Rủi ro trong thẩm định hồ sơ tài chính của DN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh thăng long nhân hàng thương mại cổ phần bắc á (Trang 93 - 96)

Chỉ tiêu

DNNN DN ngoài nước nhà Hộ gia đình

Số lượng (hồ sơ) Tỷ lệ (%) lượng Số (hồ sơ) Tỷ lệ (%) lượng Số (hồ sơ) Tỷ lệ (%) 1. Thẩm định chi phí SX chưa đúng so với thực tế 2 5,7 5 14,3 1 5,0 2. Chưa thẩm định được các dòng

tiền thu- chi 5 14,3 8 22,9 4 20,0

3. Chưa thẩm định nợ phải trả,

chưa thu hồi được do bán chịu 8 22,9 3 8,6 3 15,0

4.Thẩm định khả năng thanh

toán thấp 3 8,6 5 14,3 1 5,0

5. Thẩm định khả năng sinh lời

của khách hàng chưa tăng 4 11,4 2 5,7 5 25,0

6. Không xem xét khả năng kiểm

soát chi phí 8 22,9 9 25,7 2 10,0

7. Chưa thẩm định đánh giá đúng

thực tế năng lực điều hành SXKD 5 14,3 3 8,6 4 20,0

Tổng 35 100 35 100 20 100

Nguồn: Từ kiểm tra hồ sơ tín dụng của Chi nhánh

* Rủi ro tín dụng do nguyên nhân từ phía Chi nhánh Thăng Long

Nhìn chung, chi nhánh đã chấp hành nghiêm túc các quy định, quy trình nghiệp vụ tín dụng của NHTM CP Bắc Á, công tác quản lý rủi ro đã có chuyển biến tích cực và phát huy tác dụng, xong còn tồn tại ở một số mặt sau:

- Cơ sở vật chất còn hạn chế: Máy móc trang thiết bị của ngân hàng tuy được

trang bị mới và ngày càng được cải thiện nhưng vẫn chưa có những thiết bị, phần mềm phục vụ cho công tác thẩm định và quản lý thông tin đạt chất lượng tốt. Thông tin giữa các ngân hàng còn rất hạn chế, có thể dẫn đến việc nhiều ngân hàng cùng cho vay một khách hàng đến mức vượt quá giới hạn tối đa thì rủi ro sẽ bị chia đều cho tất cả không chừa một ngân hàng nào.

- Về chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng của NHTM CP Bắc Á trong thời gian qua, mặc dù ở một mức độ nào đó đã phát huy được vai trò và hiệu quả trong công tác quản lý, kiểm soát tín dụng, nhưng vẫn còn bộc lộ một số bất cập, hạn chế nhất định. Đó là, trong một thời gian dài, Hội sở chính luôn giao cho các chi nhánh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng bình quân khoảng 25%-30%/năm. Hơn nữa, chỉ tiêu trên còn được coi là một tiêu chí đánh giá thi đua, đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch của chi nhánh. Hậu quả là các chi nhánh đã chấp nhận những khoản tín dụng có chất lượng thấp để đạt được chỉ tiêu tăng trưởng định lượng. Chiến lược này đến nay đã cho thấy mặt trái của sự tăng trưởng nhanh như: nợ xấu gia tăng ngày một nhiều khi CN Thăng Long chuyển sang chính sách thắt chặt tín dụng, thắt chặt các điều kiện, tiêu chuẩn vay vốn, thay vì giao mức tăng trưởng như trước kia thì nay khống chế mức tăng trưởng không được vượt trần hay không được vượt giới hạn tín dụng do Hội sở chính giao.

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số nhân viên ngân hàng còn hạn

chế: nghiệp vụ tín dụng là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất của hoạt động

ngân hàng và lợi nhuận đem lại từ nghiệp vụ này là cao nhất so với nghiệp vụ khác nhưng nguy cơ rủi ro tín dụng cũng rất cao, vì vậy đòi hỏi cán bộ làm công tác tín dụng phải có đầy đủ năng lực, trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm... Thực tế các chi nhánh, có một số cán bộ tín dụng chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác tín dụng như chưa có nhiều kinh nghiệm nhiều trong thẩm định hồ sơ tín dụng, trình độ chuyên môn còn hạn chế... Ngoài ra, một số cán bộ tín dụng còn chưa nghiên cứu kỹ các quy trình, quy chế cho vay hiện hành nên đã giải quyết hồ sơ khi chưa có đủ các điều kiện cho vay theo quy định, sai quy chế cho vay hiện hành.

- Hạn chế trong chấm điểm/ xếp hạng khách hàng:

Một số lỗi còn tồn tại liên quan đến việc xếp hạng tín dụng khách hàng và phân loại nợ như sau:

+ Một khách hàng quan hệ tại nhiều chi nhánh mà các chi nhánh không phối hợp với nhau dẫn đến tình trạng cùng một khách hàng nhưng các chi nhánh lại nhập ở các mức hạng khác nhau.

+ Một số chi nhánh chưa thực hiện đúng hướng dẫn của Phòng tin học về nhập hạng khách hàng tại màn hình “xếp hạng tín dụng” với cùng một khách hàng quan hệ tại chính chi nhánh được nhập các mức hạng khác nhau.

+ Một vài tiêu chí chấm điểm về chỉ tiêu tài chính và phi tài chính còn hơi đơn giản, ít lựa chọn trong khi các doanh nghiệp hoặc cá nhân có rất nhiều trạng thái biểu hiện không thể diễn tả bằng một vài lựa chọn. Mặt khác việc đánh giá xếp hạng khách hàng được thực hiện một năm một lần, quá thoáng trong khi tình hình kinh tế biến đổi hàng ngày.

- Công tác thẩm định dự án vay vốn

Công tác thẩm định tín dụng tạiChi nhánh Thăng Long còn nhiều thiếu xót. Thẩm định là hoạt động quan trọng nhất trong hoạt động tín dụng. Nhưng trong quá trình thực hiện nghiệp vụ này nhiều nhân viên tín dụng mắc phải nhiều thiếu xót dẫn đến không thu hồi được các khoản nợ đúng hạn. Đây là một trong những ảnh hưởng xấu đến chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng.

- Giai đoạn thu thập thông tin về khách hàng

Hiện nay nguồn thu thập thông tin chủ yếu của cán bộ tín dụng là từ trung tâm thông tin tín dụng (CIC) và nguồn thông tin trên báo chí...Tuy nhiên, các nguồn thông tin này cũng rất hạn chế và thường là thông tin thứ cấp và không được cập nhật kịp thời. Do đó, khi sử dụng thì mất đi tính thời sự và có nhiều sai lệch có thể dẫn đến RRTD. Nguyên nhân là do các DN có quan niệm xem tất cả thông tin hoạt động kinh doanh của mình là bí mật” và không muốn tiết lộ cho bất kỳ cơ quan nào, kể cả cơ quan thuế, hay cơ quan quản lý. Nếu có cung cấp ra ngoài thì các thông tin cũng đã được ”chỉnh sửa, nâng cấp”. Chính vì thế mà mức độ minh bạch, công khai về thông tin của các DN rất kém. Đây có thể xem là một trong những nhân tố cơ bản dẫn đến RRTD cho ngân hàng.

- Công tác kiểm tra sau khi cho vay

Quá trình thẩm định tín dụng hiện được thực hiện khá kỹ và bài bản. Tuy nhiên, công tác kiểm tra giám sát món vay định kỳ đánh giá lại tình hình doanh nghiệp, khoản vay và tài sản đảm bảo lại bị buông lỏng.

Phương pháp kiểm tra không khoa học, nhiều khi chỉ là kiểm tra có hình thức đối phó nên không phát hiện được những dấu hiệu bất thường trong hoạt động của doanh nghiệp. Còn tồn tại tình trạng gia hạn nợ dễ dãi, không tìm hiểu kỹ nguyên nhân dẫn tới khó khăn trong trả nợ vay mà chỉ làm theo yêu cầu của doanh nghiệp.

- Giai đoạn thu hồi nợ

Đây là giai đoạn rất quan trọng trong quy trình tín dụng nhằm kết thúc một chu kỳ cho vay, thu hồi vốn gốc và lãi cho ngân hàng. Tuy nhiên, phần lớn các cán bộ

tín dụng còn xem nhẹ giai đoạn này và cũng chỉ thực hiện một số biện pháp bị động để thu hồi nợ như: làm thông báo nợ đến hạn, gọi điện thoại nhắc nợ..., mà chưa đi sâu vào theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh, doanh thu, dòng tiền của doanh nghiệp để có các biện pháp thu hồi nợ kịp thời.

- Tâm lý ỷ lại tài sản thế chấp

Tài sản thế chấp là nguồn thu thứ hai của ngân hàng trong trường hợp khách hàng không trả được nợ. Tuy nhiên, do hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện chưa đồng bộ, nhất quán nên thủ tục để phát mại, thanh lý tài sản đảm bảo nhằm thu hồi nợ vay là rất mất thời gian và phức tạp. Ngoài ra, việc tài sản đảm bảo không đủ giấy tờ pháp lý, bị tranh chấp, giảm giá trị...Cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hồi nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh thăng long nhân hàng thương mại cổ phần bắc á (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)