Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh thăng long nhân hàng thương mại cổ phần bắc á (Trang 65)

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

a. Thu thập số liệu thứ cấp

Để thu thập số liệu thứ cấp tôi đã sử dụng phương pháp kế thừa tư liệu, các nguồn thu thập số liệu thứ cấp bao gồm:

+ Nguồn số liệu công bố từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng công thương Việt Nam, từ Trung tâm thông tin tín dụng CIC.

+ Nguồn số liệu, thông tin đăng trên tạp chí sách báo, các công trình nghiên cứu của các chuyên gia, báo cáo khoa học, thông tin trên website.

+ Tại Chi nhánh Thăng Long: Thu thập thông tin trên hồ sơ khách hàng, hồ sơ tín dụng qua các năm từ 2013 đến năm 2015.

+ Những thông tin tư liệu cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương qua các tài liệu thống kê của Phòng Thống kê Tp Hà Nội.

+ Thông tin tư liệu về sản xuất nông nghiệp, kinh tế công nghiệp, thị trường tiêu thụ và thương mại dịch vụ, sản xuất hàng hóa, các tài liệu về chính sách nông nghiệp, chính sách kinh doanh thương mại dịch vụ và quy định về tín dụng ngân hàng, vấn đề rủi ro và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng…Được lấy từ sách tham khảo, tạp chí chuyên ngành, báo cáo khoa học và của các cơ quan chuyên môn như Ngân hàng TMCP Bắc Á, Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Bắc Á – CN Thăng Long …

b. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua một số phương pháp sau:

* Phương pháp phỏng vấn

+ Phỏng vấn trực tiếp: Lãnh đạo Chi nhánh, các cán bộ phụ trách, cán bộ phòng về nguyên tắc cho vay, điều kiện cho vay, phương pháp quản lý tín dụng, phương pháp thẩm định, phương pháp xử lý nợ.

+ Phỏng vấn cán bộ lãnh đạo và cán bộ chuyên trách của một số doanh nghiệp có vay vốn tại Chi nhánh.

* Phương pháp điều tra chọn mẫu

Trên cơ sở hồ sơ tín dụng của các doanh nghiệp vay vốn, tôi đã chọn doanh nghiệp vay vốn gồm Công ty Cổ phần, DNNN, Công ty TNHH và các Doanh nghiệp tư nhân, các hộ gia đình, cá nhân để điều tra. Chủ yếu là những doanh nghiệp có nợ xấu và còn dư nợ, việc điều tra trực tiếp nhằm làm cơ sở cho việc phân tích các nguyên nhân gây ra rủi ro.

Bảng 3.1. Số lượng mẫu điều tra

Diễn giải Tổng số Số mẫu

1. DN Nhà nước 350 35

2. DN Ngoài quốc doanh 650 35

3. Hộ gia đình, cá thể 500 20

Nguồn: dự tính của tác giả

3.2.2. Phương pháp xử lý tài liệu

Các số liệu thu thập được chúng tôi đưa vào máy tính với phần mềm Excel để tổng hợp và hệ thống hoá lại những tiêu thức cần thiết, các số liệu điều tra sẽ được mã hoá trong quá trình xử lý.

3.2.3. Phương pháp phân tích

a. Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân, các bảng biểu số liệu và diễn tả bằng lời văn để phân tích thực trạng rủi ro tín dụng và những biện pháp ngân hàng đã thực hiện trong thời gian qua.

b. Phương pháp so sánh

Đây là phương pháp lâu đời và được sử dụng phổ biến. So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu. Trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển, yếu kém từ đó tìm ra các giải pháp quản lý tối ưu trong từng trường hợp.

3.3. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

* Tổng dư nợ: Tổng các khoản tiền ngân hàng cho khách hàng vay tính đến

thời điểm tháng, quý, năm. * Tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = Số dư nợ quá hạn x 100 Tổng dư nợ

Chỉ tiêu trên phản ánh số dư nợ gốc và lãi suất đã quá hạn mà chưa thu hồi được. Nợ quá hạn cho biết, cứ trên 100 đồng dư nợ hiện hành có bao nhiêu đồng đã quá hạn, đây là một chỉ tiêu cơ bản cho biết chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ chất lượng tín dụng thấp và ngược lại. Tỷ lệ nợ quá hạn chỉ phản ánh những số dư thực sự đã quá hạn mà không phản ánh toàn bộ quy mô dư nợ có nguy cơ quá hạn.

* Tỷ lệ tổng dư nợ có nợ quá hạn Tỷ lệ tổng dư nợ có nợ quá hạn (%) = Tổng dư nợ có nợ quá hạn x 100 Tổng dư nợ

Do chỉ tiêu “Tổng dư nợ có nợ quá hạn” bao gồm toàn bộ dư nợ của một khách hàng (kể cả đến hạn và chưa đến hạn) kể từ khi xuất hiện món nợ quá hạn đầu tiên, nó phản ánh chính xác hơn mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng.

* Tỷ lệ nợ quá hạn của từng đối tượng vay Tỷ lệ nợ quá hạn của

từng đối tượng vay (%) =

Số khách hàng quá hạn

x 100 Tổng số khách hàng có dư nợ

Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 khách hàng vay vốn, thì có bao nhiêu khách đã quá hạn. Nếu tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn cao chứng tỏ rủi ro tín dụng tập trung

ở nhiều khách hàng, ngược lại tỷ lệ này thấp chứng tỏ rủi ro tín dụng tập trung ở một số khách hàng lớn. Trong trường hợp nhiều khách hàng có nợ quá hạn thì nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng có thể do biến động mang tính chu kỳ, là rủi ro hệ thống hoặc do việc thẩm định khách hàng của ngân hàng chưa tốt.

* Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu (%) =

Tổng nợ xấu

x 100 Tổng dư nợ

Thông qua chỉ tiêu nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ có thấy được mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ đó đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy chất lượng tín dụng của tổ chức càng kém.

Theo quy định hiện nay của NHNN Việt Nam nợ xấu bao gồm nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 và tỷ lệ nợ xấu không vượt quá 5% tổng dư nợ.

* Tỷ lệ trích lập dự phòng Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro TD (%) = Dự phòng rủi ro tín dụng x 100 Dự nợ bình quân

Tùy theo cấp độ rủi ro mà tổ chức tín dụng phải trích lập dự phòng rủi ro từ 0 đến 100% giá trị của từng khoản cho vay (sau khi trừ giá trị tài sản bảo đảm đã được định giá lại). Như vậy, nếu ngân hàng có danh mục cho vay càng rủi ro thì tỷ lệ trích lập dự phòng cũng sẽ càng cao.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH THĂNG LONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á THĂNG LONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á

4.1.1. Thực trạng hoạt động huy động vốn tín dụng tại chi nhánh Thăng Long ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á

Một ngân hàng thương mại hoạt động có hiệu quả là một ngân hàng huy động được nguồn vốn cần thiết cho hoạt động của mình. Hoạt động vốn đóng vai trò then chốt trong hoạt động ngân hàng hiện nay, khi mà nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh tế – xã hội rất lớn và nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư có tiềm năng lớn. Do đó, năm 2015 tiếp tục diễn ra cuộc chạy đua huy động vốn giữa các ngân hàng thương mại và sự cạnh tranh nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi diễn ra khá quyết liệt, vừa cạnh tranh bằng chính sách chăm sóc khách hàng và dịch vụ tiện ích gia tăng, vừa cạnh tranh về lãi suất và các chương trình khuyến mại có giá trị lớn. Đồng thời thị trường chứng khoán luôn sôi động và xuất hiện nhiều công ty đầu tư tài chính là những kênh huy động vốn cạnh tranh với hệ thống ngân hàng thương mại.

Ngoài ra, cũng phải kể đến yếu tố cạnh tranh ngoài ngành ngân hàng. Sự phát triển của trị trường vốn với các đợt phát hành công trái (trái phiếu chính phủ, trái phiếu đô thị, trái phiếu công ty,…), tính hấp dẫn của các các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng trong tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Sự phát triển mạnh mẽ của các tổ chức phi tài chính ngân hàng như bảo hiểm, bưu điện, công ty tài chính... cũng đã chia sẻ thị phần huy động vốn và tạo nhiều sức ép lên nguồn vốn huy động của ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á.

Huy động vốn là một trong những nghiệp vụ tạo vốn quan trọng hàng đầu của các NHTM. NH TMCP Bắc Á - CN Thăng Long đã tăng cường huy động mọi nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cư. Tạo điều kiện cho nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội chảy đến những nơi có nhu cầu đầu tư, nhu cầu sử dụng vốn thông qua nhiều kênh huy động vốn. Trên cơ sở chiến lược thị trường, thị phần và kế hoạch kinh doanh đã được xây dựng, cùng với các biện pháp mở rộng mạng lưới, lãi suất linh hoạt, hợp lý, xây dựng phong cách giao dịch văn minh, lịch sự, tăng cường tiếp thị để thiết lập khách hàng mới. Đồng thời, đẩy mạnh công tác thanh toán qua ngân hàng, trong đó tăng cường phát hành thẻ rút tiền, chuyển tiền... nhằm thu hút khách

hàng và tạo lập nguồn vốn ổn định thông qua hệ thống thanh toán qua ngân hàng, các giao dịnh thanh toán được tiến hành nhanh chóng, chính xác, đảm bảo an toàn vốn cho khách hàng. Nhờ đó, ngân hàng đã huy động được nguồn vốn dồi dào, đáp ứng kịp thời nhu cầu hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình trong tỉnh.

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc huy động vốn gặp không ít khó khăn, ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á đã phát triển mở rộng mạng lưới, đa dạng hoá sản phẩm huy động, đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, ngân hàng tăng cường công tác quảng cáo thương hiệu, tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng gửi tiền bằng cung cách phục vụ và kỹ năng chăm sóc khách hàng. Qua bảng số liệu (Bảng 4.1: Nguồn vốn huy động của ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á) cho thấy tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng nhanh qua 3 năm từ 360 tỷ đồng năm 2013 đến năm 2015 đã tăng lên 542 tỷ đồng. Điều này có xu hướng tốt do Chi nhánh đã hấp dẫn được khách hàng lượng vốn huy động tiền VNĐ đã tăng 41% và tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên tăng 17% . Tổng nguồn vốn huy động từ dân cư và TCKT đạt 542 tỷ đồng, tăng 20% so với 31/12/2013. Trong đó, tiền gửi tổ chức kinh tế đạt 125 tỷ đồng, tăng 11%.

Về huy động tiền gửi của các tổ chức, cá nhân. Cụ thể huy động của các tổ chức là 125 tỷ đồng đạt mức thấp vào năm 2015 chỉ chiếm 22% cao hơn năm 2013 và thấp hơn so với năm 2014.

Việc huy động đã khó nhưng sự lựa chọn nguồn vốn tiền gửi và phí tiền gửi lại càng khó hơn vì mỗi loại có mỗi đặc trưng và rủi ro riêng. Nhất là những nguồn chi phí huy động thấp thì rủi ro càng cao cho ngân hàng. Tuy nhiên, việc định lượng các chiều hướng rủi ro là không dễ dàng. Chính vì vậy sự linh hoạt, chủ động, kết hợp với chiến lược huy động vốn lâu dài sẽ giúp giảm bớt rủi ro đầu vào cho ngân hàng và cũng như giảm bớt rủi ro đè nặng lên hoạt động tín dụng.

Qua những số liệu trên cho thấy kết quả của việc huy động vốn của chi nhánh là tương đối ổn định và tăng trưởng. Với nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM.

Với quy định cho phép mở và sử dụng tài khoản thanh toán của DN tư nhân, cá nhân, cùng với sự phát triển của các thành phần kinh tế, làm cho tiền thu hút vào ngân hàng ngày càng nhiều. Thanh toán qua ngân hàng đã có những tăng trưởng, tỏ rõ lợi thế về nhanh, hiệu quả.

Với nguồn vốn huy động ngày càng tăng lên vững chắc NHTM CP Bắc Á – CN Thăng Long có điều kiện mở rộng vốn tín dụng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho mọi thành phần kinh tế, góp phần tăng trưởng kinh tế của thành phố.

Bảng 4.1. Nguồn vốn huy động tại chi nhánh Thăng Long ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh (%) SL (tỷ đồng) cấu (%) SL (tỷ đồng) cấu (%) SL (tỷ đồng) cấu (%) 2014/ 2013 2015/ 2014 Bình quân (%) Nguồn vốn huy động (quyVND) 360 100 454 100 542 100 126 119 185

I. Phân theo loại tiền

1 - VND 292 81,1 389 85,7 460 85 133 118 181

2 - Ngoại tệ 68 18.9 65 14,3 82 15 95 126 178

II. Theo kỳ hạn

1. < 12 tháng 165 59 283 63 359 66 171 126 234

2. > =12 tháng 135 41 171 37 183 34 126 107 180

III. Theo đối tượng huy động

1. Tiền gửi tổ chức 89 25 113 25 125 23 126 110 182

2. Tiền gửi dân cư 211 75 341 75 417 77 161 122 222

Nguồn: Báo cáo của Chi nhánh Thăng Long

4.1.2. Tình hình sử dụng vốn tại chi nhánh Thăng Long ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á cổ phần Bắc Á

NHTM CP Bắc Á – CN Thăng Long sử dụng vốn dưới nhiều hình thức khác nhau như: cho vay, đầu tư, phát hành thẻ tín dụng… Trong đó hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu và thường xuyên nhất, đồng thời hoạt động này cũng đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho Chi nhánh. Thật vậy tình hình dư nợ của Chi nhánh được thể hiện như sau:

Bảng 4.2. Tình hình dư nợ tín dụng của Chi nhánh qua 3 năm Chỉ tiêu 31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015 So sánh (%) SL % SL % SL % 14/13 15/14 BQ Tổng dư nợ 384,0 100,00 607,0 100,00 1.150,0 100,00 A.Theo thời hạn 384,0 100,00 607,0 100,00 1.150,0 100,00 1. Cho vay ngắn hạn 315,0 82,03 476,0 78,42 809,0 70,35 151,11 169,96 160,53

2. Cho vay trung, dài hạn 69,0 17,97 131,0 21,58 341,0 29,65 189,86 260,31 225,08

B. Theo thành phần KT 384,0 100,00 607,0 100,00 1.150,0 100,00

1. DN Nhà nước 79,0 20,57 126,0 20,76 220,0 19,13 159,49 174,60 167,05

2. DN ngoài quốc doanh 164,0 42,71 308,0 50,74 559,0 48,61 187,80 181,49 184,65

3. Hộ gia đình, cá thể 141,0 36,72 173,0 28,50 371,0 32,26 122,70 214,45 168,57

C. Theo ngành KT 384,0 100,00 607,0 100,00 1.150,0 100,00

1.Công nghiệp, xây dựng 262,6 68,39 437,8 72,13 582,9 50,69 166,72 133,14 149,93

2. Thương mại dịch vụ 30,6 7,97 150,8 24,84 296,6 25,79 492,81 196,68 344,75 3. Ngành khác 90,8 23,65 18,4 3,03 270,5 23,52 20,26 1.470,11 745,19 D. Theo tính chất đảm bảo 384,0 100,00 607,0 100,00 1.150,0 100,00 1.Nợ có đảm bảo 175,9 45,81 262,0 43,16 411,9 35,82 148,95 157,21 153,08 2. Nợ không có đảm bảo 208,1 54,19 345,0 56,84 738,1 64,18 165,79 213,94 189,86 E. Theo chất lượng tín dụng 384,0 100,00 607,0 100,00 1.150,0 100,00 1.Nợ trong hạn 381,6 99,39 600,5 98,93 1.136,5 98,83 157,35 157,35 157,35 2. Nợ quá hạn 2,357 0,61 6,498 1,07 13,483 1,17 275,69 275,69 275,69

Như vậy tổng dư nợ của Chi nhánh cũng tăng nhanh qua 3 năm, từ 384 tỷ đồng năm 2013 lên 1.150 tỷ đồng năm 2015; chứng tỏ hoạt động cho vay của chi nhánh có xu hướng tốt. Điều này là do trong các năm qua, chi nhánh Thăng Long đã tích cực huy động mọi nguồn vốn trên địa bàn, kịp thời đầu tư cho nhu cầu vay vốn của mọi tổ chức và đơn vị kinh tế, các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình. Vốn tín dụng của ngân hàng đã góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu, tăng trưởng kinh tế của tỉnh theo hướng sản xuất hàng hoá, dịch vụ.

- Tình hình dư nợ theo thời hạn: Cho vay ngắn hạn tăng từ 315,0 tỷ đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh thăng long nhân hàng thương mại cổ phần bắc á (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)