Những nguyên nhân rủi ro do ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh thăng long nhân hàng thương mại cổ phần bắc á (Trang 96 - 100)

Chỉ tiêu

DNNN DN ngoài quốc doanh Hộ gia đình Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

1. Rủi ro do hệ thống kiểm tra,

kiểm soát nội bộ còn yếu 11 31,4 13 37,1 7 35,0

2. Kiểm soát khoản vay chưa

thương xuyên 12 34,3 9 25,7 8 40,0

- Do thu thập, xử lý thông tin

chưa hiệu quả. 5 41,7 3 33,3 3 37,5

- Chưa trực tiếp đến kiểm tra

tình hình sử dụng vốn vay 7 58,3 6 66,7 5 62,5

3. Do cán bộ làm sai 5 14,3 4 11,4 5 25,0

- Gia hạn, điều chỉnh vốn vay

của KH theo ý chủ quan. 1 20,0 2 50,0 2 40,0

- Kéo dài thời gian thẩm định

và đề xuất cho vay 2 40,0 1 25,0 1 20,0

- Cho vay một DN với nhiều

món vay 2 40,0 1 25,0 2 40,0

4. Do không thực hiện đúng

quy chế quy trình tín dụng 7 20,0 9 25,7 2 10,0

- Không thực hiện chấm điểm

tín dụng KH 2 28,6 2 22,2 1 50,0

- Sai quy trình tín dụng 3 42,9 3 33,3 1 50,0

- Cho vay trên cơ sở TSBĐ 2 28,6 4 44,4 0 0,0

Tổng 35 100 35 100 20 100

Qua bảng 4.14 tổng hợp các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng từ DN vay vốn cho thấy nguyên nhân dẫn đến rủi ro lớn nhất là nhóm nguyên nhân do Chi nhánh thực hiện không đúng quy chế quy trình tín dụng chiếm 45% : Trong đó hộ gia đình chiểm tỷ lệ cao nhất 60%; sau đó là DNNN chiểm tỷ lệ 47%. Điều này chứng tỏ việc thực hiện quy trình tín dụng của chi nhánh vẫn chưa được tốt. Nguyên nhân rủi ro thứ hai đó là ngân hàng kiểm soát các khoản vay chưa thường xuyên. Nhất là đối với các DNNN chiếm tỷ lệ 36% và sau đó là DN ngoài nhà nước chiểm tỷ lệ 33%. Vì vậy dẫn đến nợ quá hạn đã xảy ra.

b) Thẩm định hồ sơ cho vay vốn tín dụng

Sau khi thẩm định hồ sơ vay vốn chi nhánh xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật, cụ thể.

* Đối với pháp nhân Việt Nam, phải có năng lực pháp luật dân sự.

+ Có quyết định thành lập (nếu có), có giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và có giấy phép hành nghề của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (nếu có) và đang còn hiệu lực pháp lý, có điều lệ về tổ chức và hoạt động, có vốn điều lệ, có quyết định bổ nhiệm người điều hành cao nhất của pháp nhân.

+ Người đại diện vay vốn của pháp nhân phải phù hợp với quy định của pháp luật và điều lệ về tổ chức và hoạt động của pháp nhân.

+ Trường hợp khách hàng vay vốn là đơn vị thành viên hoạch toán phụ thuộc của pháp nhân thì phải được pháp nhân có văn bản uỷ quyền vay vốn tại Chi nhánh đồng thời chịu trách nhiệm trả nợ khi đơn vị phụ thuộc không trả được nợ vay. Văn bản uỷ quyền thực hiện theo mẫu của ngân hàng ngoại thương đính kèm văn này.

* Đối với Công ty hợp danh Việt Nam, các thành viên của Công ty hợp danh phải có các điều kiện sau:

+ Năng lực hành vi dân sự đầy đủ: từ 18 tuổi trở lên và không bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.

* Đối với doanh nghiệp tư nhân, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác Việt Nam, thì chủ doanh nghiệp tư nhân, cá nhân, đại diện hộ gia đình, đại diện tổ hợp tác phải có:

+ Năng lực pháp luật dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.

+ Năng lực hành vi dân sự đầy đủ: từ 18 tuổi trở lên và không bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.

* Đối với pháp nhân, cá nhân nước ngoài.

+ Chi nhánh chỉ xem xét cho vay đối với các pháp nhân nước ngoài có giấy phép hoạt động tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp hoặc được phép thực hiện các phương án, dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại Việt Nam như các doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư BT, BOT,…tại Việt Nam.

+ Đối với cá nhân nước ngoài: có hộ chiếu, giấy phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam nhưng thời hạn cư trú còn lại không được ít hơn thời hạn vay vốn.

+ Ngoài các điều kiện nêu trên, pháp nhân, cá nhân nước ngoài phải có năng lực pháp luật dân sự, và năng lực hành vi dân sự, theo quy định pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ Luật dân sự của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định.

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ đúng thời hạn cam kết.

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.

- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính Phủ, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của NHNT.

Sau khi thẩm định tư cách pháp nhân của hồ sơ vay vốn chi nhánh và khách hàng căn cứ vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của NH để thoả thuận về thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ cho phù hợp. Đối với các tổ chức Việt Nam và nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam, đối với cá nhân nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn còn lại được phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam. Từ đó ngân hàng quyết định xem khách hàng có thể được vay ở thời hạn đến 12 tháng hay là thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng hay là thời hạn từ trên 60 tháng trở lên.

Lãi suất cho vay có thể cố định trong suốt thời hạn cho vay hoặc có thể điều chỉnh theo từng thời điểm.

Mức cho vay được xác định dựa trên cơ sở nhu cầu vay vốn của các ngành, khả năng trả nợ của khách hàng vay và khả năng nguồn vốn của NH. Căn cứ tình hình tài chính, mức độ tín nhiệm của khách hàng, tính khả thi, hiệu quả của dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phục vụ đời sống, tài sản bảo đảm (nếu có), chi nhánh quyết định việc khách hàng vay không có hoặc phải có vốn tự có tham gia vào phương án, dự án vay vốn.

Chi nhánh phải tuân thủ các quy định về giới hạn tín dụng đối với khách hàng, nhóm khách hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, của NHNNVN.

Thẩm định hồ sơ vay vốn tín dụng tại chi nhánh Thăng Long ngân hàng thương mại Cổ phần Bắc Á nhằm mục tiêu đánh giá chính xác được khả năng trả nợ của khách hàng. Thẩm định tài chính để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng nhưng việc thẩm định này chỉ có thể đánh giá được trong quá khứ và hiện tại trong khi việc thu nợ lại xảy ra trong tương lai.

Trong 3 năm qua từ năm 2013 – 2015 chi nhánh Thăng Long đã tiếp nhận được tổng số hồ sơ vay vốn như sau năm 2015 tiếp nhận được 1.661 hồ sơ xin vay vốn, năm 2014 tiếp nhận 1.302 hồ sơ còn năm 2013 tiếp nhận 1.160 hồ sơ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh thăng long nhân hàng thương mại cổ phần bắc á (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)