Rủi ro do tư cách khách hàng vay vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh thăng long nhân hàng thương mại cổ phần bắc á (Trang 91 - 93)

Chỉ tiêu

DNNN DN ngoài nhà nước Hộ gia đình Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng ( DN) Tỷ lệ(%) Số lượng ( DN) Tỷ lệ (%) 1. Khách hàng cố ý không trả nợ 8 22,9 5 14,3 4 20,0 2. Khách hàng không trả nợ 27 77,1 30 85,7 16 80,0 - Do sử dụng sai mục đích 5 18,5 3 8,6 4 25,0

- Kinh doanh thua lỗ 12 44,4 14 40,0 7 43,8

- Năng lực quản lý kém 7 25,9 11 31,4 3 18,8

- Do thiên tai 3 11,1 2 5,7 2 12,5

Tổng 35 100 35 100 20 100

Bảng 4.12 cho thấy nếu ngân hàng chỉ có căn cứ vào mục đích sử dụng trên hồ sơ vay vốn sẽ đẫn đến tình trạng sử dụng sai mục đích là khá cao do kinh doanh thua lỗ khách hàng không trả nợ cho ngân hàng chiểm tỷ từ 90% trở lên. Điều này là do khách hàng đã sử dụng sai mục đích trong đó số DN ngoài nhà nước có tỷ lệ cao chiếm 27% sau đó là DNNN chiểm tỷ lệ 25%. Do vậy sẽ có nguy cơ dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

+ Do khách hàng có năng lực quản lý kinh doanh kém, đầu tư nhiều lĩnh vực vượt quá khả năng quản lý và còn xem vốn ngân hàng là vốn của nhà nước

Khi các doanh nghiệp vay tiền Chi nhánh Thăng Long để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực. Quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế. Các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, thua lỗ kéo dài không thể thanh toán các khoản công nợ, nhất là nợ vay ngân hàng. Kết quả điều tra cho thấy.

Một số các DNNN còn quen theo cách hết vốn thì nhà nước lo chứ không phải là việc của mình. Khi đến hạn trả nợ thì tìm cách trì hoãn, lần lượt hứa hẹn, ngân hàng mời họp nhiều lần vẫn không đến, đưa ra nhiều nguyên nhân, lý do trì hoãn trả nợ mặc dù sau khi xác định cho thấy vẫn có đầy đủ khả năng trả nợ. Điều này liên quan đến thiếu sót khi thẩm định tư cách khách hàng vay, các khách hàng đến vay lần đầu, thiếu thông tin thẩm định. Cụ thể tình hình này được thể hiện ở bảng 4.13.

Từ kết quả điều tra cho ta thấy chủ yếu là do khả năng thanh toán của các khách hàng còn thấp; điều này cũng làm cho khả năng rủi ro tín dụng có thể xảy ra cho ngân hàng. Trong đó việc thẩm định khả năng thanh toán của các DN ngoài nhà nước chiểm tỷ lệ cao nhất chiểm tỷ lệ 26%. Tiếp đó là do năng lực quản lý của các doanh nghiệp còn yếu kém bộc lộ rõ nét nhất là ở các DNNN chiếm tỷ lệ 21%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh thăng long nhân hàng thương mại cổ phần bắc á (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)