Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý rủi ro tín dụng
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.7. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
động ổn định và phát triển, mà còn để ngăn ngừa những tác động xấu đến nền kinh tế. Vì vậy đã có nhiều nhà khoa học, nhà quản lý kinh tế trên thế giới quan tâm nghiên cứu về vấn đề này. Các nghiên cứu của họ thường thiên về khía cạnh nhận dạng rủi ro, các kỹ thuật định lượng rủi ro và các giải pháp phòng ngừa rủi ro... Các kết quả nghiên cứu này đã được công bố trên một số công trình như:
Dominic Casserley, 1999, Đối mặt với rủi ro, Thông tin phòng ngừa rủi ro Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Peter S. Rose, Quản trị Ngân hàng thương mại, 2002, NXB Tài chính, Hà Nội Eddua W. Read, Ph.D và Eddua K.Gill, Ph.D, Ngân hàng thương mại, 2004, NXB Thống kê, TP Hồ Chí Minh.
Tại Việt Nam, khi chuyển sang cơ chế thị trường, các Ngân hàng thương mại đứng trước những khó khăn do sự khác biệt trong hoạt động giữa cơ chế cũ và cơ chế mới mang lại, trong đó có vấn đề quản lý rủi ro. Để khắc phục khó khăn, vươn lên làm ăn có hiệu quả, giới lý luận và quản lý ngân hàng bắt đầu quan tâm phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Đặc biệt, trong những năm gần đây đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu sâu về hoạt động tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng đăng trên các tạp chí như: Trần Huy Hoàng, 2004, Hạn chế nguy cơ rủi ro hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam, Phát triển kinh tế,.
Nguyễn Đình Tự, 2005, Tiếp cận để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng thương mại, Tạp chí Ngân hàng.
Nguyễn Hữu Đương, 2005, Đẩy mạnh hoạt động thông tin tín dụng nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng.
Năm 2005, Lê Đăng Trung đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh với đề tài “Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh".