Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
3.3. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng ngân hàng
* Tổng dư nợ: Tổng các khoản tiền ngân hàng cho khách hàng vay tính đến
thời điểm tháng, quý, năm. * Tỷ lệ nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = Số dư nợ quá hạn x 100 Tổng dư nợ
Chỉ tiêu trên phản ánh số dư nợ gốc và lãi suất đã quá hạn mà chưa thu hồi được. Nợ quá hạn cho biết, cứ trên 100 đồng dư nợ hiện hành có bao nhiêu đồng đã quá hạn, đây là một chỉ tiêu cơ bản cho biết chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ chất lượng tín dụng thấp và ngược lại. Tỷ lệ nợ quá hạn chỉ phản ánh những số dư thực sự đã quá hạn mà không phản ánh toàn bộ quy mô dư nợ có nguy cơ quá hạn.
* Tỷ lệ tổng dư nợ có nợ quá hạn Tỷ lệ tổng dư nợ có nợ quá hạn (%) = Tổng dư nợ có nợ quá hạn x 100 Tổng dư nợ
Do chỉ tiêu “Tổng dư nợ có nợ quá hạn” bao gồm toàn bộ dư nợ của một khách hàng (kể cả đến hạn và chưa đến hạn) kể từ khi xuất hiện món nợ quá hạn đầu tiên, nó phản ánh chính xác hơn mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng.
* Tỷ lệ nợ quá hạn của từng đối tượng vay Tỷ lệ nợ quá hạn của
từng đối tượng vay (%) =
Số khách hàng quá hạn
x 100 Tổng số khách hàng có dư nợ
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 khách hàng vay vốn, thì có bao nhiêu khách đã quá hạn. Nếu tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn cao chứng tỏ rủi ro tín dụng tập trung
ở nhiều khách hàng, ngược lại tỷ lệ này thấp chứng tỏ rủi ro tín dụng tập trung ở một số khách hàng lớn. Trong trường hợp nhiều khách hàng có nợ quá hạn thì nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng có thể do biến động mang tính chu kỳ, là rủi ro hệ thống hoặc do việc thẩm định khách hàng của ngân hàng chưa tốt.
* Tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu (%) =
Tổng nợ xấu
x 100 Tổng dư nợ
Thông qua chỉ tiêu nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ có thấy được mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ đó đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy chất lượng tín dụng của tổ chức càng kém.
Theo quy định hiện nay của NHNN Việt Nam nợ xấu bao gồm nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 và tỷ lệ nợ xấu không vượt quá 5% tổng dư nợ.
* Tỷ lệ trích lập dự phòng Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro TD (%) = Dự phòng rủi ro tín dụng x 100 Dự nợ bình quân
Tùy theo cấp độ rủi ro mà tổ chức tín dụng phải trích lập dự phòng rủi ro từ 0 đến 100% giá trị của từng khoản cho vay (sau khi trừ giá trị tài sản bảo đảm đã được định giá lại). Như vậy, nếu ngân hàng có danh mục cho vay càng rủi ro thì tỷ lệ trích lập dự phòng cũng sẽ càng cao.