Nợ cần chú ý) tăng từ 2,0047 tỷ đồng năm 2013 lên 12,776 tỷ đồng năm 2015 với tỷ lệ tăng bình quân là 170%.

Tuy nhiên nhóm nợ 5 (Nợ có khả năng mất vốn) lại có xu hướng giảm từ 6,36% năm 2013 xuống còn 1,39% . Đây là một xu hướng tốt bởi dư nợ cho vay năm 2015 của chi nhánh tăng.

Bảng 4.7 và đồ thị 4.3 cho thấy. NQH đến 90 ngày có khả năng thu hồi có xu hướng tăng qua các năm cùng với sự gia tăng dư nợ tín dụng.

4.1.4.5. Tình hình nợ quá hạn tín dụng theo tính chất đảm bảo trong cho vay

Để làm rõ hơn về mức độ rủi ro trong hoạt động cho vay tín dụng ta cần xem xét đánh giá thông qua các chỉ tiêu như bảng 4.8 và đồ thị số 4.4.

Bảng 4.8. Tình hình nợ quá hạn theo tính chất đảm bảo trong cho vay Chỉ tiêu Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh(%) SL (tỷ.đ) CC (%) SL (tỷ.đ) CC (%) SL (tỷ.đ) CC (%) 14/ 13 15/ 14 BQ Tổng NQH 2,357 100 6,498 100 13,483 100 304 226 265 NQH có TSĐB 0,829 35,17 1,754 26,93 2,325 34 211 132 171 NQH không có TSĐB 1,528 64,82 4,748 73,07 6,870 66 310 145 277 NQH có TSBĐ/ dư nợ có TSBĐ 0,165 0,55 0,8 NQH không có TSBĐ/ dư nợ không có TSBĐ 0,59 0,9 1,06 0 1 2 3 4 5 6 7 Có tài sản đảm bảo Không có tài sản đảm bảo Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Tỷ trọng NQH không có tài sản bảo đảm tuy có giảm qua các năm nhưng lại chiếm tỷ trọng khá cao trên tổng NQH. Xét về doanh số thì NQH không có tài sản bảo đảm tăng rất nhanh, đặc biệt năm 2015 tăng từ 4,748 tỷ đồng lên 6,870 tỷ đồng so với năm 2014 tăng 134%.

Điều này là do những năm gần đây nền kinh tế trên thế giới nói chung và trong nước nói riêng bị suy thoái, có nhiều biến động về giá vàng, tỷ giá ngoại tệ, giá xăng dầu, vật liệu xây dựng, sắt thép phân bón cùng với thiên tai dịch bệnh làm cho chi phí sản xuất tăng lên, tiêu thụ sản phẩm khó khăn hơn, hoạt động tín dụng đứng trước nhiều rủi ro.

Tỷ lệ NQH cho vay không có tài sản bảo đảm trên dư nợ không có tài sản bảo đảm ở năm nào cũng cao hơn tỷ lệ NQH có tài sản bảo đảm trên dư nợ có tài sản bảo đảm. Điều này cho thấy chi nhánh cần phải chú trọng hơn nữa vấn đề tài sản đảm bảo trong hoạt động cho vay.

4.1.4.6. Tình hình nợ quá hạn tín dụng theo thành phần kinh tế

Với sự phát triển của nền kinh kế, cùng với những nỗ lực không ngừng của mình, bám sát chiến lược đổi mới đã được HĐQT thông qua ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Thăng Long đã đạt được những thành công trên tất cả các lĩnh vực hoạt động. Trong giai đoạn 2013 – 2015, ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Thăng Long đã đạt được những thành công đáng kể trong công tác huy động vốn cũng như cho vay. Đặc biệt trong lĩnh vực cho vay, Chi nhánh đã đẩy mạnh tăng trưởng cả về quy mô và đa dạng hóa các sản phẩm cho vay. Lượng khách hàng tín dụng của khách hàng khá đa dạng từ các doanh nghiệp tư nhân, các công ty cổ phần, công ty TNHH cho đến hộ gia đình và cá thể trên địa bàn quận Thanh Xuân hay trên các quận huyện khác của Thành phố Hà Nội.

Bảng 4.9 và đồ thị 4.5 cho thấy rằng NQH thuộc thành phần kinh tế nhà nước và ngoài nhà nước có xu hướng giảm qua các năm, nhưng kinh tế hộ gia đình cá thể lại có xu hướng tăng và chiếm tỷ trọng cao nhất. Điều này phản ánh hoạt động cho vay lĩnh vực kinh tế ngoài nhà nước được quản lý tốt nhưng bên cạnh đó thì kinh tế các hộ gia đình hãy còn chưa tốt; qua 3 năm NQH thành phần kinh tế hộ sản xuất kinh doanh cá thể có xu hướng tăng từ 1,975 tỷ đồng năm 2013 lên 5,56 tỷ đồng năm 2014 và tới năm 2015 là 11,479 tỷ đồng. Do chu kỳ hoạt động kinh doanh của các hộ gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn.

Bảng 4.9. Tình hình NQH theo thành phần kinh tế của chi nhánh qua 3năm của chi nhánh qua 3năm

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh (%) SL (tỷ.đ) CC (%) SL (tỷ.đ) CC (%) SL (tỷ.đ) CC (%) 14/ 13 15/14 BQ Tổng NQH 2,357 100 6,498 100 13,483 100 276 207 242 Kinh tế nhà nước 0,15 6,36 0,373 5,74 0,656 4,87 249 176 212

Kinh tế ngoài nhà nước 0,232 9,84 0,565 8,69 1,348 10,00 244 239 241 Kinh tế hộ gia đình

cá thể 1,975

83,7

9 5,56 85,56 11,479 85,14 282 206 244

Nguồn báo cáo NQH của Chi nhánh Thăng Long

0 2 4 6 8 10 12

Kinh tế nhà nước Kinh tế ngoài nhà nước

Kinh tế hộ gia đình

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Đồ thị 4.5. tỷ lệ nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

Nhưng điều này phản ánh định hướng của chi nhánh Thăng Long trong việc chuyển dịch cơ cấu cho vay đối với mọi thành phần kinh tế và đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ thành phần kinh tế ngoài nhà nước.

4.1.4.7. Tình hình nợ quá hạn tín dụng theo thời gian

Trong hoạt động tín dụng do hình thức luân chuyển vốn khác nhau vì vậy thời gian cho vay khác nhau. Dựa vào thời gian cho vay hoạt động tín dụng được phân thành ba loại: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, việc phân loại này cũng giúp Ngân hàng thấy được NQH chủ yếu tập trung ở cho vay ngắn hạn hay trung hạn và dài hạn. Từ đó, ngân hàng cân đối lại các hình thức cho vay theo thời hạn và các biện pháp quản lý nợ, hạn chế rủi ro tín dụng.

Bảng 4.10. Tình hình NQH theo thời gian của chi nhánh qua 3 năm

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh (%) SL (tỷ.đ) CC (%) SL (tỷ.đ) CC (%) SL (tỷ.đ) CC (%) 14/ 13 15/ 14 BQ Tổng NQH 2,357 100 6,498 100 13,483 100 275,7 207,5 241,6 NQH ngắn hạn 2,116 89 3,481 78 4,848 48 312 139 226 Dư nợ ngắn hạn 325 82 466 75 799 76 153 172 163 NQH trung, dài hạn 0,352 24 0,982 22 5,252 52 279 535 407

Dư nợ trung, dài hạn 62 17 149 25 253 24 240 170 205

Tỷ lệ NQH ngắn

hạn/Dư nợ ngắn hạn 0,37 0,75 0,61

Tỷ lệ NQH dài hạn

/Dư nợ dài hạn 0,57 0,66 2,08

Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của Chi nhánh Thăng Long

0 1 2 3 4 5 6 NQH ngắn hạn NQH trung, dài hạn Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Bảng 4.10 và đồ thị 4.6 cho thấy: Tổng NQH ngắn hạn giảm nhanh qua 3 năm từ năm 2013 là 89% xuống còn 48% năm 2015 điều đó chứng tỏ chất lượng các khoản cho vay ngắn hạn đã có sự cải thiện rõ rệt. Nhưng ngược lại tỷ trọng NQH trung, dài hạn lại có xu hướng tăng đột biến vào năm 2015, chứng tỏ Ngân hàng chưa đánh giá và quản lý sát sao đối với các khoản vay trung, dài hạn, kéo theo tỷ lệ NQH trung, dài hạn trên dư nợ trung, dài hạn năm 2015 cũng tăng đột biến là 2,08%, NQH trung, dài hạn ở đây chủ yếu là khoản nợ của các doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng, cho vay các hộ gia đình kinh doanh ở các làng nghề như phế liệu với số vốn cho vay 20 tỷ đồng/hộ gia đình phân kỳ trả nợ hàng tháng chủ yếu từ nguồn thu tiền bán hàng thường hay chậm trả nợ. Từ đó cho thấy thực trạng tín dụng tại Chi nhánh Thăng Long có vấn đề và đang tiếp tục bộc lộ những rủi ro tiềm ẩn.

4.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TẠI CHI NHÁNH THĂNG LONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á THĂNG LONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á

4.2.1. Kết quả thực hiện chính sách tín dụng tại chi nhánh Thăng Long ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á

Có thể khẳng định rằng tình hình quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh Thăng Long ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á hiện nay là đúng hướng và khá chất lượng

Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHTMCP Bắc Á đã có nhiều thay đổi tích cực. Thông qua sự thay đổi trong đường lối chính sách và phương hướng hoạt động kinh doanh đã tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng mạng lưới phục vụ và làm thay đổi đáng kể tình hình tài chính của Chi nhánh.

Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào toàn bộ hoạt động của hệ thống NH như các dịch vụ mang tính tự động hoá cao: dịch vụ thẻ, thanh toán điện tử liên NH, hệ thống lưu trữ và truyền số liệu nội bộ, hệ thống SWIFT, nhờ đó mà công tác quản lí và theo dõi nợ diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn.

Trong thời gian qua, hầu hết các văn bản liên quan đến chính sách quản lí rủi ro đã được quan tâm chỉnh sửa và cập nhật như hệ thống chấm điểm khách hàng định kì được xem xét lại 6 tháng một lần, các quyết định 234 và 296 về việc áp dụng thông tư số 02 và quyết định 18 của NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng…

Về đội ngũ cán bộ thực hiện công tác tín dụng và quản lí rủi ro tín dụng đều có trình độ đại học và trên đại học, hàng năm đều tổ chức các buổi học nghiệp vụ và kiểm tra nghiệp vụ của các bộ này. Đa số cán bộ đều là những người nhiệt tình, có trách nhiệm trong công tác. Chất lượng cán bộ cải thiện là một trong những nguyên nhân làm tăng chất lượng công tác quản lí rủi ro tín dụng của ngân hàng.

4.2.2. Thực trạng QLRR của chi nhánh Thăng Long ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á phần Bắc Á

4.2.2.1. Bộ máy tổ chức quản lý rủi ro

Hiên tại, chưa có mô hình rõ nét quy trình quản lý rủi ro tại Chi nhánh một cách có hệ thống, việc quản lý rủi ro được thực hiện thông qua chức năng nhiệm vụ của các phòng dưới sự chỉ đạo của Giám đốc Chi nhánh

- Phòng Tín dụng: thực hiện tiếp nhận hồ sơ và thẩm định khách hàng vay vốn; Tiếp nhận kết quả thẩm định dự án đầu tư từ phòng Tổng hợp và tổng hợp báo cáo kết quả thẩm định đệ trình Lãnh đạo chi nhánh quyết định cho vay. Thực hiện quản lý giải ngân vốn vay, tài sản bảo đảm tiền vay, thu hồi nợ vay và xử lý nợ vay.

- Phòng Tổng hợp: thực hiện thẩm định tính hiệu quả của dự án đầu tư vay vốn. Phối hợp với phòng Tín dụng trong việc định giá tài sản bảo đảm, huy động vốn. - Phòng Kiểm tra: thực hiện kiểm tra giám sát tính tuân thủ quy chế, quy trình nghiệp vụ của ngân hàng, pháp luật của Nhà nước qua các khâu của quá trình quản lý cho vay tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước (trước, trong và sau khi giải ngân vốn vay), đưa ra cảnh báo rủi ro để khắc phục.

- Giám đốc Chi nhánh là người quyết định cho vay, giải ngân, thu hồi nợ vay, xử lý nợ vay.

4.2.2.2. Các văn bản chế độ hướng dẫn, liên quan đến quản lý rủi ro

- Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng;

- Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2014;

- Thông tư số 14/2014/TT-NHNN ngày 20 tháng 5 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng;

- Quyết định số 22/VBHN-NHNN, ngày 04 tháng 06 năm 2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phong để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

4.2.2.3. Thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh Thăng Long ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á

a) Nhận diện rủi ro tín dụng

Nhận diện rủi ro tín dụng được thực hiện thông qua quá trình thao tác các nghiệp vụ của các phòng chuyên môn, chưa có bộ phận chuyên trách để xem xét đánh giá và công bố, đưa ra nguyên nhân tiềm ẩn về rủi ro, cụ thể:

Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp trong quá khứ và hiện tại, đưa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh thăng long nhân hàng thương mại cổ phần bắc á (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)