Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý rủi ro tín dụng
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.5. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của một số Ngân hàng Thương mạ
trong và ngoài nước
2.1.5.1. Quản lý rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mại ở Việt Nam
a) Quản lý rủi ro của ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank)
Trước đây, VPBank là một trong số các ngân hàng thương mại hoạt động yếu kém, hiệu quả, quy mô nhỏ. Đặc biệt là hoạt động tín dụng rơi vào tình trạng xấu, có dấu hiệu rủi ro cao, nợ quá hạn tăng đột biến, khả năng thanh toán kém và trong vòng kiểm soát đặc biệt của NHNN. Dưới sự giúp đỡ của NHNN và Ban lãnh đạo, VPBank đã cải tổ, sắp xếp lại toàn bộ hoạt động ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng. Sau hai năm, hoạt động của VPBank đã có nhiều khởi sắc, dần dần đi vào hiệu quả, quy mô được mở rộng, trị giá cổ phiếu tăng gấp nhiều lần, có cổ
đông lớn ở nước ngoài là OCBC (Overseas Banking Corporation). Vượt kế hoạch chỉ tiêu lợi nhuận, tỷ lệ nợ xấu giảm, thoát khỏi sự kiểm soát đặc biệt của ngân hàng nhà nước. Để đạt được kết quả đó, VPBank đã tích cực trong công tác rà soát, giải quyết triệt để nợ xấu, hoạt động tín dụng được tăng cường đặc biệt là nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro tín dụng, thể hiện ở những điểm sau:
* Sổ tay tín dụng
Văn bản tín dụng của VPBank được hệ thống và tập hợp thống nhất thành một tập văn bản. Đây là cuốn cẩm nang cho cán bộ tín dụng trong quá trình xử lý nghiệp vụ. Điều này giúp cho công tác quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng được tăng cường.
* Quy trình kiểm tra, giám sát vốn vay
Các nhân viên phòng nghiệp vụ trực tiếp giải quyết và quản lý hồ sơ cho vay có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn; sử dụng vốn vay và trả nợ; kiểm tra tình hình tài sản bảo đảm khoản vay của khách hàng nhằm hạn chế rủi ro, bảo đảm an toàn vốn vay, đánh giá mức độ tín nhiệm và phân loại khách hàng, kịp thời phát hiện và xử lý những vi phạm, đảm bảo hoạt động tín dụng hoạt động an toàn và hiệu quả. Việc thực hiện kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay phù hợp với VPBank, đặc điểm kinh doanh và sử dụng vốn của khách hàng.
*Bộ máy tổ chức thực hiện công tác quản lý rủi ro
Bộ máy tổ chức thực hiện công tác quản lý rủi ro tín dụng ở VPBank được quy định trong từng cấp tham gia hoạt động tín dụng.
- Cán bộ tín dụng có tinh thần trách nhiệm cao, chủ động trong công việc được phân công phụ trách.
- Nhân viên thẩm định tài sản có tinh thần trách nhiệm cao đối với các vấn đề liên quan đến việc kiểm tra, đánh giá tài sản bảo đảm và thực hiện công tác báo cáo.
- Nhân viên phòng Kế toán kiểm tra số tiền, điều kiện giải ngân, hình thức giải ngân và hạch toán theo đúng quy định hiện hành.
- Nhân viên phòng Thanh toán quốc tế kiểm tra hồ sơ liên quan trong trường hợp cho vay xuất nhập khẩu.
- Các lãnh đạo phòng ban liên quan, giám đốc chi nhánh có trách nhiệm đôn đốc, giám sát và kiểm tra việc thực hiện quy trình này của nhân viên, giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh trong quá trình cho vay.
- Hội đồng tín dụng/Ban tín dụng là bộ phận quyết định cho vay trên cơ sở thẩm định độc lập của cán bộ tín dụng về các phương án, dự án xin vay và hoàn trả nợ vay của khách hàng. Trên cơ sở thẩm định tài bảo đảm của phòng thẩm định tài sản đảm bảo, Hội đồng tín dụng là cơ quan xét duyệt cao nhất về các vấn đề cho vay trong và ngoài nước; Ban tín dụng là cơ quan xét duyệt và quyết định các vấn đề cho vay trong phạm vi quyền phán quyết. Cả hai bộ phận này có nhiệm vụ xem xét quyết định cho vay, kiến nghị hội đồng quản lý thay đổi chính sách tín dụng và các vấn đề khác có liên quan đến tín dụng.
* Hệ thống xếp hạng tín dụng
Hệ thống xếp hạng tín dụng của VPBank được xây dựng cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Hệ thống xếp hạng doanh nghiệp được chia thành ba phần.
Phần một: Chấm điểm rủi ro tín dụng
Cán bộ tín dụng sẽ xác định khách hàng thuộc nhóm cụ thể, sử dụng các bảng xếp hạng tín dụng phù hợp để đánh giá mức độ rủi ro của từng khoản tín dụng. Trong mỗi bảng xếp hạng có các yếu tố chấm điểm khác nhau, điểm cao nhất là 100, thấp nhất là 20, trong một số trường hợp điểm số có thể là dưới không. Tuỳ vào kết quả chấm điểm, khách hàng được chia thành sáu mức độ rủi ro tín dụng: thấp, thấp, trung bình, trung bình, cao, cao tương ứng với sáu mức đánh giá: xuất sắc, tốt, trung bình, dưới trung bình, rủi ro không thu hồi cao, rủi ro không thu hồi rất cao và tương ứng với sáu loại : A+, A, B+, B, C+, C với mức điểm từ 0 đến 100 điểm.
Phần hai: Đánh giá tài sản đảm bảo
Tài sản đảm bảo được đánh giá theo ba mức: mạnh, trung bình, yếu. Tuỳ vào từng loại tài sản theo bảng phân loại mà đưa ra mức cho vay tương ứng.
Phần ba: Đánh giá tín dụng kết hợp
Đánh giá tín dụng kết hợp là việc đánh giá dựa trên mức xếp hạng rủi ro và xếp hạng tài sản đảm bảo theo mô hình ma trận. Kết quả đánh giá là kết quả nằm ở ô giao điểm giữa mức xếp hạng rủi ro và mức mức xếp hạng tài sản đảm bảo.
b) Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
BIDV là ngân hàng thuộc khối ngân hàng thương mại Nhà nước được thành lập năm 1957, thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là cho vay đầu tư phát triển. Hệ thống
quản lý rủi ro tín dụng của BIDV được đánh giá tốt thể hiện ở những điểm chính sau: * Chất lượng tín dụng
Quán triệt tinh thần của Ngân hàng Nhà nước, BIDV thực hiện cuộc cách mạng rà soát và kiểm tra tín dụng toàn bộ hệ thống ngân hàng, từ đó có biện pháp tích cực và triệt để trong việc xử lý các khoản nợ xấu, nợ quá hạn, nợ khó đòi.
* Phân loại khách hàng
BIDV phân loại khách hàng dựa trên hai nhóm chỉ tiêu nhóm chỉ tiêu tài chính và nhóm chỉ tiêu phi tài chính. Dựa trên điểm số khách hàng mà chia thành bẩy nhóm: A+, A, B, C, D, E, F.
* Phân loại các khoản vay
Với hai yếu tố định lượng và định tính, khoản vay được chia thành bẩy nhóm: chất lượng cao, chất lượng tốt, chất lượng đạt yêu cầu, cần theo dõi, kém chất lượng, khó đòi, mất vốn và tưng ứng với từng nhóm khách hàng nêu trên.
Từ việc phân loại khách hàng và phân loại khoản vay, BIDV áp dụng chính sách tín dụng đối với từng nhóm khách hàng cụ thể, đưa ra mức cho vay tối đa, tài sản đảm bảo, lộ trình thu nợ,… Ngoài ra, BIDV phân chia nợ thành năm nhóm theo quy định: nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn.
2.1.5.2. Quản lý rủi ro tín dụng của một số Ngân hàng trên thế giới
a) Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng ở Mỹ
Dựa vào nghiên cứu về 9 đơn vị cho vay thành công ở Mỹ, rút ra được những kinh nghiệm trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng hiệu quả như sau:
- Nuôi dưỡng một mối quan hệ lâu dài và tổng hợp với bên đi vay. Đa số những đơn vị cho vay đều cố gắng để thiết lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng của họ và phục vụ mọi nhu cầu về tài chính của họ. Kết quả là những người cho vay sẽ hiểu nhiều hơn về tình hình tài chính của khách hàng và có được lợi nhuận khi bán các sản phẩm tài chính đa dạng, trong khi đó bên vay sẽ có được một nguồn hỗ trợ lâu dài cùng với dịch vụ tín dụng.
- Căn cứ vào việc đánh giá tình trạng của từng bên vay hơn là vào các phương pháp và công thức tự động ví dụ như chấm điểm xếp hạng tín dụng. Chấm điểm tín dụng, căn cứ vào công thức sẵn có để đo lường và tiên đoán về mức độ rủi ro của khách hàng tiềm năng, được thiết kế để cải tạo quy trình thẩm định khoản vay. Mặc dù chấm điểm tín dụng theo cách truyền thống thường được sử dụng cho
vay tiêu dùng, khi dựa vào đó để duyệt khoản tín dụng thẻ hoặc tín dụng để mua ô tô, họ là khách hàng tiềm năng trong một chuỗi khách hàng. 8 trong số 9 đơn vị cho vay được nghiên cứu, tuy nhiên lại không sử dụng chấm điểm tín dụng khách hàng nhỏ, chủ yếu vì họ cho rằng không có nhiều tương quan quá giữa quá khứ tín dụng của bên cho vay, như được đo lường trong hệ số tín nhiệm, với hoạt động của khách hàng này trong tương lai. Mặc dù có một số đơn vị cho vay sử dụng chấm điểm tín dụng cho tín dụng tiêu dùng, họ tin rằng cho vay doanh nghiệp nhỏ có quá nhiều những đặc tính riêng rất khó được phân tích thông qua một hệ thống tự động. Hơn thế nữa, các đơn vị cho vay thấy rằng chấm điểm tín dụng có thể loại trừ mất các khách hàng tiềm năng tốt, những khách hàng không có đủ số lượng năm có lãi, số năm có lãi tối thiểu là một tiêu chí để xác định dự án khả thi trong tương lai.
- Tránh sử dụng những đơn vị môi giới, vì các đơn vị môi giới không có động cơ đem lại các khoản vay có chất lượng cao hơn do họ được trả công không căn cứ vào chất lượng khoản vay.
- Yêu cầu bên vay phải chứng tỏ được kinh nghiệm của mình trong kinh doanh. - Yêu cầu bên vay cung cấp thế chấp cả tài sản cá nhân và tài sản doanh nghiệp cho dù tài sản đảm bảo có cần thiết hay không đề tạo động lực về tâm lý cho bên vay đối với khoản vay.
- Tập trung quyết định cho vay để đảm bảo tính thống nhất và kiểm soát. Mặc dù các bên cho vay nhỏ hoặc lớn có thể khác nhau về phương án xem xét khoản vay, nhưng cả 2 đều yêu cầu có ít nhất một cán bộ, không phải là cán bộ thẩm định khoản vay, để xem xét lại khoản vay và đưa ra quyết định phê duyệt thẩm định khoản vay, để xem xét lại khoản vay và đưa ra quyết định phê duyệt cuối cùng. Kết cấu này loại bỏ việc ra quyết định phê duyệt cuối cùng từ nhiều cán bộ rải rác mà tập trung việc phê duyệt vào một cán bộ hoặc một nhóm để đảm bảo tính thống nhất, kiểm soát và hiệu quả trong thẩm định khoản vay.
- Yêu cầu cán bộ cho vay phải có trách nhiệm với khoản vay họ cho vay. Bởi vì quyết định tín dụng chỉ tốt khi thông tin trình bày, việc phân tích phải đầy đủ, đa số các đơn vị cho vay đều tin vào trách nhiệm của cán bộ cho vay. Mặc dù, không có đơn vị nào nhấn mạnh về việc phạt các cán bộ khi có nợ khó đòi, trong đa số trường hợp cán bộ cho vay phải hỗ trợ việc thu hồi các khoản vay khó đòi.
- Nhấn mạnh việc thẩm định khoản vay hơn là việc kiểm soát khoản vay. Họ tin rằng việc cắt giảm hoặc làm tắt trong quá trình thẩm định sẽ dẫn đến các khoản
nợ xấu. Thêm vào đó, cho vay các khoản nợ có rủi ro sẽ không đáng nếu tính đến khối lượng công việc phải thực hiện để khoản vay không bị quá hạn.
- Áp dụng hệ số tín nhiệm cho các khoản vay mới và thẩm định lại hệ số này theo định kỳ trong suốt thời hạn của khoản vay. Tất cả các đơn vị cho vay đều đã có một hệ thống chấm hệ số tín nhiệm hoặc có kế hoạch để tạo ra một chương trình chấm điểm. Trong một chương trình điển hình, một khoản vay mới sẽ được áp dụng một giá hợp lý bằng số thể hiệm mức rủi ro vào thời điểm thẩm định khoản vay. Trong suốt thời gian vay vốn, con số này có thể được duyệt lại căn cứ vào lịch sử trả nợ của bên vay và các yếu tố khác. Khi có trục trặc được tìm ra, tất cả các đơn vị đều có cách để nhận ra và theo dõi các khoản nợ xấu. Hệ thống này khác với chấm điểm tín dụng, được sử dụng trước đó để đưa ra quyết định vay vốn.
- Luôn theo dõi để xác định sớm những dấu hiệu của khoản vay xấu trong tương lai. Cách tốt nhất để xác định sớm các dấu hiệu là luôn giữ mối quan hệ với khách hàng, không đợi cho đến khi khoản vay trở nên quá hạn.
- Xác định nợ xấu sớm và bắt đầu các nỗ lực thu hồi nợ rất mạnh mẽ. Một trong những công việc thường xuyên của các bên cho vay là sự tích cực khi họ xác định và tìm kiếm khả năng thu hồi các khoản nợ chỉ trong vài ngày kể từ khi khoản vay bị quá hạn. Những hành động nhanh này có thể làm giảm bớt thời gian cần có tiêu tốn vào các động tác thu hồi nợ và cho phép các bên cho vay đều chỉnh thời hạn trả nợ hoặc giải quyết các vấn đề khác của bên vay sớm.
- Nhấn mạnh vào lối ra cho các khoản nợ xấu và tránh việc thu hồi nợ. Việc tất toán các khoản nợ xấu chỉ nên xem xét khi đó là cách cuối cùng để thu hồi một khoản vay có vấn đề, vì thu hồi có hiệu quả hơn thông qua việc tiếp tục trả nợ của doanh nghiệp vẫn đang hoạt động hơn là phải tất toán tài sản.
b) Trung Quốc
* Kinh nghiệm quản lý và xử lý nợ xấu ở Trung Quốc
Tình trạng nợ xấu của Trung quốc không có khả năng thu hồi dồn lại đến thời điểm 31/12/2000 lên tới 25% tổng dư nợ. Ngay năm 2001, Chính phủ Trung Quốc đã cho phép hình thành thị trường mua bán nợ xấu ngân hàng với sự tham gia của rất nhiều thành phần quốc doanh, tư nhân, trong nước và quốc tế. Chính phủ Trung Quốc đã thành lập Ban cơ cấu nợ của chính phủ bao gồm các nhà khoa học và nhà quản lý danh tiếng của Trung Quốc. Dưới ban này có 4 Công ty mua bán nợ
(AMC) được chỉ định đứng ra đặc trách mua lại nợ xấu của 4 Ngân hàng Thương Mại Nhà nước lớn nhất Trung Quốc. Các giải pháp thực hiện là chính phủ cho phát hành 270 tỷ NDT trái phiếu dài hạn của Chính phủ để tiếp ứng vốn điều lệ cho các Ngân hàng Thương Mại Nhà nước,đồng thời Ngân hàng Trung ương cho giải phóng khỏi quỹ Dự trữ bắt buộc từ mức 13% xuống còn 8% rồi 6% để tăng cường vốn khả dụng cho các ngân hàng. Nhà nước cho phép các ngân hàng phát hành cổ phiếu và bán cho chính cán bộ công nhiên viên của ngân hàng mình theo một tỷ lệ xác định, đồng thời bổ sung quy chế về lập quỹ dự phòng bắt buộc, theo đó, căn cứ vào bảng phân tích, phân loại tín dụng của cơ quan thanh tra, các ngân hàng thương mại phải lập 100% dự phòng cho các khoản nợ được xếp loại xấu, 75% cho các khoản nợ thuộc loại có vấn đề và 15% cho các khoản nợ có chất lượng không cao và tăng cường kiểm soát khống chế theo 25 tiêu chuẩn thanh tra – giám sát của uỷ ban Baesl không cho nợ xấu phát sinh. Bằng nhiều “mũi giáp công” quá trình cơ cấu lại ngân hàng của Trung Quốc đã diễn ra rất quyết liệt. Cùng với việc thẳng tay đóng cửa, sáp nhập hoặc cơ cấu lại sở hữu. Nhà nước Trung quốc cũng đã buộc phải dùng đến giải pháp “tư hữu cái còn phát triển” (bằng cách phát hành cổ phiếu) và “quốc hữu hoá những xác chết chưa chôn trong thùng rác” (bằng con đường dùng vốn