3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Vị trí địa lý: Huyện Tiền Hải phía Tây giáp huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình, phía Đông giáp biển Đông, phía Bắc giáp huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình, phía Nam giáp tỉnh Nam Định. Huyện Tiền Hải nằm kẹp giữa hai cửa biển là cửa Trà lý (sông Trà Lý) và cửa Ba Lạt (sông Hồng).
Tiền Hải là huyện ven biển, địa hình của huyện tương đối bằng phẳng không có đồi núi. Huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500-2.000 mm, tập trung chủ yếu vào mùa hè chiếm tới 80% lượng mưa cả năm. Độ ẩm không khí giao động từ 80-90%. Điều kiện tự nhiên của huyện Tiền Hải mang đầy đủ các yếu tố đặc trưng của vùng đồng bằng bắc bộ châu thổ sông Hồng (UBND huyện Tiền Hải, 2016).
Với đặc điểm tự nhiên hai mặt giáp sông, một mặt giáp biển mạng lưới giao thông đường bộ đối ngoại của huyện Tiền Hải không được thuận lợi, mật độ đường giao thông quốc lộ, tỉnh lộ trên địa bàn thấp, giao thông nông thôn đóng vai trò rất quan trọng phục vụ thông thương hàng hóa và đi lại của nhân dân trong nội huyện.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Tài nguyên
Là một huyện ven biển với 23 km bờ biển và vùng bãi triều rộng lớn rất thích hợp cho việc nuôi trồng thủy hải sản, đặc biệt là loài nhuyễn thể như ngao, sò.
Rừng ngập mặn ven biển Tiền Hải khá đa dạng về các loài sinh vật.
Về diện tích tự nhiên của huyện Tiền Hải là 231,3 Km2, chiếm khoảng 14,4% diện tích toàn tỉnh Thái Bình, địa hình bằng phẳng, không có đồi núi, mặt đất tự nhiên thấp dần từ tây sang đông. Đất đai có 4 nhóm đất chính: nhóm đất cát, nhóm đất phù sa, nhóm đất phèn mặn, nhóm đất mặn.
Diện tích đất nông nghiệp toàn huyện là 11.824 ha chiếm 51,1% tổng diện tích đất tự nhiên; đất lâm nghiệp là 511 ha chiếm 2,2%; đất chuyên dùng 4.289 ha chiếm 18,5%, còn lại là đất ở và các loại đất khác. Nhìn chung đất đai khá đa dạng, thích nghi với nhiều loại cây lương thực, cây lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Tiền Hải có mỏ khí tự nhiên với trữ lượng lớn khoảng 60 tỷ m3 khí, hiện nay đang được khai thác để phục vụ công nghiệp sản xuất gốm sứ, thuỷ tinh, điện khí. Ngoài việc thăm dò mỏ dầu, than nâu trong vùng thềm lục địa và vùng biển thuộc Tiền Hải mở ra khả năng lớn cho việc phát triển công nghệ khai khoáng (UBND huyện Tiền Hải, 2016).
3.1.2.2. Hành chính, dân số và lao động
Cơ cấu tổ chức hành chính huyện Tiền Hải gồm 34 xã và 01 thị trấn, trung tâm huyện lỵ của huyện là Thị trấn Tiền Hải.
Cho đến ngày 31/12/2016 dân số toàn huyện có 209.487 người với 57.775 hộ, trong đó dân làm nông nghiệp chiếm tới hơn 90%. Mật độ dân số trung bình là 906 người/ km2, phân bố không đều giữa các xã. Toàn huyện có 115.171 lao động chiếm 54,97% dân số. Dân số chia theo giới tính, Nam 101.374 người chiếm 48,4%; Nữ 108.113 người chiếm 51,6%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện bình quân trong thời gian qua là 0,76%/ năm. So với các huyện, thị trong tỉnh Thái Bình thì mật độ dân số huyện Tiền Hải có mật độ thấp nhất nhưng cao hơn nhiều so với mật độ bình quân chung của cả nước.
Bảng 3.1. Hành chính, diện tích, dân số huyện Tiền Hải năm 2016
STT Đơn vị xã Diện tích ( Km2 ) Dân số ( người ) Mật độ ( người/Km2 ) 1 An Ninh 6,09 7.142 1.173 2 Bắc Hải 7,4 6.105 825 3 Đông Cơ 8,12 6.099 751 4 Đông Hải 9,8 8.314 848 5 Đông Hoàng 7,28 5.974 821 6 Đông Lâm 5,88 5.171 879 7 Đông Long 7,83 5.010 640 8 Đông Minh 8,34 8.422 1.010 9 Đông Phong 6,1 5.934 973 10 Đông Quý 5,31 5.244 988 11 Đông Trà 4,96 4.186 844 12 Đông Trung 4,31 4.599 1.067 13 Đông Xuyên 4,87 5.797 1.190 14 Nam Chính 6,41 6.376 995
STT Đơn vị xã Diện tích ( Km2 ) ( người ) Dân số ( người/Km2 ) Mật độ 15 Nam Cường 8,3 6.715 809 16 Nam Hà 6,08 6.175 1.016 17 Nam Hải 7,65 9.585 1.253 18 Nam Hồng 8,57 9233 1.077 19 Nam Hưng 7,5 5.912 788 20 Nam Phú 9,85 4.161 422 21 Nam Thanh 3,75 6.712 1.790 22 Nam Thắng 6,0 7.843 1.307 23 Nam Thịnh 5,51 5.485 995 24 Nam Trung 7,83 10.689 1.365 25 Phương Công 4,54 6.205 1.367 26 Tây An 3,76 3.282 873 27 Tây Giang 4,77 6.834 1.432 28 Tây Lương 6,34 7.015 1.106 29 Tây Ninh 10,24 6.020 588 30 Tây Phong 6,74 4.022 596 31 Tây Sơn 5,8 5.007 975 32 Tây Tiến 6,24 4.048 649 33 Vân Trường 6,23 8.603 1.381 34 Vũ Lăng 6,02 4.736 787 35 Thị trấn Tiền Hải 1,58 7.090 4.487 Tổng 231,3 209.487 905,7
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình (2016) 3.1.2.3. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu của Tiền Hải
Trong 5 năm qua Đảng bộ và nhân dân huyện Tiền Hải đã phát huy truyền thống đoàn kết, không ngừng đổi mới, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu thực hiện Nghị quyết Đảng các cấp và Nghị quyết đại hội đảng bộ huyện lần thứ XXVI đã thu được những kết quả quan trọng, tạo ra thế và lực mới trong phát triển. Theo báo cáo Đại hội Đảng bộ huyện Tiền Hải nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã chỉ ra: tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm (2011-2015) đạt 9,96%; trong đó giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản tăng 6,68%; công nghiệp, xây dựng tăng 13,85%; dịch vụ
tăng 7,98%. Cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực; tỷ trọng lao động trong công nghiệp, xây dựng tăng 2,5%, dịch vụ tăng 1,7%; tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm 4,2%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 28,3 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến tích cực nông nghiệp 42,93%; công nghiệp xây dựng 40,2%; dịch vụ 16,87%.
- Về phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới:
Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, song vẫn có bước phát triển khá; giá trị sản xuất bình quân 5 năm tăng 6,68%. Đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ để tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao. Ưu tiên cho công tác quy hoạch và thực hiện giao thông thủy lợi nội đồng, dồn điền, đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từng bước tạo sự liên kết giữa nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện tốt các chính sách, cơ chế hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, quản lý chặt chẽ việc kinh doanh, buôn bán giống cây trồng, vật nuôi và vật tư nông nghiệp. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng bình quân 1,47%/năm.
Chăn nuôi tiếp tục phát triển mạnh về quy mô, số lượng gia súc, gia cầm năm sau tăng so với năm trước. Kinh tế trang trại đã góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa. Toàn huyện có 40 trang trại, 1.654 gia trại chăn nuôi tập trung.
Thủy sản phát triển mạnh cả nuôi trồng, khai thác, chế biến và xuất khẩu. Giá trị sản xuất tăng bình quân 13,2%/năm; sản lượng khai thác đạt 56.000 tấn/năm. Thực hiện quy hoạch vùng nuôi ngao; triển khai xây dựng công trình hạ tầng vùng sản xuất và ươm ngao giống tập trung tại xã Đông Hoàng, Đông Minh. Kết hợp phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với bảo vệ môi trường.
Xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả quan trọng. Công tác tuyên truyền được coi trọng, tạo sự chuyển biến tốt về ý thức, trách nhiệm của cán bộ và nhân dân trong xây dựng nông thôn mới; vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư nông thôn được nâng lên, nhân dân phấn khởi, tin tưởng, tích cực tham gia hưởng ứng. Đã có nhiều cách làm mới, sáng tạo, linh hoạt, lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia. Kết quả, năm 2011-2015 đã huy động nguồn lực đóng góp xây dựng nông thôn mới trên 1.448 tỷ đồng và 2,7 triệu ngày công; tiếp nhận 110.000 tấn xi măng, xây dựng 3.606 cống đầu khâu và 424,7 km đường giao thông, mương máng, thủy lợi nội đồng.
- Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản:
Trong bối cảnh chịu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và suy giảm kinh tế trong nước, huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp giữ vững sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đã thực hiện quy hoạch mở rộng, xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Tiền Hải, thu hút 57 dự án đầu tư vào khu, cụm công nghiệp với tổng số vốn đầu tư thực hiện là 2.248,4 tỷ đồng. Các ngành nghề truyền thống được khôi phục như: dệt chiếu, đan nón, làm hàng thủ công mỹ nghệ; nghề mới được du nhập như: móc sợi, thêu ren, sản xuất đồ gỗ... thu hút hàng vạn lao động nông nhàn vào sản xuất, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống ở khu vực nông thôn.
Đã xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện và các xã, thị trấn. Xúc tiến, xây dựng kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp. Tập trung giải phóng mặt bằng xây dựng một số công trình lớn, có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện như: Quốc lộ 37B, đường 39B Trà Lý, đường Đồng Châu, đường 221B, đường 221C; kiên cố hóa tuyến đê biển số 5, số 6 với chiều dài trên 26 km. Hoàn thành xây dựng đường 8C Tây An đi Vũ Lăng, đường 8B, Đền thờ liệt sỹ huyện, Khu di tích Nguyễn Công Trứ, nâng cấp khuôn viên Đền thờ Bác Hồ. Xây mới và nâng cấp cải tạo 50 trường học, 16 trạm y tế; 20km đường giao thông trục xã, 420 km đường trục thôn nhánh cấp I.
- Về thương mại, dịch vụ:
Dịch vụ, thương mại duy trì ổn định, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa bình quân 5 năm đạt 2.365,5 tỷ đồng, doanh thu vận tải đạt 274 tỷ đồng. Công tác chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại được duy trì thường xuyên. Quản lý chặt chẽ việc kinh doanh của các nhà hàng, khách sạn, dịch vụ internet, cơ sở in ấn, kinh doanh ấn phẩm và các phương tiện giao thông vận tải, đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của nhân dân trên địa bàn. Toàn huyện có 50 xe ô tô chạy tuyến liên tỉnh, 15 xe chạy tuyến nội tỉnh, vận chuyển trên 1 triệu lượt khách mỗi năm.
- Tài chính, tín dụng, ngân hàng:
Công tác quản lý tài chính ngân sách luôn được quan tâm chỉ đạo; có nhiều biện pháp khai thác nguồn thu, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu trên giao hằng năm. Tổng thu ngân sách giai đoạn 2011-2015 đạt 4.443 tỷ đồng, tăng 2,3
lần so với giai đoạn 2006-2010, tăng bình quân 13,4%/năm. Trong đó, thu nội địa đạt 902 tỷ đồng, tăng bình quân 0,8%/năm. Tổng chi ngân sách giai đoạn 2011- 2015 đạt 4.364 tỷ đồng, tăng 2,3 lần so với giai đoạn 2006-2010, tăng bình quân 13,4%/năm. Trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 1.118 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 26% tổng chi ngân sách, tăng bình quân 13,6%/năm.
Hệ thống ngân hàng, tín dụng phát huy hiệu quả trong việc huy động nguồn vốn, mở rộng cho vay tới các thành phần kinh tế, đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo. Hằng năm, các ngân hàng huy động vốn bình quân đạt 1.229 tỷ đồng; dư nợ của các tổ chức, cá nhân phát triển kinh tế đạt 1.201 tỷ đồng.
- Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường:
Công tác quản lý, chấn chỉnh việc sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường chuyển biến tích cực. Hoàn thành đo đạc dự án VLAP; bổ sung kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020. Trong 5 năm, đã quy hoạch chuyển mục đích sử dụng 67,5 ha đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; cấp 16.300 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đầu tư xử lý rác thải sinh hoạt công nghệ lò đốt rác theo mô hình xã, liên xã. Đến năm 2015, đã có 08 xã xây dựng lò đốt rác và đưa vào sử dụng, 90% cơ sở sản xuất mới xây dựng hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường; 98% khu dân cư có tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt. Ý thức trách nhiệm và hành động của các doanh nghiệp, của mỗi người dân trong việc giữ gìn vệ sinh, môi trường được nâng lên (Huyện ủy Tiền Hải, 2015).
Đánh giá chung:
Trong những năm qua nền kinh tế của huyện Tiền Hải có những chuyển biến rõ rệt, cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực, thu nhập bình quân đầu người tăng đạt mức khá.
Xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả quan trọng, hết năm 2016, toàn huyện có 23 xã đạt chuẩn nông thôn mới, năm 2017 có 02 xã đăng ký hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Tiền Hải không chỉ làm tốt công tác phát triển kinh tế mà còn chú trọng phát triển văn hóa – xã hội có chuyển biến tích cực, các vấn đề xã hội được quan tâm giải quyết, đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận nhân dân được nâng lên.
Bảng 3.2. Tổng hợp phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tiền Hải giai đoạn 2014 - 2016
STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2014 Năm 2015 Năm 2106 So sánh ( % )
2015/2014 2016/2015 BQ
1
Tổng giá trị sản xuất ( giá cố định 2010 ) Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Tỷ đồng 9.922,4 11.253,0 12.393,50 113,41 110,14 111,76 3.802,9 3.992,0 4.156,20 104,97 104,11 104,54 4.370,5 5.325,0 6.112,70 121,84 114,79 118,26 1.749,0 1.936,0 2.124,60 110,69 109,74 110,22 2
Tổng giá trị sản xuất ( giá hiện hành ) Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Tỷ đồng 15.099,4 16.813,8 18.185,0 111,35 108,16 109,74 7.168,4 6.987,4 7.461,3 97,47 106,78 102,02 5.311,6 6.969,5 7.619,5 131,21 109,33 119,77 2.619,3 2.856,9 3.104,2 109,07 108,66 108,86 3
Cơ cấu kinh tế
Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ % 41,6 41,3 17,1 40,4 42,5 17,1 41,03 41,9 17,08 - - -
4 Thu nhập bình quân đầu người Triệu
đồng 25,3 28,3 34,0 111,86 120,14 115,93
5 Tỷ lệ hộ nghèo % 4,82 2,97 2,15 - - -
6 Số xã đạt chuẩn nông thôn mới xã 6 10 26 166,67 260,00 208,17
3.1.3. Hạ tầng giao thông vận tải
Từ điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý của địa phương, đối với tỉnh Thái Bình nói chung hạ tầng giao thông vận tải có hai loại hình đó là đường bộ và đường thủy, trong đó đường bộ là chủ yếu. Hạ tầng giao thông vận tải của huyện Tiền Hải mang đầy đủ những đặc điểm chung về giao thông vận tải của tỉnh Thái Bình, đường bộ phát triển đáp ứng cơ bản nhu cầu vận tải hành khách, hàng hóa của xã hội, đường thủy cơ bản dựa vào hệ thống sông ngòi tự nhiên, hàng hóa vận tải đường thủy chủ yếu là vật liệu xây dựng. Tiền Hải là một huyện ven biển với 23Km bờ biển nhưng do nằm kẹp giữa hai cửa sông nên lượng bồi lắng tự nhiên lớn, luồng lạch vận tải ven biển không thuận lợi, vận tải thủy nội địa ven biển và trên các tuyến sông của huyện kém phát triển. Chính vì điều kiện tự nhiên, hiện trạng hạ tầng giao thông vận tải của huyện Tiền Hải chủ yếu là đường bộ, trong phạm vi khuôn khổ đề tài tập trung vào lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ.
Phân bổ mạng lưới
Mạng lưới đường bộ trên địa bàn huyện Tiền Hải bao gồm đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường thôn xóm và các trục chính nội đồng. Hệ thống đường bộ phân bổ đều khắp trên địa bàn, các tuyến quốc lộ và đường