Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Thực trạng quản lý đường giao thông nông thôn tại huyện Tiền Hải, Tỉnh
4.2.3. Quản lý khai thác đường giao thông nông thôn huyện Tiền Hải, Tỉnh
Thái Bình
4.2.3.1. Kế hoạch quản lý khai thác sử dụng
Trong những năm qua, với vai trò quản lý nhà nước trên địa bàn huyện Tiền Hải các cấp đã có những biện pháp tuyên truyền, phổ biến các văn bản mang tính pháp quy của nhà nước đến các cấp cơ sở và người dân nhằm đảm bảo việc khai thác bình thường của hệ thống đường GTNT.
Kinh nghiệm điều hành của hệ thống quản lý từ huyện đến xã đã có sự chuyển biến tích cực, đã thu hút được sự tham gia và đồng tình của người dân, như việc mở rộng đường xã và đường thôn xóm, quản lý phương tiện tham gia
giao thông trên các tuyến đường giao thông nông thôn.
Việc đầu tư mở rộng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, quá trình đô thị hóa phát triển mạnh, các phương tiện có tải trọng lớn gia tăng nên các tuyến đường GTNT hiện nay, đặc biệt là đường xã hầu như chưa đảm bảo về tiêu chuẩn nền, mặt đường và tải trọng thiết kế công trình cho việc vận tải bằng cơ giới loại vừa và lớn. Theo quy định hiện nay, tuỳ theo từng tuyến đường cho phép các loại xe có trọng tải từ 5 - 7 tấn được qua lại, các xe có trọng tải lớn hơn cấp tải trọng thiết kế của công trình cầu đường khi tham gia giao thông trên các tuyến đường này phải xin phép Uỷ ban nhân dân các địa phương quản lý và tuân theo những quy định về giao thông đường bộ.
Bảng 4.11. Phân cấp quản lý đường giao thông trên địa bàn huyện Tiền Hải
TT Cấp quản lý Loại đường Chiều dài
( Km ) Ghi chú
1 Tổng cục đường bộ Việt
Nam Quốc lộ 8,5
Được Bộ GTVT giao nhiệm vụ 2 Sở Giao thông vận tải
Thái Bình Tỉnh lộ 49,3
UBND tỉnh Thái Bình giao nhiệm vụ 3 UBND huyện Tiền Hải Đường huyện 80,1
4 Ủy ban nhân dân xã, thị trấn Đường xã Đường trục thôn Đường nhánh cấp I Đường thôn xóm, đường ra đồng 101,01 259,32 446,96 137,71 Đường thôn xóm, đường ra đồng có thể ủy quyền giao cho thôn, khu dân
cư quản lý Nguồn: Sở GTVT Thái Bình (2016)
Bảo trì công trình là các hoạt động dẫn đến sự tác động của cơ quan quản lý đến hệ thống đường GTNT nhằm duy trì trạng thái khai thác bình thường của tuyến đường, kéo dài thời gian khai thác sử dụng công trình. Bảo trì gồm sửa chữa thường xuyên và sửa chữa định kỳ.
Sửa chữa thường xuyên là công việc diễn ra hàng ngày như duy trì hệ thống biển báo hiệu an toàn giao thông, sửa chữa nhỏ mặt đường, rãy cỏ lề đường. Sửa chữa định kỳ, bao gồm sửa chữa lớn, sửa chữa vừa và sửa chữa đột xuất để khắc phục những hư hỏng của đường. Đối với đường xã và đường thôn
xóm nguồn lực chủ yếu tập trung vào đầu tư xây dựng đường mới, kinh phí dành cho bảo trì vẫn dừng ở mức độ sửa đường, phát quang dọn dẹp đường theo các đợt phát động phong trào, chưa được coi là công tác thường kỳ hàng năm. Bảo trì đường theo kế hoạch hàng năm mới được xây dựng đối với đường huyện của ngân sách huyện, đối với đường xã mới được thị trấn và một số xã quan tâm bố trí kinh phí bảo trì, nhiều xã chưa quan tâm đến công tác bảo trì hệ thống đường GTNT do cấp mình quản lý.
Tuy nhiên do một số nơi mặt đường vẫn còn là đường đất chưa được cứng hóa, hệ thống thoát nước mặt không được bảo dưỡng thường xuyên, hoặc không xử lý triệt để nên đã dẫn đến sự xuống cấp đáng kể, cục bộ bị lầy lội, có khi bị ách tắc giao thông trên tuyến.
Tỷ lệ đường được bảo dưỡng: theo điều tra việc đầu tư cho công tác bảo dưỡng mạng lưới đường GTNT trên địa bàn tỉnh Thái Bình nói chung còn rất thấp, mới có khoảng 50% đường huyện, 30% đường xã và 20% đường thôn được thực hiện bảo dưỡng hàng năm.
Công việc thanh toán cũng đã có căn cứ vào các quy định, cụ thể việc khoán sữa chữa thường xuyên dựa vào bảng sau:
Bảng 4.12. Tình hình khoán sửa chữa thường xuyên đường huyện
TT Công việc Đơn vị Định mức chi phí
1 Hót đất, cát trùm mặt đường m3 1,0
Nhân công bậc 3/7 Công 0,45
2 Bạt lề đường m2 1,0
Nhân công bậc 3,5/7 Công 0,024
3 Rãy cỏ trùm mặt đường m2 1,0
Nhân công bậc 3,5/7 Công 0,021
Nguồn: Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Tiền Hải (2016)
Nguồn vốn cho bảo dưỡng thường xuyên được cân đối giữa ngân sách huyện và theo kế hoạch phân cấp ngân sách của tỉnh. Thông thường bảo dưỡng đường GTNT lấy từ nguồn ngân sách địa phương và nhân công lao động tại chỗ. Do khả năng nguồn vốn rất hạn hẹp nên vốn bảo dưỡng mới đáp ứng được dưới 20-30% chiều dài đường huyện, 10-15% chiều dài đường xã. Mức chi bình quân cho 1 km đường huyện là từ 2-3 triệu đồng/năm từ nguồn ngân sách huyện; cho
đường xã 0,5 triệu đồng/năm bằng nguồn lao động địa phương và hỗ trợ một phần từ ngân sách huyện, tỉnh; đường thôn xóm hoàn toàn huy động lao động tại chỗ để thực hiện sửa chữa một số hư hỏng.
Tỷ lệ vốn cho bảo dưỡng/tổng đầu tư đường GTNT đạt rất thấp, chỉ đạt khoảng 4,0 - 4,5%; điều đó cho thấy hệ thống đường GTNT đang bị xuống cấp nhanh nếu không được bảo trì kịp thời.
4.2.3.2.Thực hiện quản lý khai thác sử dụng
Về tổ chức quản lý khai thác sử dựng, bảo trì hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Tiền Hải, xuất phát từ việc phân cấp đường giao thông nông thôn là đường từ huyện tới xã và đường liên xã, liên thôn nên lãnh đạo, chỉ đạo quản lý và điều hành do UBND huyện thực hiện. Tổ chức quản lý khai thác sử dụng, bảo trì hệ thống GTNT huyện Tiền Hải được phân cấp như sau:
- Đối với các tuyến đường huyện: Các tuyến đường huyện do Uỷ ban
Nhân dân huyện Tiền Hải quản lý, chịu trách nhiệm xây dựng, khai thác, bảo trì theo quy định của UBND tỉnh Thái Bình, cụ thể:
Bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, xử lý kịp thời các trường hợp lấn, chiếm, hoặc sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường GTNT.
Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, chống lấn chiếm, cưỡng chế dỡ bỏ các công trình xây dựng trái phép để giải toả hành lang an toàn đường bộ. Riêng quản lý, sử dụng đất trong và ngoài hành lang an toàn giao thông đối với các tuyến đường trong huyện, UBND huyện có trách nhiệm phổ biến tới từng xã trong huyện về tổ chức thực hiện biện pháp bảo vệ hành lang an toàn đường bộ và những quy định của pháp luật về vấn đề này.
- Đối với các tuyến đường xã
UBND xã có trách nhiệm quản lý khai thác và tổ chức bảo trì các tuyến đường bộ trên địa bàn xã gồm đường xã, đường trục thông, đường nhánh cấp I trục thôn, đường thôn xóm và đường ra đồng. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhân dân trong xã các quy định về phạm vi đất dành cho đường bộ, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ song song với việc sử dụng đất trong và ngoài hành lang an toàn đường bộ theo quy định của pháp luật.
Hiện nay trên địa bàn huyện Tiền Hải tại thị trấn và một số xã lân cận đã đầu tư hoàn chỉnh hệ thống giao thông nông thôn trong xã theo quy hoạch nông
thôn mới bằng các nguồn lực từ ngân sách, nguồn đóng góp của nhân dân, các nguồn xã hội hóa. Từ thụ hưởng thành quả đầu tư xây dựng công trình GTNT, được tập huấn chuyên môn về quản lý đường GTNT cho lãnh đạo xã và cán bộ giao thông xã, với sự tuyên truyền về vai trò của công tác quản lý bảo trì đối với tuổi thọ công trình, các địa phương này đã chủ động phân bổ một phần ngân sách hàng năm cho công tác bảo trì đường giao thông nông thôn.
Bảng 4.13. Phân cấp các đơn vị thực hiện quản lý bảo trì hệ thống đường giao thông nông thôn huyện Tiền Hải
TT Nội dung công việc Đơn vị
thực hiện
1 Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về GTNT trên địa bàn huyện
Phòng Kinh tế hạ tầng huyện 2 Phân cấp việc sửa chữa, bảo trì đường GTNT cho các xã, thị
trấn UBND huyện
3 Quản lý khai thác và bảo dưỡng thường xuyên các tuyến
đường huyện Hạt GT huyện
4 Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về giao thông nông thôn theo quy hoạch phát triển GTNT đã được phê duyệt
UBND các xã, thị trấn 5
Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong phạm vi địa phương quản lý
UBND các xã, thị trấn 6 Tham mưu cho UBND xã thực hiện chức năng quản lý về
GTNT Cán bộ GT xã
Nguồn: Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Tiền Hải (2016)
Nhu cầu vốn cần cho bảo dưỡng thường xuyên hệ thống đường GTNT của huyện Tiền Hải trung bình hàng năm khoảng 7,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện nay hàng năm địa phương bố trí kế hoạch vốn cho bảo dưỡng thường xuyên hệ thống đường GTNT của huyện khoảng 250 triệu đồng/năm, mới đáp ứng được khoảng 4% tổng số nhu cầu vốn. Thực tế công tác bảo dưỡng thường xuyên mới được triển khai trên các tuyến đường huyện và một số tuyến đường xã có mặt đường là kết cấu đá dăm láng nhựa, còn lại hệ thống đường trục thôn, nhánh cấp I, đường thôn xóm, đường nội đồng chưa được bố trí vốn để thực hiện. Kết quả này là do các tuyến đường trục thôn, đường nhánh cấp I trục thôn, đường thôn xóm phần lớn mới được đầu tư, mặt đường sử dụng kết cấu bê tông xi măng. Phần lớn nhận
thức về công tác bảo dưỡng, bảo trì của chính quyền cơ sở và nhân dân chưa đầy đủ cho rằng đầu tư hoàn thành là sử dụng, không quan tâm đến công tác bảo dưỡng thường xuyên.
Bảng 4.14. Nhu cầu vốn bảo dưỡng thường xuyên đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Tiền Hải
TT Loại đường Chiều dài (Km) Đơn giá BDTX bình quân cho 1km/năm (nghìn đồng) Nhu cầu vốn cho BDTX đường GTNT (nghìn đồng) Tỷ lệ (%) 1 Đường huyện 80,1 35.000 2.803.500 36,89 2 Đường xã 101,01 20.000 2.020.200 26,59 3 Đường trục thôn 259,32 5.000 1.296.600 17,06 4 Đường nhánh cấp I 446,96 3.000 1.340.880 17,65 5 Đường thôn xóm, đường ra đồng 137,71 1.000 137.710 1,81 Tổng 1025,1 - 7.598.890 100,00
Nguồn: Phòng Kinh hạ tầng tế huyện Tiền Hải (2016)
Bảng 4.15. So sánh kinh phí bảo dưỡng thường xuyên theo định mức và thực tế cho hệ thống giao thông nông thôn huyện Tiền Hải
TT Loại đường
Đơn giá BDTX bình quân cho
01km/năm (nghìn đồng) Tỷ lệ đạt được (%) Theo định mức Thực tế 1 Đường huyện 25.000 2.500 10 2 Đường xã 15.000 500 3,3 3 Đường trục thôn 5.000 0 0,00 4 Đường nhánh cấp I 3.000 0 0,00 5 Đường thôn xóm, đường ra đồng 1.000 0 0,00
Hệ thống đường huyện, xã chủ yếu là đá dăm láng nhựa hình thành từ lâu, dân cư đang có xu hướng lấp đầy hai bên đường làm giảm khả năng thoát nước trên mặt đường. Bên cạnh đó, lưu lượng xe ngày càng gia tăng, có tuyến còn tăng đột biến do tính chất kết nối quan trọng, kết cấu mặt đường ngày càng dễ bị các tác động nói trên phá vỡ một cách nhanh chóng.
Kinh phí bảo trì gần như được sử dụng xử lý các vị trí cấp thiết mang tính đảm bảo an toàn giao thông cho hai tuyến đường chính của GTNT địa phương, tập trung chủ yếu vào sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất, nguồn kinh phí bố trí cho bảo dưỡng thường xuyên so với nhu cầu đều đáp ứng trung bình 4 – 10% nhu cầu theo kế hoạch đề ra. Nguồn lực của địa phương còn hạn hẹp, nhu cầu để đầu tư mở rộng các tuyến có tính chất quan trọng thúc đẩy phát triển KTXH địa phương được ưu tiên.
Đối với nhu cầu sửa chữa định kỳ, đột xuất hàng năm ước kế hoạch khoảng 12 tỷ đồng; tuy nhiên thực tế bố trí hàng năm chỉ đạt trung bình khoảng 4,3 tỷ đồng, đáp ứng 35,83% và mới được thực hiện ở đường huyện và đường xã.
Bảng 4.16. So sánh kinh phí sửa chữa định kỳ theo định mức và thực tế cho hệ thống đường giao thông nông thôn huyện Tiền Hải
TT Loại đường
Chiều
dài (Km)
Đơn giá sửa chữa định kỳ bình
quân cho 01km/năm (triệu đồng) Tỷ lệ đạt được (%) Theo định mức Thực tế 1 Đường huyện 80,1 80 40 50,00 2 Đường xã 101,01 55 20 36,40
Nguồn: Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Tiền Hải (2016)
Trước những khó khăn về nguồn lực bảo trì theo nhu cầu kế hoạch, huyện đã nghiên cứu một số mô hình quản lý khai thác sử dụng để phát huy hiệu quả đầu tư khai thác, đồng thời giảm thiểu tối đa chi phí bảo trì.
Mô hình 1. Chỉ có sự tham gia của chính quyền địa phương các cấp
- Ưu điểm: mô hình này về mặt quản lý hành chính nhà nước thống nhất, phù hợp với việc quản lý vốn đầu tư, bảo trì.
- Nhược điểm: mô hình này đòi hỏi lực lượng trong biên chế lớn để phân bổ, dàn trải trên khắp các địa bàn quản lý khai thác, nguồn lực hỗ trợ trong quản lý cao.
Mô hình 2. Có tham gia của chính quyền địa phương các cấp và cộng đồng
- Ưu điểm: mô hình này không đòi hòi phân bố lực lượng trong biên chế chính quyền trực tiếp quản lý khai thác, giảm chí quản lý, phát huy được trách nhiệm gắn liền quyền lợi của người sử dụng.
- Nhược điểm: việc quản lý hành chính nhà nước sẽ phát sinh một số phức tạp, trình độ của đội ngũ trong cộng đồng tham gia quản lý khai thác chưa cao cần mất nhiều thời gian chọn lọc, đào tạo.
Trong quá trình triển khai thực hiện tùy theo tính chất quy mô, địa bàn tuyến đường quản lý khai thác để vận dụng cho phù hợp.
Huyện Đường huyện
Xã
Đường xã
Đường trục thôn, đường nhánh cấp I, đường thôn xóm, đường ra đồng
Huyện Đường huyện
Xã
Đường xã
Đường trục thôn, đường nhánh cấp I, đường thôn xóm, đường ra đồng
Cộng đồng
Tuy nhiên, trong giai đoạn vừa qua, công tác quản lý khai thác sử dụng hệ thống đường GTNT trên địa bàn huyện còn tồn tại một số vi phạm nhỏ.
Bảng 4.17. Tổng hợp các vi phạm trong quản lý khai thác đường giao thông nông thôn huyện Tiền Hải năm 2016
TT Loại đường Chiều dài (Km) Số vụ vi phạm quản lý từ cấp chính quyền (Vụ) Số vụ vi phạm quản lý từ mô hình có sự tham gia của cộng đồng (Vụ) 1 Đường huyện 80,1 0 2 2 Đường xã 101,01 1 3 3 Đường trục thôn 259,32 1 11 4 Đường nhánh cấp I 446,96 0 3
5 Đường thôn xóm, đường ra đồng 137,71 0 5
Tổng 1025,1 2 24
Nguồn: Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Tiền Hải (2016)
Các vi phạm trong công tác quản lý chính quyền chủ yếu từ việc chậm xử lý để lấn chiếm hành lang đường bộ. Công tác quản lý của cộng đồng thường vi phạm trong việc chưa hiểu biết đầy đủ về quản lý cấp đường, tạo ra các rào cản không phù hợp trong giao thông như trên đường trục thôn, đường nhánh cấp I như lắp đặt barie không đúng quy định, để nhân dân trồng cây trên hành lang ven đường che khuất tầm nhìn…