4.1.3. Đánh giá hiện trạng hệ thống đường bộ huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Mạng lưới đường bộ trên địa bàn huyện Tiền Hải bao gồm đầy đủ các cấp hạng đường gồm: quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường trục thôn, đường nhánh cấp I trục thôn và đường thôn xóm, đường ra đồng. Hệ thống đường bộ phân bổ đều khắp trên địa bàn, Quốc lộ và các tuyến đường tỉnh chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu các loại đường trên địa bàn huyện nhưng là các tuyến trục chính, rất quan trọng có ý nghĩa đặc biệt đối với sự thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Trong số 4 tuyến đường tỉnh đi qua địa bàn huyện Tiền Hải, hai tuyến đã được đầu tư nâng cấp theo quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp III đồng bằng (đường 39B và đường Đồng Châu); hai tuyến chưa được đầu tư nâng cấp theo quy mô quy hoạch, hiện trạng mặt đường hẹp, chất lượng mặt đường cấp thấp (đường 221A và đường 221D). Các tuyến đường tỉnh cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu vận chuyển, hoạt động sản xuất kinh doanh, thông thương hàng hóa và nhu cầu đi lại của nhân dân.
Mạng lưới đường giao thông nông thôn mặc dù đã được phân bổ đều nhưng tỷ lệ và mật độ đường chưa cân đối; mật độ đường tỉnh, đường huyện so với các địa phương khác trong tỉnh còn thấp hơn.
Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng đường giao thông trên địa bàn: + Đường Quốc lộ: với tổng chiều dài: 8,5 km (QL 37B) đã được đầu tư nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, nền đường rộng 12m, mặt đường rộng 11m, mặt đường cấp cao. Kết quả đầu tư xây dựng đường Quốc lộ trên địa bàn huyện đáp ứng mục tiêu quy hoạch.
+ Đường tỉnh: quy mô còn thấp tương đương đường cấp III, cấp IV đồng bằng, chất lượng đường nhiều đoạn đã xuống cấp, mặt đường kết cấu chính là bê tông nhựa, đá dăm láng nhựa. Kết quả đầu tư xây dựng hệ thống đường tỉnh trên địa bàn huyện đến nay chưa đáp ứng mục tiêu quy hoạch là đường tỉnh đạt tiêu chuẩn cấp III.
+ Đường giao thông nông thôn:
Một số tuyến đường huyện đạt tiêu chuẩn cấp III, cấp IV theo quy hoạch, phần lớn đường huyện trong thời gian qua chưa được quan tâm đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp, chất lượng đường còn thấp chưa đạt mục tiêu theo quy hoạch.
Với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, kế thừa thành tựu phong trào xây dựng đường giao thông nông thôn những năm trước đây các tuyến đường xã, đường trục thôn, đường nhánh cấp I trục thôn, đường ngõ xóm và đường ra đồng trên địa bàn huyện Tiền Hải đã được các địa phương tập trung nguồn lực để đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp mở rộng. Theo mức bình quân, các loại đường do xã quản lý đã được đầu tư đạt chuẩn tiêu chí giao thông nông thôn mới là 88,4% vượt mức bình quân chung toàn tỉnh.
Trong số các loại đường do xã quản lý, đường trục thôn và đường nhánh cấp I trục thôn đạt tiêu chí nông thôn mới với tỷ lệ cao nhất, đây là những tuyến đường gắn bó nhất với đời sống của người dân nông thôn. Như vậy, người dân đã ý thức được hiệu quả thiết thực của việc làm đường giao thông nông thôn nên tích cực tham gia xây dựng loại đường này. Bên cạnh đó đường xã là tuyến đường xương sống của mỗi xã nhưng tỷ lệ đạt chuẩn nông thôn mới thấp nhất, điều này chứng tỏ loại đường này còn phải trông chờ vào nguồn vốn từ ngân sách, việc huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp đường xã trên địa bàn huyện Tiền Hải còn hạn chế.
Tuy nhiên, kết cấu mặt đường của các loại đường trục thôn, đường nhánh cấp I trục thôn, đường ngõ xóm và đường ra đồng sử dụng 100% bê tông xi măng đây là kết quả tất yếu của chương trình hỗ trợ xi măng của tỉnh cho các xã trong xây dựng hạ tầng nông thôn mới. Ưu điểm của loại mặt đường này là huy động được các nguồn lực của các tổ chức cá nhân dưới nhiều hình thức hỗ trợ, đóng góp như vật liệu xây dựng, ngày công lao động để hình thành nên tuyến đường; dân cư thôn xóm có thể tự quản lý, tự tổ chức để thi công công trình; trong quá trình khai thác sử dụng chi phí bảo trì thấp. Bên cạnh đó nhược điểm của loại mặt đường này cũng cần phải nêu ra để các địa phương lưu ý trong quá trình quản lý xây dựng và quản lý khai thác sử dụng, đó là vì thi công chủ yếu là thủ công theo hình thức tự làm nên chất lượng công trình không cao, nền móng đường không đảm bảo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của mặt đường, không đạt được thời gian như mong muốn. Trong quá trình khai thác nếu không quản lý tốt tải trọng phương tiện cho phép đi trên các tuyền đường này, mặt đường bê tông xi măng sẽ bị hư hỏng trong thời gian ngắn, việc sửa chữa mặt đường bê tông xi măng hiện nay chưa có giải pháp hiệu quả thay vì đào bỏ và làm lại.
4.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH TẠI HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH
4.2.1. Quản lý quy hoạch đường giao thông nông thôn huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình Thái Bình
4.2.1.1. Quy hoạch đường giao thông nông thôn
Giao thông vận tải nói chung và giao thông nông thôn nói riêng là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kỹ thuật, là một trong những khâu đột phá cần ưu tiên đầu tư để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Nếu giao thông vận tải không thuận lợi, yếu kém thì khả năng phát triển và thu hút đầu tư từ bên ngoài vào tỉnh, huyện bị hạn chế. Đầu tư phát triển giao thông vận tải và quản lý phát triển giao thông ở nước ta hiện nay chưa thực sự đáp ứng với mong muốn. Vì vậy cần đẩy mạnh phát triển giao thông vận tải, hoàn thiện hạ tầng giao thông trong thời gian tới là hết sức cần thiết, là nền tảng tạo đà phát triển bền vững của địa phương.
Những chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, chương trình hành động thực hiện các nghị quyết của địa phương về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng là một điều kiện rất thuận lợi để các địa phương đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn. Để phát huy hiệu quả đầu tư các công trình giao thông, việc trước hết phải quan tâm đến công tác quy hoạch để xác định đúng trọng tâm, trọng điểm, quy mô cấp hạng của công trình và cân đối các nguồn lực để có lộ trình đầu tư cho phù hợp.
Tỉnh Thái Bình đã lập Quy hoạch tổng thể giao thông vận tải Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó có giao thông nông thôn; Quy hoạch được UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt tại quyết định số 2034/QĐ- UBND ngày 26/7/2016. Theo quy định hiện hành về phân cấp lập và quản lý quy hoạch, UBND huyện Tiền Hải có nhiệm vụ lập và phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải trên địa bàn huyện cho từng giai đoạn, Quy hoạch đường giao thông nông thôn là nội dung trọng tâm trong Quy hoạch phát triển giao thông vận tải của huyện Tiền Hải. Quy hoạch giao thông vận tải của huyện Tiền Hải đến năm 2020, định hướng đến 2030 cần kế thừa quy hoạch trước đó, phù hợp với quy hoạch tổng thể giao thông vận tải của tỉnh Thái Bình trong cùng giai đoạn.
định hướng đến 2030 cần đạt được các mục tiêu cơ bản sau:
Cập nhật quy hoạch xây dựng các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh đã được đề cập trong quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Thái Bình, theo đó đến năm 2020 Quốc lộ 37B đoạn qua huyện Tiền Hải, các tuyến đường tỉnh lộ được đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng. Xây dựng hệ thống đường GTNT có tính huyết mạch liên vùng và liên kết với các địa phương lân cận, thường xuyên duy tu bảo dưỡng đảm bảo giao thông thông suốt êm thuận, đến năm 2020 ưu tiên khép kín các tuyến quy hoạch.
Quy hoạch về giao thông nông thôn trong quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng 2030 xác định:
- Các tuyến đường huyện đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV, cấp V; tỷ lệ rải nhựa, bê tông xi măng đạt 100%.
- Đường xã tối thiểu đạt tiêu chuẩn cấp V, cấp VI; tỷ lệ rải nhựa hoặc bê tông xi măng đạt 90% đến năm 2020 và 100% sau năm 2020; định hướng sử dụng loại kết cấu mặt láng nhựa, BTXM cho các tuyến đường xã.
- Đường trục thôn, đường nhánh cấp I trục thôn đạt tiêu chuẩn GTNT loại A, B; tỷ lệ cứng hóa mặt đường đạt 80% vào năm 2020 và 100% sau năm 2020. Định hướng kết cấu cứng hóa mặt đường cho loại đường này bằng BTXM.
- Đường thôn xóm, đường ra đồng tối thiểu đạt tiêu chuẩn GTNT loại C trở lên; đến năm 2020 tỷ lệ cứng hóa đạt 50% và đến 2030 đạt 100%. Định hướng kết cấu cứng hóa mặt đường cho loại đường này bằng BTXM.
Hiện nay huyện Tiền Hải chưa lập quy hoạch phát triển giao thông vận tải của huyện, công tác quy hoạch mới dừng ở bước lập Đề án "Cải tạo, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giao thông thuộc huyện quản lý giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030". Các tuyến đường khác thuộc giao thông nông thôn của huyện yếu tố quy hoạch chủ yếu nằm trong nội dung Quy hoạch về tiêu chí giao thông trong quy hoạch nông thôn mới của từng xã.
Quy hoạch phát triển giao thông vận tải huyện Tiền Hải cần bám sát kết quả quy hoạch trước đó. Nhưng sự xuất hiện của các nhân tố mới, quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện đòi hỏi phải có sự rà soát điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải nói chung, quy hoạch giao thông nông thôn nói riêng để đáp ứng nhu cầu phát triển giai đoạn
2016 – 2020 và sau năm 2020. Trong quá trình phát triển giao thông nông thôn huyện Tiền Hải, do nhiều nguyên nhân đã xuất hiện những công trình nằm ngoài quy hoạch hoặc có cấp hạng, hướng tuyến thay đổi so với quy hoạch đã duyệt.
Vì vậy, xây dựng quy hoạch phát triển giao thông nông thôn huyện Tiền Hải đến năm 2020, định hướng đến 2030 là việc làm rất cần thiết đã được địa phương khẩn trương thực hiện. Nội dung của quy hoạch phải nghiên cứu và giải quyết các vấn đề cơ bản là:
Rà soát, đánh giá các dự án quy hoạch có liên quan, các dự án đầu tư xây dựng về giao thông đang triển khai trên địa bàn để đề xuất các giải pháp điều chỉnh, bổ sung và kết nối cho phù hợp.
Phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện đồng bộ, bền vững và hiện đại. Mạng lưới đường giao thông nông thôn của huyện phù hợp với chiến lược, quy hoạch và chính sách phát triển GTNT của Bộ GTVT và tỉnh Thái Bình. Kế thừa kết quả quy hoạch của giai đoạn trước và thực tế phát triển GTNT đồng thời có sự điều chỉnh cho phù hợp.
Xây dựng mạng lưới luồng tuyến vận tải đường bộ, đường thủy để vận chuyển hành khách và hàng hóa được thuận lợi và hiệu quả; ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng.
Phát triển hệ thống các loại đường giao thông nông thôn tối thiểu phải đáp ứng tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Xây dựng cơ chế, chính sách cho công tác đầu tư phát triển, huy động vốn, quản lý và khai thác công trình giao thông trên địa bàn phù hợp với điều kiện của địa phương.
Sản phẩm quy hoạch phát triển GTNT phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, các quy hoạch ngành, lĩnh vực để phát huy tối đa hiệu quả khai thác hạ tầng GTNT trong phục vụ phát triển kinh tế xã hội và xây dựng nông thôn mới.
Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển Giao thông vận tải của tỉnh Thái Bình đã được UBND tỉnh phê duyệt, UBND huyện Tiền Hải đã phối hợp cùng Sở Giao thông vận tải và các bên có liên quan xây dựng quy hoạch phát triển GTNT, phục vụ phát triển kinh tế xã hội, phát triển nông nghiệp nông thôn phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo phát triển có định hướng.
Bảng 4.6. Quy hoạch đường giao thông huyện Tiền Hải đến năm 2020, định hướng đến 2030
TT Loại đường Chiều dài (Km)
Cấp đường
Đến 2020 Sau 2020
1 Quốc lộ 37B 8,5 Cấp III Cấp III
2 Đường tỉnh 49,3 Cấp III Cấp III
3 Đường huyện 80,1 Cấp V Cấp IV 4 Đường xã 101,01 Cấp VI Cứng hóa 70% Cấp V Cứng hóa 100% 5 Đường trục thôn, đường nhánh cấp I 716,2 Loại A, B Cứng hóa 70% Loại A, B Cứng hóa 100% 6 Đường thôn xóm, đường ra đồng 137,71 Loại C Cứng hóa 50% Loại C Cứng hóa 100% Nguồn: UBND tỉnh Thái Bình (2016) 4.2.1.2. Kết quả thực hiện quy hoạch đường giao thông nông thôn
Quản lý quy hoạch phát triển đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Tiền Hải là thực hiện các giải pháp thực hiện tổng thể đề án phát triển giao thông nông thôn của huyện và quy hoạch xây dựng nông thôn mới của các xã. Sau thời gian thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng đường GTNT theo quy hoạch, bước đầu đánh giá đạt được một số kết quả:
- Quy hoạch phù hợp đáp ứng việc kết nối các tuyến đường GTNT với nhau và với các tuyến đường xã, huyện, tỉnh, Quốc lộ không gây xung đột.
- Diện mạo giao thông nông thôn có nhiều thay đổi, nền mặt đường được xây dựng theo tiêu chí quy hoạch, hành lang đường bộ được giải tỏa đồng thời với xây dựng công trình mang lại môi trường hoạt động trong giao thông tốt hơn.
- Kết cấu mặt đường được quan tâm, chú trọng chất lượng không dàn trải theo số lượng nên chất lượng các tuyến đường được đầu tư trong thời gian
qua đảm bảo yêu cầu tải trọng phương tiện hoạt động trên địa bàn nông thôn. - Các công trình trên tuyến: cầu, cống được các địa phương, chủ đầu tư quan tâm đầu tư đồng bộ với đường, hạn chế tình trạng tập trung làm đường GTNT còn cầu, cống mở rộng sau.
- Quy hoạch chi tiết mặt cắt, xác định lộ trình đầu tư xây dựng các tuyến đường kết hợp làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia xây dựng đường GTNT, xây dựng nông thôn mới đã huy động được các nguồn lực trong đó có sự đóng góp to lớn của nhân dân.
- Tạo động lực cho việc nhân rộng các mô hình xây dựng trong khu vực và phát triển trên bình diện rộng.
Đối chiếu với những yêu cầu đặt ra đối với giao thông nông thôn trong quy hoạch tổng thể GTNT tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Đề án "Cải tạo, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giao thông thuộc huyện quản lý giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030", quy hoạch về tiêu chí giao thông trong quy hoạch nông thôn mới của từng xã. Chúng ta kết luận như sau:
- Tỉnh Thái Bình cần quan tâm đầu tư hệ thống đường tỉnh trên địa bàn huyện Tiền Hải từ nay đến năm 2020 đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng theo quy hoạch tổng thể GTVT của tỉnh.
- Hệ thống đường huyện đến nay mới được đầu tư cải tạo, nâng cấp đạt 44,3% so với yêu cầu cần đạt được đến năm 2020, thời gian còn lại của giai đoạn