Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 58)

3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Các xã nghiên cứu đại diện cho hiện trạng tổng thể hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn Tiền Hải. Huyện gồm các xã có thể chia thành 3 vùng khác nhau về điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển giao thông nông thôn và phát triển kinh tế của huyện. Vùng trung tâm có điều kiện tự nhiên thuận lợi, kết nối trực tiếp với tuyến quốc lộ có trình độ phát triển kinh tế và giao thông nông thôn đứng đầu huyện. Vùng phía Tây bắc của huyện gồm các xã có tình hình phát triển kinh tế và giao thông nông thôn ở mức khá của huyện. Vùng khu Nam các xã có trình độ phát triển kinh tế và giao thông nông thôn còn hạn chế.

độ hoàn thiện của hệ thống GTNT, khu vực điều kiện tự nhiên khác nhau, trình độ quản lý hệ thống GTNT khác nhau, kết quả đầu tư GTNT khác nhau. Qua khảo sát sơ bộ trên địa bàn huyện, đề tài chọn 3 xã đại diện đề nghiên cứu là: Xã Tây Lương, xã Phương Công và xã Nam Hồng.

- Xã Tây Lương, một xã nằm ở trung tâm huyện, có lợi thế về địa lý, giáp đường Quốc lộ 37B, tỉnh lộ 39B đã hoàn thành mạng lưới đường giao thông nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới. Kinh tế xã hội của địa phương phát triển mạnh, thuộc nhóm các xã đầu của huyện. Công trình giao thông nông thôn được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách xã và nguồn đóng góp của nhân dân. Sau khi công trình xây dựng hoàn thành công trình được bàn giao cho xã tiếp nhận, quản lý khai thác và vận hành.

- Xã Phương Công, một xã nằm xa trung tâm huyện, điều kiện tự nhiên thuộc diện trung bình, nhưng có hệ thống đường giao thông nông thôn tương đối hoàn chỉnh, đạt chuẩn nông thôn mới nhưng một số đoạn hiện đang xuống cấp, cần phải cải tạo, sửa chữa. Hệ thống đường giao thông nông thôn của xã được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách xã và nguồn đóng góp của nhân dân, đời sống kinh tế của nhân dân trong xã tương đối phát triển.

- Xã Nam Hồng nằm xa trung tâm huyện, địa bàn rộng, điều kiện tự nhiên khó khăn, kết quả xây dựng đường giao thông nông thôn còn hạn chế do khối lượng lớn, đời sống nhân dân còn khó khăn. Nguồn vốn đầu tư cho xây dựng đường giao thông nông thôn từ nguồn ngân sách xã, nguồn nhân dân đóng góp, nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân. Hệ thống đường GTNT trong xã do UBND xã quản lý, khai thác.

Mỗi xã chọn 03 thôn để nghiên cứu, mỗi xã chọn 2 cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ chuyên môn, trưởng thôn, nhân dân với nội dung chủ yếu điều tra khảo sát thực trạng hệ thống đường giao thông nông thôn, các thông tin về giao thông nông thôn của người dân, sự tham gia đóng góp của nhân dân.

Chọn 90 hộ gia đình của 03 xã, thực hiện điều tra chia đều các nhóm hộ về các tiêu chí: đại diện nhóm hộ chưa có đường GTNT, nhóm hộ đã có đường GTNT, nhóm hộ trung bình, nhóm hộ khá và nhóm hộ còn khó khăn. Nội dung khảo sát tập trung vào sự tham gia quản lý và phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn tại địa phương nơi các hộ sinh sống và sự hưởng lợi từ đường giao thông nông thôn trên địa bàn.

Chọn ngẫu nhiên 05 doanh nghiệp (nhà thầu) đã tham gia xây dựng hoặc đã tham gia bảo trì ít nhất một công trình đường giao thông nông thôn trên địa bàn để khảo sát sự tham gia đóng góp phát triển giao thông nông thôn.

Tiến hành điều tra đối với cán bộ quản lý cấp huyện, cấp phòng liên quan đến công tác quản lý đường giao thông nông thôn gồm: Lãnh đạo huyện, Lãnh đạo các phòng ban chuyên môn như: phòng Hạ tầng kinh tế, Phòng Tài nguyên môi trường, phòng Lao động – thương binh xã hội, Trung tâm phát triển quỹ đất, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Tiền Hải, Phòng Tài chính – Kế hoạch, Trung tâm phát triển cụm công nghiệp…

Bảng 3.3. Chọn xã nghiên cứu điểm

TT Xã Đặc điểm Thôn Số mẫu

( hộ )

1 Tây

Lương

Nằm ở trung tâm huyện, đạt tiêu chí giao thông theo nông thôn mới

- Thôn Hiên - Thôn Nghĩa - Thôn Thượng 30 2 Phương Công

Xa trung tâm huyện, đạt tiêu chí giao thông theo nông thôn mới

- Phương Trạch Đông - Phương Trạch Tây - Cổ Rồng 30 3 Nam Hồng

Xa trung tâm huyện, giao thông nông thôn còn hạn chế chưa đạt tiêu chí giao thông theo nông thôn mới

- Phú Lâm

- Tam Bảo

- Đông Biên

Tổng 3 xã 9 thôn 90 hộ

Nguồn: Tổng hợp điều tra (2017)

Bảng 3.4. Tổng hợp mẫu điều tra và tham vấn

TT Đối tượng Số mẫu Phương pháp thu thập

1 Hộ dân 90 Điều tra

2 Nhà thầu xây dựng 05 Tham vấn

3 Cán bộ quản lý - Cấp tỉnh - Cấp huyện - Cấp xã 01 09 10 Tham vấn

Bảng 3.5. Hiện trạng hệ thống đường GTNT của xã điều tra TT Đơn vị xã Hệ thống đường GTNT (Km) Đường trục xã Đường trục thôn Đường nhánh cấp I trục thôn Đường ngõ xóm, ra đồng 1 Tây Lương 2,795 ( 2,795 ) 9,394 ( 9,394 ) 12,003 ( 12,003 ) 8,20 ( 8,20 ) 2 Phương Công 4,60 ( 4,60 ) 2,908 ( 2,908 ) 8,449 ( 8,449 ) 3,560 ( 3,560 ) 3 Nam Hồng 1,60 ( 1,60 ) 21,137 ( 19,688 ) 39,942 ( 26,273 ) 12,520 ( 5,20 )

Ghi chú: số liệu trong ( ) là số Km đường đã được đầu tư theo tiêu chí NTM

Nguồn: UBND huyện Tiền Hải (2017)

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn:

Thống kê về quản lý đường giao thông nông thôn cấp xã.

Các tài liệu thống kê đã công bố về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và giao thông vận tải, giao thông nông thôn trên địa bàn huyện, trong tỉnh, trong nước và trên thế giới.

Các nguồn thông tin về đất đai, dân số, lao động, cơ sở hạ tầng, kết quả phát triển kinh tế các ngành từ các Phòng Kinh tế hạ tầng, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi cục thống kê huyện Tiền Hải, các báo cáo của UBND huyện Tiền Hải, của UBND tỉnh Thái Bình, các số liệu tổng hợp của Sở Giao thông vận tải, của Bộ Giao thông vận tải, nguồn Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2016.

3.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập bằng điều tra hoặc tham vấn về quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn đối với các đối tượng trong địa bàn huyện.

- Cán bộ quản lý đường giao thông nông thôn cấp huyện, tỉnh: 10; - Cán bộ cấp xã: 10;

- Nhà thầu xây dựng đã tham gia xây dựng hoặc bảo trì đường giao thông nông thôn trên địa bàn: 05.

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được phân tổ và xử lý, tính toán các chỉ tiêu nghiên cứu bằng phần mềm Microsoft Excel.

3.2.4. Phương pháp phân tích

3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thông qua các số liệu thống kê có thể phán ánh thực trạng, tình hình thực tế quản lý đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình trong thời gian vừa qua. Mô tả bằng bảng thống kê, trên cơ sở bảng thống kê sắp xếp theo hệ thống hai chiều số liệu các thông tin về đối tượng, các chỉ tiêu thống kê, nội dung trách nhiệm thực hiện trong quản lý. Mô tả bằng số liệu, dùng số tuyệt đối phản ánh quy mô, khối lượng các chỉ tiêu về chiều dài đường, cấp đường, số tuyến đường… Thông qua đó để làm rõ công tác quản lý đường giao thông nông thôn tại huyện Tiền Hải trên các khía cạnh: Quản lý quy hoạch đường GTNT, quản lý đầu tư xây dựng đường GTNT, quản lý khai thác và sử dụng đường GTNT.

3.2.4.2. Phương pháp so sánh

So sánh cả số tuyệt đối và số tương đối, so sánh các chỉ tiêu kế hoạch với thực hiện… ở các hạng mục đường GTNT để thấy được: Sự phát triển của kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn trên các khía cạnh quy hoạch/kế hoạch so với thực tế; Biến động nguồn vốn đầu tư qua các năm; Phân tích thực trạng và thực tế các vấn đề nảy sinh trong quản lý hệ thống đường GTNT tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình trong thời gian vừa qua.

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện hiện trạng GTNT

+ Quy mô (chiều dài) các loại đường phân theo địa bàn, chất lượng đường. + Quy mô và tỷ lệ đường theo hình thức khai thác.

+ Quy mô và tỷ lệ rải mặt đường theo từng loại kết cấu mặt đường. + Quy mô và tỷ lệ đường theo địa phương xã, thôn, xóm.

3.2.5.2. Nhóm chỉ tiêu thể hiện quản lý quy hoạch GTNT

+ Số địa phương có quy hoạch giao thông nông thông. + Số công trình có quy hoạch giao thông nông thôn. + Quy hoạch sử dụng đất dành cho phát triển GTNT.

3.2.5.3. Nhóm chỉ tiêu thể hiện quản lý đầu tư xây dựng GTNT

+ Tỷ lệ từng nguồn vốn đầu tư cho từng loại đường. + Cơ cấu vốn đầu tư: tỉnh – huyện – xã.

+ Tỷ lệ vốn theo hình thức đầu tư.

+ Tốc độ tăng trưởng bình quân của từng loại vốn đầu tư.

3.2.5.4. Nhóm chỉ tiêu thể hiện quản lý khai thác sử dụng GTNT

+ Mức độ tham gia vào từng công đoạn, công tác quản lý và bảo trì. + Mức độ bố trí vốn cho công tác bảo trì.

3.2.5.5. Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả quản lý GTNT

+ Tỷ lệ đường được quản lý bảo trì thường xuyên. + Mức độ hưởng lợi của người dân từ GTNT.

3.2.5.6. Nhóm chỉ tiêu thể hiện các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý GTNT

+ Nhóm chỉ tiêu thể hiện chính sách: số lượng văn bản theo từng cấp, từng lĩnh vực quản lý.

+ Nhóm chỉ tiêu thể hiện phân cấp quản lý.

+ Nhóm chỉ tiêu thể hiện nguồn lực đầu tư: theo nguồn vốn ngân sách, vốn xã hội hóa.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH

4.1.1. Hệ thống đường giao thông đường bộ trên địa bàn huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình tỉnh Thái Bình

Hiện trạng các tuyến đường bộ trên địa bàn huyện (phòng kinh tế hạ tầng huyện Tiền Hải (2014-2016).

- Quốc lộ 37B với tổng chiều dài: 8,5 km đã được đầu tư nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, mặt đường cấp cao.

- Đường tỉnh: Có 4 tuyến với tổng chiều dài 49,3 km. - Đường giao thông nông thôn:

+ Đường huyện có 13 tuyến tổng chiều dài 80,1 km.

+ Đường xã với tổng chiều dài 101,01 km đã cứng hóa bề rộng mặt đường bằng kết cấu đá dăm láng nhựa và bê tông xi măng; tổng chiều dài đạt chuẩn theo nông thôn mới là 83 km.

+ Đường trục thôn với tổng chiều dài 259,30 km đã cứng hóa bằng mặt đường bê tông xi măng với chiều rộng mặt đường, chiều dày kết cấu mặt đường đạt chuẩn nông thôn mới là 230km.

+ Đường nhánh cấp I trục thôn với tổng chiều dài 446,97 km đã cứng hóa mặt đường bằng kết cấu bê tông xi măng đạt chuẩn nông thôn mới là 409,04Km.

+ Đường ngõ xóm, đường ra đồng với tổng chiều dài 137,71Km, trong đó đã được cứng hóa bằng kết cấu bê tông xi măng đạt chuẩn nông thôn mới là 117,67 Km.

Bảng 4.1. Hiện trạng đường giao thông huyện Tiền Hải TT Loại đường Tổng chiều dài (Km) Cơ cấu (%)

Tỷ lệ chiều dài theo kết cấu mặt đường (%) Bê tông nhựa Đá dăm láng nhựa Bê tông xi măng 1 Quốc lộ 8,5 0,78 100 0 0 2 Tỉnh lộ 49,3 4,6 29,4 70,6 0 3 Đường huyện 80,1 7,4 0 83,4 16,6 4 Đường xã 101,01 9,3 0 67,1 32,9 5 Đường trục thôn 259,32 23,9 0 0 88,7 6 Đường nhánh cấp I trục thôn 446,97 41,2 0 0 91,5 7 Đường ngõ xóm, đường ra đồng 137,71 12,7 0 0 85,4 Tổng cộng: 1.082,91 100 - - -

Nguồn: Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Tiền Hải (2016)

Qua số liệu mô tả tại bảng 4.1 chúng ta thấy mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn huyện Tiền Hải có các đặc điểm sau:

- Về cơ cấu các loại đường: Đường Quốc lộ chiếm 0,78%; đường tỉnh lộ chiếm 4,6%; đường huyện chiếm 7,4%; đường xã chiếm 9,3%; đường trục thôn chiếm 23,9%; đường nhánh cấp I trục thôn chiếm 41,2%; đường ngõ xóm và đường ra đồng chiếm 12,7%.

- Kết cấu mặt đường gồm các loại: mặt đường bê tông nhựa, mặt đường đã dăm láng nhựa, mặt đường bê tông xi măng.

- Chất lượng các loại đường: tuyến quốc lộ và một số tuyến tỉnh lộ được xây dựng kết đường cấp cao (mặt đường bê tông nhựa); toàn bộ đường huyện và đường xã đã được cứng hóa mặt đường bằng đá dăm láng nhựa hoặc bê tông xi măng;

ra đồng ruộng chiếm tỷ trong lớn nhất trong mạng lưới đường bộ, loại đường này đã được quan tâm đầu tư, phần lớn đã được cứng hóa mặt đường bằng bê tông xi măng, một số tuyến của loại đường này vẫn là đường đất.

Bảng 4.2. Hiện trạng hệ thống đường tỉnh trên địa bàn huyện Tiền Hải

STT Cấp đường Chiều dài (Km) Tỷ lệ (%) Số tuyến Ghi chú 1 Đường cấp III 21,8 44,13 02 Đường 39B (ĐT.458) Đường Đồng Châu (ĐT.465)

2 Đường cấp IV 14,4 29,35 01 Đường 221A (ĐT.462) 3 Đường cấp V 13,1 26,52 01 Đường 221D (ĐT.464)

Cộng 49,3 100,00 04

Nguồn: Sở GTVT Thái Bình (2016)

Bảng 4.3. Hiện trạng hệ thống đường huyện trên địa bàn huyện Tiền Hải

STT Cấp đường Chiều dài (Km) Tỷ lệ (%) Số tuyến Ghi chú 1 Cấp III 7 8,74 01 Đường 221C (ĐH.31) 2 Cấp IV 27 33,71 04 Đường 221B (ĐH.30) Đường 8B (ĐH.37) Đường 8C (ĐH.38)

Đường đi Nam Hải (ĐH.30A) 3 Cấp V 1,5 1,87 01 Đường đi Nam Thịnh (ĐH.33A)

4 Cấp VI 44,6 55,68 07 Đường 7 (ĐH.35) Đường đê 5 (ĐH.33) Đường 8A (ĐH.36) Đường đê 6 (ĐH.34) Đường 221D (ĐH.32)

Đường đi xã Nam Phú (ĐH.39) Đường đi Đông Trà (ĐH.34A)

Cộng 80,1 100,00 13

Hệ thống đường tỉnh trên địa bàn huyện Tiền Hải, đường đạt tiêu chuẩn cấp III chiếm chủ yếu (44,13 %), còn lại là đường đạt tiêu chuẩn cấp IV, cấp V. Với 4 tuyến đường tỉnh trên địa bàn huyện là những tuyến đường huyết mạch kết nối trung tâm huyện với các vùng, nối liền huyện Tiền Hải với các huyện lân cận.

Trong cơ cấu toàn mạng lưới giao thông đường bộ hệ thống đường huyện đóng vai trò là đường thứ cấp, đường gom. Tuy nhiên, với đường giao thông nông thôn thì đường huyện đóng vai trò huyết mạch, xương sống cho toàn hệ thống. Với thực trạng được mô tả tại bảng 4.3, hệ thống đường huyện của huyện Tiền Hải đã được đầu tư xây dựng cơ bản nhưng phần lớn ( 57,55 % ) chưa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy hoạch đến năm 2020 ( cấp IV ).

4.1.2. Hệ thống đường xã, đường trục thôn, đường nhánh cấp I trục thôn, đường ngõ xóm, đường ra cánh đồng đường ngõ xóm, đường ra cánh đồng

Trong hệ thống đường giao thông nông thôn được phân cấp do xã quản lý bao gồm các loại đường: đường xã, đường trục thôn, đường nhánh cấp I trục thôn, đường ngõ xóm và đường ra cánh đồng. Qua khảo sát đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Tiền Hải, hầu hết các xã đều có đủ bốn loại đường trên.

- Đường xã với tổng chiều dài 101,01 Km, trong đó đã cứng hóa mặt đường rộng từ 3,0 - 5,5 m với chiều dài đạt chuẩn nông thôn mới 78,3 Km, đạt tỷ lệ 77,2%.

- Đường trục thôn với tổng chiều dài 259,32Km trong đó cứng hóa mặt đường bằng bê tông xi măng đạt chuẩn nông thôn mới là 231,11 Km, đạt tỷ lệ 89,1%.

- Đường nhánh cấp I trục thôn với tổng chiều dài 446,97Km trong đó đã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)