* Chất lượng nguồn lực
Chất lượng của nguồn lực được coi là nhân tố ảnh hưởng quan trọng nhất quyết định đến năng lực quản lý rủi ro của ngân hàng thương mại. Nguồn nhân lực tác động đến năng lực quản lý rủi ro của ngân hàng bao gồm từ nhận thức và quan điểm cho đến khả năng chuyên môn của ban lãnh đạo, đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro và toàn bộ cán bộ công nhân viên của ngân hàng.
Trước hết, quản lý rủi ro chỉ có thể được thực hiện tốt xuất phát từ quan điểm, nhận thức của ban lãnh đạo ngân hàng. Tiếp theo, chất lượng đội ngũ cán bộ thực hiện công tác quản lý rủi ro trực tiếp thực hiện nhận biết, xác định, phân
tích và đo lường rủi ro, tạo cơ sở cho việc ra quyết định kinh doanh và kiểm soát rủi ro.
Chất lượng đội ngũ cán bộ làm việc tại các phòng ban chuyên môn khác cũng ảnh hưởng đến việc quản lý rủi ro tín dụng như: Phòng dịch vụ khách hàng, phòng quan hệ khách hàng, phòng nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ, phòng quản lý rủi ro, phòng quản trị tín dụng, văn phòng, phòng kế toán tài chính.
* Năng lực tài chính của ngân hàng
Lợi nhuận của ngân hàng chủ yếu thu được từ hoạt động tín dụng. Đó là nguồn thu chính của các ngân hàng do đó, việc tăng lợi nhuận tức là phải tăng quy mô của hoạt động tín dụng lên. Như vậy đồng nghĩa với rủi ro tín dụng tăng lên. Việc mở rộng tín dụng lên thì việc giám sát và kiểm tra các hợp đồng tín dụng trở lên yếu kém đi. Việc giám sát của các cán bộ tín dụng đối với các hợp đồng tín dụng lơi lỏng, và việc tuân thủ các quy trình tín dụng cũng bị lơ là.
Trình độ và năng lực của cán bộ tín dụng yếu kém, đây cũng là một nhân tố gây ra rủi ro trong tín dụng. Một người cán bộ yếu kém về năng lực, khi tiếp nhận hồ sơ của khách hàng thì khả năng phân tích và thẩm định dự án không đúng về dự án. Trong trường hợp này nhân viên tín dụng có thể bị khách hàng lừa gạt, hoặc lựa chọn dự án tài trợ không chính xác. Như vậy khả năng mất vốn rất cao. Điều đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có năng lực cao.
Quy trình tín dụng đối với các ngân hàng là một bí mật riêng. Quy trình tín dụng chưa chặt chẽ hoặc quá cụ thể, quá linh hoạt điều có thể là nhân tố gây ra rủi ro tín dụng. Những vấn đề nổi cộm hiện nay trong các quy trình tín dụng là đánh giá lại giá trị tài sản thế chấp hoặc cầm cố.
Nhân tố do sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng gây ra trong quá trình thu hút khách hàng. Đó là việc thẩm định khách hàng trở nên sơ sài, chủ quan. Thậm chí có nhiều ngân hàng liều lĩnh chấp nhận rủi ro cao, nhằm đạt được mức lợi nhuận cao mà bất chấp những hợp đồng tín dụng không lành mạnh, thiếu an toàn.
Ngoài ra còn có nhiều nhân tố khác ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng thuộc về ngân hàng như: chất lượng thông tin và xử lý thông tin trong ngân hàng, cơ cấu tổ chức và quản lý đội ngũ cán bộ, năng lực công nghệ….
* Quy mô vốn chủ sở hữu
Theo quy định chung, quy mô vốn chủ sở hữu lớn thì khả năng huy động nguồn vốn của ngân hàng sẽ lớn, nguồn vốn lớn sẽ cho phép ngân hàng hoạt động
với quy mô lớn và đa dạng hóa. Quy mô vốn chủ sở hữu lớn đồng thời cũng là khả năng chịu đựng tổn thất rủi ro lớn. Khi rủi ro xảy ra, các khoản tổn thất của ngân hàng sẽ được bù đắp bởi trước tiên là lợi nhuận thông qua quỹ trích lập dự phòng rủi ro, cuối cùng là vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Các ngân hàng với quy mô vốn lớn luôn có uy tín cao và được khách hàng tin cậy nhiều hơn và đó là điều kiện quan trọng đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngoài ra với quy môn vốn chủ sở hữu lớn, các ngân hàng luôn có khả năng hoàn thiện các điều kiện về cơ sở vật chất và bố trí nguồn nhân lực phục vụ cho công tác quản lý rủi ro có hiệu quả.
* Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ của ngân hàng
Bao gồm những trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ tạo điều kiện cho cán bộ ngân hàng có thể có được hệ thống thông tin, dữ liệu cập nhật cho phép theo dõi thường xuyên, dự báo chính xác và đầy đủ về xu hướng vận động của nền kinh tế. Từ đó có thể đo lường về mức độ rủi ro và xây dựng các biện pháp để chủ động kịp thời xử lý.
Bên cạnh đó, cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ còn tác động lớn đến năng suất lao động và chất lượng của các cán bộ công nhân viên ngân hàng. Không có trang thiết bị cần thiết và các phần mềm tương ứng, việc áp dụng các mô hình định lượng để ra quyết định sẽ không thể thực hiện. Ngoài ra, công nghệ hiện đại còn góp phần tăng tính thông suốt của hệ thống thông tin trong nội bộ ngân hàng và kết nối ngân hàng với thị trường tài chính trong nước và quốc tế, cho phép thực hiện các nghiệp vụ giao dịch kinh doanh và phòng chống rủi ro một cách hiệu quả nhất.
* Yếu tố do khách hàng
Đối với các doanh nghiệp kinh nghiệm và năng lực kinh doanh đang còn ờ trình độ thấp, thì hầu hết các doanh nghiệp này đều không nắm bắt được thông tin kịp thời, thiếu thích nghi với cạnh tranh. Khi được vay vốn kinh doanh thì dự án này sẽ gặp nhiều khó khăn, khả năng xảy ra rủi ro là rất cao. Như vậy rủi ro tín dụng đối với ngân hàng sẽ rất lớn.
Nhân tố không lành mạnh từ phía khách hàng là việc khách hàng lừa đảo, sử dụng vốn sai mục đích, trốn tránh trách nhiệm uỷ quyền và bảo lãnh. Khi mà khách hàng lừa đảo họ lợi dụng các điểm yếu và kẽ hở của ngân hàng. Họ lập các phương án kinh doanh giả, cùng các giấy tở thế chấp giả mạo hoặc đi vay ở nhiều ngân hàng với cùng một bộ hồ sơ. Đối với trường hợp bảo lãnh và uỷ quyền xảy ra chủ yếu đối
với các công ty lớn. Một số công ty, công ty lớn đứng ra bảo lãnh uỷ quyền cho các chi nhánh trực thuộc thực hiện vay vốn của ngân hàng để tránh sự kiểm tra giám sát của ngân hàng vào hoạt động và kinh doanh. Tuy nhiên khi đơn vị chi nhánh không trả được nợ thì đơn vị bảo lãnh không chịu đứng ra thực hiện nghĩa vụ của mình.
* Môi trường kinh tế xã hội và kinh doanh
Trước hết đó là các vấn đề về chính sách vĩ mô của chính phủ đóng vai trò quyết định đối với hoạt động của nền kinh tế quốc dân nói chung và lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng của ngân hàng thương mại nói riêng.
Trong một nền kinh tế, chính phủ ra đưa ra các chính sách tiền tệ và ngân hàng là đơn vị thực hiện các chính sách đó. Tuy nhiên, những chính sách đó có thể có lợi cho ngân hàng, nhưng cũng có thể có hại. Khi mà ngân hàng nhà nước thay đổi lãi suất huy động, hoặc tỷ lệ dự trứ bắt buộc… nó làm thay đổi mọi kế hoạch của ngân hàng. Khi mà lãi suất huy động tăng lên làm cho ngân hàng gặp khó khăn trong việc cho vay. Với mức lãi suất huy động cao thì lãi suất đối với hoạt động tín dụng cũng phải được đẩy lên để đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng. Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc khách hàng trả lãi và gốc cho ngân hàng là rất khó, và rủi ro tín dụng cao lên.
Tuy nhiên ngoài các yếu tố trên về mặt pháp lý, cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới vấn đề rủi ro trong tín dụng. Khi mà các quy định về quy trình trong hoạt động tín dụng không được quy định chặt chẽ và hợp lý. Nó sẽ không chỉ gây khó khăn cho hoạt động tín dụng, mà còn tạo khả năng rủi ro xảy ra. Khi mà quy định hợp lý và chặt chẽ nó sẽ hạn chế được những trường hợp xấu trong hợp đồng tín dụng.
Thứ ba, yếu tố chính trị và xã hội tác động tới hoạt động tín dụng của ngân hàng. Chúng ta đã từng chứng kiến cuộc khủng hoảng kinh tế của Thái Lan khi có đảo chính trong nội bộ chính phủ. Khi mà tình hình chính trị bất ổn làm sáo trộn mọi vấn đề trong xã hội và cả các hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Tình trạng này làm cho các doanh nghiệp sản xuất bị gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, như vậy khả năng thanh toán cho ngân hàng là không thể. Vì vậy rủi ro tín dụng khi mà tình hình chính trị bất ổn là rất cao, tuy nhiên nước ta là một nước có nền chính trị xã hội tương đối ổn định.
Ngoài các yếu tố trên, còn có các yếu tố tự nhiên như thiên tai, dịch bệnh, bão lũ… Đây là những yếu tố bất khả kháng, yếu tố này không thể lường trước được. Bản thân các doanh nghiệp vay vốn cũng không thề dự tính được. Trong các
năm gần đây chúng ta đều được chứng kiến tai họa xảy đến đối với các doanh nghiệp chăn nuôi, khi mà vốn liếng của họ bị thiêu huỷ hết do dịch cúm gia cầm. Rất nhiều gia đình vay vốn ngân hàng để chăn nuôi nhưng nay bị mất trắng. Họ gần như không có khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng. Đồng nghĩa với điều đó là việc ngân hàng mất vốn hay rủi ro tín dụng xảy ra.