TT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
1 Doanh nghiệp nhà nước 10 20 25
1.1 Khách hàng không có đủ tư cách và năng lực vay vốn 2 5 7
1.2 Khách hàng không có khả năng tài chính 3 4 5
1.3 Mục đích vay vốn không hợp pháp 4 2 3
1.4 Dự án, phương án sản xuất kinh doanh không khả thi về mặt kỹ thuật 1 9 10
2 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 27 32 36
2.1 Khách hàng không có đủ tư cách và năng lực vay vốn 5 14 15
2.2 Khách hàng không có khả năng tài chính 8 2 6
2.3 Mục đích vay vốn không hợp pháp 6 4
2.4 Dự án, phương án sản xuất kinh doanh không khả thi về mặt kỹ thuật 14 10 11
3 Hộ gia đình, cá thể 90 150 100
3.1 Khách hàng không có đủ tư cách và năng lực vay vốn 10 35 28
3.2 Khách hàng không có khả năng tài chính 10 63 37
3.3 Mục đích vay vốn không hợp pháp 40 12 20
3.4 Dự án, phương án sản xuất kinh doanh không khả thi về mặt kỹ thuật 30 40 15 Nguồn: Tổng hợp báo cáo thẩm định và đề nghị duyệt cho khách hàng vay vốn
Như vậy một số nguyên nhân chủ yếu mà khách hàng bị loại hồ sơ không được vay vốn đó là do khách hàng không có đủ tư cách và năng lực vay vốn hay là khách hàng không có khả năm về tài chính hay là mục đích vay vốn không hợp pháp (sử dụng không đúng mục đích) hay là do dự án, phương án sản xuất kinh doanh không khả thi về mặt kỹ thuật.
c) Đánh giá kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay
Công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn sau khi cho vay, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, quá hạn của các bộ phận liên quan còn chưa thường xuyên và thiếu tính quyết liệt, các khoản cho vay có vấn đề chưa được theo dõi chặt chẽ, chưa quan tâm nhiều đến công tác dự báo. Đánh giá phần nhiều là định tính, khả năng định lượng những tác động của các yếu tố khác đến phương án vay còn hạn chế. Cán bộ cho vay không kiểm tra sử dụng vốn vay chiếm tỷ lệ trên 50%/tổng dư nợ quá hạn, số ít kiểm tra nhưng sơ sài không làm biên bản kiểm tra để lưu hồ sơ, có một số trường hợp có kiểm tra sử dụng vốn vay nhằm đối phó với kiểm tra của các đoàn kiểm tra của Ngân hàng thương mại Việt Nam và thanh tra ngân hàng nhà nước Thành phố Hà Nội như tự làm lấy và ký thay cho khách hàng hoặc gửi cho khách hàng ký. Ngoài ra có trường hợp cán bộ cho vay sau khi cho vay ký luôn biên bản kiểm tra nhằm hợp thức hóa hồ sơ và tránh áp lực trong công việc thể hiện như không ghi ngày tháng năm kiểm tra hoặc ngày kiểm tra rơi vào những ngày nghỉ. Trước và sau khi gia hạn hoặc điều chỉnh kỹ hạn nợ nhưng cán bộ cho vay không thực hiện đúng quyết định về quy trình cho vay của ngân hàng thương mại. Nguyên nhân quan trọng nhất trong quá trình kiểm tra giám sát vốn vay là khách hàng chậm trả lãi, trả gốc theo cam kết và không có đề nghị gia hạn hay điều chỉnh kỳ hạn trả nợ nhưng bộ phận phụ trách kế toán (phòng quản lý nợ) và cán bộ tín dụng không chuyển nợ quá hạn và đôn đốc khách hàng trả nợ.
Qua số liệu bảng 4.17 cho thấy nguyên nhân do công tác kiểm tra, giám sát khoản vay hộ vay vốn nói chung, từ kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng và đối chiếu thực tế điều tra. Trong số 90 hồ sơ kiểm tra cho thấy có 21 hồ sơ vi phạm do nguyên nhân không kiểm tra sử dụng vốn vay theo định kỳ quy định chiếm tỷ trọng 23,33% trên tổng số hồ sơ kiểm tra qua 3 năm, không đánh giá chất lượng và tình trạng tài sản thế chấp sau khi cho vay vì tài sản thế chấp sau khi cho vay của đối tượng vay TM-DV thường giảm xuống theo thời gian như xe ô tô, nhà xưởng, máy móc…lỗi này dẫn đến nợ quá hạn ở đối tượng này chiếm tỷ trọng 16,67% trên tổng số hồ sơ kiểm tra trong năm 2015.