Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Yếu tố ảnh hưởng tới quản lý đường giao thông nông thôn tại huyện Tiền
4.3.4. Năng lực quản lý
bản và nhảy vọt, làm thay đổi không chỉ về số lượng mà còn nâng cấp về chất lượng của các tuyến đường về tận các thôn xóm, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương. Bên cạnh sự phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng đòi hỏi đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý cũng phải được nâng tầm để đáp ứng yêu cầu công việc.
Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, nhiều hạng mục công trình được đầu tư trong đó có công trình giao thông nông thôn phải được thực hiện theo quy định, tuân thủ từ quy hoạch đến trình tự thủ tục quản lý đầu tư xây dựng, đòi hỏi cán bộ cơ sở phải có chuyên môn phù hợp.
Công tác quản lý, duy tu, sửa chữa: tại địa phương cơ sở chưa có lao động chuyên môn được đào tạo bài bản, lực lượng quản lý tại xã, thôn không có lực lượng chuyên trách mà kiêm nhiệm, làm theo sự nhiệt tình của cá nhân đối với công việc của cộng đồng, chủ yếu là những người cao tuổi ít nhiều có kinh nghiệm khi tham gia lao động sản xuất.
Năng lực quản lý đối với đường giao thông nông thôn cần xét trên nhiều khía cạnh tham gia trong quá trình quản lý từ nghiên cứu ban hành chính sách, tổ chức thực hiện quản lý cấp huyện, cấp xã…
Công tác quản lý nhà nước về đầu tư còn một số bất cập, phân bổ nguồn lực còn dàn trải, chi phí đầu tư còn cao, hiệu quả thấp, chưa có chính sách thích hợp để huy động tiềm năng và nguồn lực, nhất là đất đai cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng trọng yếu. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành còn hạn chế, chưa có các giải pháp tháo gỡ kịp thời, hiệu quả dẫn đến các công trình chậm tiến độ, kéo dài thời gian thực hiện các dự án, làm tăng tổng mức đầu tư. Công tác kêu gọi nguồn vốn đầu tư về lĩnh vực giao thông chưa được quan tâm đúng mức.
Năng lực một số chủ đầu tư còn hạn chế, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số cán bộ quản lý dự án còn nhiều hạn chế dẫn đến công tác quản lý dự án, quản lý chất lượng công trình còn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.
Thực tế tại huyện Tiền Hải, đội ngũ cán bộ quản lý cấp huyện tuy có trình độ chuyên môn nhưng lực lượng mỏng, hiện tại cán bộ chuyên trách cho quản lý GTNT huyện chỉ dao động từ 2 -3 người, nếu có điều động bổ sung thì chỉ hoạt động kiêm nhiệm. Về đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã hầu hết trên 80% trình độ chuyên môn không đảm bảo theo yêu cầu. Mặc dù việc đào tạo, tập huấn về công tác quản lý, bảo trì đường GTNT được Sở GTVT Thái Bình tổ chức nhiều đợt trong năm, nhưng đội ngũ cán bộ cấp xã cũng chủ yếu kiêm nhiệm và trình độ
còn yếu nên cũng chỉ đáp ứng một phần công tác quản lý.
Bảng 4.22. Tự đánh giá về trình độ, năng lực và phân công nhiệm vụ của cán bộ tham gia quản lý đường giao thông nông thôn huyện Tiền Hải
TT Cấp quản lý
Chuyên môn đào tạo (%)
Năng lực, trình độ (%)
Phân công nhiệm vụ (%) Phù hợp phù hợp Không Đảm bảo đảm bảo Không Chuyên trách nhiệm Kiêm
1 Tỉnh và Huyện
(n = 10) 70 30 100 0 30 70
2 Xã
(n = 10) 20 80 20 80 50 50
Nguồn: Tổng hợp điều tra (2017)