Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh thăng long nhân hàng thương mại cổ phần bắc á (Trang 65 - 67)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

a. Thu thập số liệu thứ cấp

Để thu thập số liệu thứ cấp tôi đã sử dụng phương pháp kế thừa tư liệu, các nguồn thu thập số liệu thứ cấp bao gồm:

+ Nguồn số liệu công bố từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng công thương Việt Nam, từ Trung tâm thông tin tín dụng CIC.

+ Nguồn số liệu, thông tin đăng trên tạp chí sách báo, các công trình nghiên cứu của các chuyên gia, báo cáo khoa học, thông tin trên website.

+ Tại Chi nhánh Thăng Long: Thu thập thông tin trên hồ sơ khách hàng, hồ sơ tín dụng qua các năm từ 2013 đến năm 2015.

+ Những thông tin tư liệu cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương qua các tài liệu thống kê của Phòng Thống kê Tp Hà Nội.

+ Thông tin tư liệu về sản xuất nông nghiệp, kinh tế công nghiệp, thị trường tiêu thụ và thương mại dịch vụ, sản xuất hàng hóa, các tài liệu về chính sách nông nghiệp, chính sách kinh doanh thương mại dịch vụ và quy định về tín dụng ngân hàng, vấn đề rủi ro và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng…Được lấy từ sách tham khảo, tạp chí chuyên ngành, báo cáo khoa học và của các cơ quan chuyên môn như Ngân hàng TMCP Bắc Á, Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Bắc Á – CN Thăng Long …

b. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua một số phương pháp sau:

* Phương pháp phỏng vấn

+ Phỏng vấn trực tiếp: Lãnh đạo Chi nhánh, các cán bộ phụ trách, cán bộ phòng về nguyên tắc cho vay, điều kiện cho vay, phương pháp quản lý tín dụng, phương pháp thẩm định, phương pháp xử lý nợ.

+ Phỏng vấn cán bộ lãnh đạo và cán bộ chuyên trách của một số doanh nghiệp có vay vốn tại Chi nhánh.

* Phương pháp điều tra chọn mẫu

Trên cơ sở hồ sơ tín dụng của các doanh nghiệp vay vốn, tôi đã chọn doanh nghiệp vay vốn gồm Công ty Cổ phần, DNNN, Công ty TNHH và các Doanh nghiệp tư nhân, các hộ gia đình, cá nhân để điều tra. Chủ yếu là những doanh nghiệp có nợ xấu và còn dư nợ, việc điều tra trực tiếp nhằm làm cơ sở cho việc phân tích các nguyên nhân gây ra rủi ro.

Bảng 3.1. Số lượng mẫu điều tra

Diễn giải Tổng số Số mẫu

1. DN Nhà nước 350 35

2. DN Ngoài quốc doanh 650 35

3. Hộ gia đình, cá thể 500 20

Nguồn: dự tính của tác giả

3.2.2. Phương pháp xử lý tài liệu

Các số liệu thu thập được chúng tôi đưa vào máy tính với phần mềm Excel để tổng hợp và hệ thống hoá lại những tiêu thức cần thiết, các số liệu điều tra sẽ được mã hoá trong quá trình xử lý.

3.2.3. Phương pháp phân tích

a. Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân, các bảng biểu số liệu và diễn tả bằng lời văn để phân tích thực trạng rủi ro tín dụng và những biện pháp ngân hàng đã thực hiện trong thời gian qua.

b. Phương pháp so sánh

Đây là phương pháp lâu đời và được sử dụng phổ biến. So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu. Trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển, yếu kém từ đó tìm ra các giải pháp quản lý tối ưu trong từng trường hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh thăng long nhân hàng thương mại cổ phần bắc á (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)