TT Công việc Đơn vị Định mức chi phí
1 Hót đất, cát trùm mặt đường m3 1,0
Nhân công bậc 3/7 Công 0,45
2 Bạt lề đường m2 1,0
Nhân công bậc 3,5/7 Công 0,024
3 Rãy cỏ trùm mặt đường m2 1,0
Nhân công bậc 3,5/7 Công 0,021
Nguồn: Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Tiền Hải (2016)
Nguồn vốn cho bảo dưỡng thường xuyên được cân đối giữa ngân sách huyện và theo kế hoạch phân cấp ngân sách của tỉnh. Thông thường bảo dưỡng đường GTNT lấy từ nguồn ngân sách địa phương và nhân công lao động tại chỗ. Do khả năng nguồn vốn rất hạn hẹp nên vốn bảo dưỡng mới đáp ứng được dưới 20-30% chiều dài đường huyện, 10-15% chiều dài đường xã. Mức chi bình quân cho 1 km đường huyện là từ 2-3 triệu đồng/năm từ nguồn ngân sách huyện; cho
đường xã 0,5 triệu đồng/năm bằng nguồn lao động địa phương và hỗ trợ một phần từ ngân sách huyện, tỉnh; đường thôn xóm hoàn toàn huy động lao động tại chỗ để thực hiện sửa chữa một số hư hỏng.
Tỷ lệ vốn cho bảo dưỡng/tổng đầu tư đường GTNT đạt rất thấp, chỉ đạt khoảng 4,0 - 4,5%; điều đó cho thấy hệ thống đường GTNT đang bị xuống cấp nhanh nếu không được bảo trì kịp thời.
4.2.3.2.Thực hiện quản lý khai thác sử dụng
Về tổ chức quản lý khai thác sử dựng, bảo trì hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Tiền Hải, xuất phát từ việc phân cấp đường giao thông nông thôn là đường từ huyện tới xã và đường liên xã, liên thôn nên lãnh đạo, chỉ đạo quản lý và điều hành do UBND huyện thực hiện. Tổ chức quản lý khai thác sử dụng, bảo trì hệ thống GTNT huyện Tiền Hải được phân cấp như sau:
- Đối với các tuyến đường huyện: Các tuyến đường huyện do Uỷ ban
Nhân dân huyện Tiền Hải quản lý, chịu trách nhiệm xây dựng, khai thác, bảo trì theo quy định của UBND tỉnh Thái Bình, cụ thể:
Bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, xử lý kịp thời các trường hợp lấn, chiếm, hoặc sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường GTNT.
Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, chống lấn chiếm, cưỡng chế dỡ bỏ các công trình xây dựng trái phép để giải toả hành lang an toàn đường bộ. Riêng quản lý, sử dụng đất trong và ngoài hành lang an toàn giao thông đối với các tuyến đường trong huyện, UBND huyện có trách nhiệm phổ biến tới từng xã trong huyện về tổ chức thực hiện biện pháp bảo vệ hành lang an toàn đường bộ và những quy định của pháp luật về vấn đề này.
- Đối với các tuyến đường xã
UBND xã có trách nhiệm quản lý khai thác và tổ chức bảo trì các tuyến đường bộ trên địa bàn xã gồm đường xã, đường trục thông, đường nhánh cấp I trục thôn, đường thôn xóm và đường ra đồng. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhân dân trong xã các quy định về phạm vi đất dành cho đường bộ, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ song song với việc sử dụng đất trong và ngoài hành lang an toàn đường bộ theo quy định của pháp luật.
Hiện nay trên địa bàn huyện Tiền Hải tại thị trấn và một số xã lân cận đã đầu tư hoàn chỉnh hệ thống giao thông nông thôn trong xã theo quy hoạch nông
thôn mới bằng các nguồn lực từ ngân sách, nguồn đóng góp của nhân dân, các nguồn xã hội hóa. Từ thụ hưởng thành quả đầu tư xây dựng công trình GTNT, được tập huấn chuyên môn về quản lý đường GTNT cho lãnh đạo xã và cán bộ giao thông xã, với sự tuyên truyền về vai trò của công tác quản lý bảo trì đối với tuổi thọ công trình, các địa phương này đã chủ động phân bổ một phần ngân sách hàng năm cho công tác bảo trì đường giao thông nông thôn.
Bảng 4.13. Phân cấp các đơn vị thực hiện quản lý bảo trì hệ thống đường giao thông nông thôn huyện Tiền Hải
TT Nội dung công việc Đơn vị
thực hiện
1 Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về GTNT trên địa bàn huyện
Phòng Kinh tế hạ tầng huyện 2 Phân cấp việc sửa chữa, bảo trì đường GTNT cho các xã, thị
trấn UBND huyện
3 Quản lý khai thác và bảo dưỡng thường xuyên các tuyến
đường huyện Hạt GT huyện
4 Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về giao thông nông thôn theo quy hoạch phát triển GTNT đã được phê duyệt
UBND các xã, thị trấn 5
Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong phạm vi địa phương quản lý
UBND các xã, thị trấn 6 Tham mưu cho UBND xã thực hiện chức năng quản lý về
GTNT Cán bộ GT xã
Nguồn: Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Tiền Hải (2016)
Nhu cầu vốn cần cho bảo dưỡng thường xuyên hệ thống đường GTNT của huyện Tiền Hải trung bình hàng năm khoảng 7,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện nay hàng năm địa phương bố trí kế hoạch vốn cho bảo dưỡng thường xuyên hệ thống đường GTNT của huyện khoảng 250 triệu đồng/năm, mới đáp ứng được khoảng 4% tổng số nhu cầu vốn. Thực tế công tác bảo dưỡng thường xuyên mới được triển khai trên các tuyến đường huyện và một số tuyến đường xã có mặt đường là kết cấu đá dăm láng nhựa, còn lại hệ thống đường trục thôn, nhánh cấp I, đường thôn xóm, đường nội đồng chưa được bố trí vốn để thực hiện. Kết quả này là do các tuyến đường trục thôn, đường nhánh cấp I trục thôn, đường thôn xóm phần lớn mới được đầu tư, mặt đường sử dụng kết cấu bê tông xi măng. Phần lớn nhận
thức về công tác bảo dưỡng, bảo trì của chính quyền cơ sở và nhân dân chưa đầy đủ cho rằng đầu tư hoàn thành là sử dụng, không quan tâm đến công tác bảo dưỡng thường xuyên.
Bảng 4.14. Nhu cầu vốn bảo dưỡng thường xuyên đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Tiền Hải
TT Loại đường Chiều dài (Km) Đơn giá BDTX bình quân cho 1km/năm (nghìn đồng) Nhu cầu vốn cho BDTX đường GTNT (nghìn đồng) Tỷ lệ (%) 1 Đường huyện 80,1 35.000 2.803.500 36,89 2 Đường xã 101,01 20.000 2.020.200 26,59 3 Đường trục thôn 259,32 5.000 1.296.600 17,06 4 Đường nhánh cấp I 446,96 3.000 1.340.880 17,65 5 Đường thôn xóm, đường ra đồng 137,71 1.000 137.710 1,81 Tổng 1025,1 - 7.598.890 100,00
Nguồn: Phòng Kinh hạ tầng tế huyện Tiền Hải (2016)
Bảng 4.15. So sánh kinh phí bảo dưỡng thường xuyên theo định mức và thực tế cho hệ thống giao thông nông thôn huyện Tiền Hải
TT Loại đường
Đơn giá BDTX bình quân cho
01km/năm (nghìn đồng) Tỷ lệ đạt được (%) Theo định mức Thực tế 1 Đường huyện 25.000 2.500 10 2 Đường xã 15.000 500 3,3 3 Đường trục thôn 5.000 0 0,00 4 Đường nhánh cấp I 3.000 0 0,00 5 Đường thôn xóm, đường ra đồng 1.000 0 0,00
Hệ thống đường huyện, xã chủ yếu là đá dăm láng nhựa hình thành từ lâu, dân cư đang có xu hướng lấp đầy hai bên đường làm giảm khả năng thoát nước trên mặt đường. Bên cạnh đó, lưu lượng xe ngày càng gia tăng, có tuyến còn tăng đột biến do tính chất kết nối quan trọng, kết cấu mặt đường ngày càng dễ bị các tác động nói trên phá vỡ một cách nhanh chóng.
Kinh phí bảo trì gần như được sử dụng xử lý các vị trí cấp thiết mang tính đảm bảo an toàn giao thông cho hai tuyến đường chính của GTNT địa phương, tập trung chủ yếu vào sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất, nguồn kinh phí bố trí cho bảo dưỡng thường xuyên so với nhu cầu đều đáp ứng trung bình 4 – 10% nhu cầu theo kế hoạch đề ra. Nguồn lực của địa phương còn hạn hẹp, nhu cầu để đầu tư mở rộng các tuyến có tính chất quan trọng thúc đẩy phát triển KTXH địa phương được ưu tiên.
Đối với nhu cầu sửa chữa định kỳ, đột xuất hàng năm ước kế hoạch khoảng 12 tỷ đồng; tuy nhiên thực tế bố trí hàng năm chỉ đạt trung bình khoảng 4,3 tỷ đồng, đáp ứng 35,83% và mới được thực hiện ở đường huyện và đường xã.
Bảng 4.16. So sánh kinh phí sửa chữa định kỳ theo định mức và thực tế cho hệ thống đường giao thông nông thôn huyện Tiền Hải
TT Loại đường
Chiều
dài (Km)
Đơn giá sửa chữa định kỳ bình
quân cho 01km/năm (triệu đồng) Tỷ lệ đạt được (%) Theo định mức Thực tế 1 Đường huyện 80,1 80 40 50,00 2 Đường xã 101,01 55 20 36,40
Nguồn: Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Tiền Hải (2016)
Trước những khó khăn về nguồn lực bảo trì theo nhu cầu kế hoạch, huyện đã nghiên cứu một số mô hình quản lý khai thác sử dụng để phát huy hiệu quả đầu tư khai thác, đồng thời giảm thiểu tối đa chi phí bảo trì.
Mô hình 1. Chỉ có sự tham gia của chính quyền địa phương các cấp
- Ưu điểm: mô hình này về mặt quản lý hành chính nhà nước thống nhất, phù hợp với việc quản lý vốn đầu tư, bảo trì.
- Nhược điểm: mô hình này đòi hỏi lực lượng trong biên chế lớn để phân bổ, dàn trải trên khắp các địa bàn quản lý khai thác, nguồn lực hỗ trợ trong quản lý cao.
Mô hình 2. Có tham gia của chính quyền địa phương các cấp và cộng đồng
- Ưu điểm: mô hình này không đòi hòi phân bố lực lượng trong biên chế chính quyền trực tiếp quản lý khai thác, giảm chí quản lý, phát huy được trách nhiệm gắn liền quyền lợi của người sử dụng.
- Nhược điểm: việc quản lý hành chính nhà nước sẽ phát sinh một số phức tạp, trình độ của đội ngũ trong cộng đồng tham gia quản lý khai thác chưa cao cần mất nhiều thời gian chọn lọc, đào tạo.
Trong quá trình triển khai thực hiện tùy theo tính chất quy mô, địa bàn tuyến đường quản lý khai thác để vận dụng cho phù hợp.
Huyện Đường huyện
Xã
Đường xã
Đường trục thôn, đường nhánh cấp I, đường thôn xóm, đường ra đồng
Huyện Đường huyện
Xã
Đường xã
Đường trục thôn, đường nhánh cấp I, đường thôn xóm, đường ra đồng
Cộng đồng
Tuy nhiên, trong giai đoạn vừa qua, công tác quản lý khai thác sử dụng hệ thống đường GTNT trên địa bàn huyện còn tồn tại một số vi phạm nhỏ.
Bảng 4.17. Tổng hợp các vi phạm trong quản lý khai thác đường giao thông nông thôn huyện Tiền Hải năm 2016
TT Loại đường Chiều dài (Km) Số vụ vi phạm quản lý từ cấp chính quyền (Vụ) Số vụ vi phạm quản lý từ mô hình có sự tham gia của cộng đồng (Vụ) 1 Đường huyện 80,1 0 2 2 Đường xã 101,01 1 3 3 Đường trục thôn 259,32 1 11 4 Đường nhánh cấp I 446,96 0 3
5 Đường thôn xóm, đường ra đồng 137,71 0 5
Tổng 1025,1 2 24
Nguồn: Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Tiền Hải (2016)
Các vi phạm trong công tác quản lý chính quyền chủ yếu từ việc chậm xử lý để lấn chiếm hành lang đường bộ. Công tác quản lý của cộng đồng thường vi phạm trong việc chưa hiểu biết đầy đủ về quản lý cấp đường, tạo ra các rào cản không phù hợp trong giao thông như trên đường trục thôn, đường nhánh cấp I như lắp đặt barie không đúng quy định, để nhân dân trồng cây trên hành lang ven đường che khuất tầm nhìn…
4.2.4. Kết quả quản lý đường giao thông nông thôn huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình Thái Bình
Kết quả đạt được
- Hệ thống đường GTNT huyện Tiền Hải trong thời gian đã được đầu tương đối lớn bằng nguồn lực từ các nguồn vốn khác nhau, đã tạo nên một diện mạo mới cho các vùng của huyện, đặc biệt là các vùng xa trung tâm huyện, trước đây được xác định là vùng lõm về giao thông. Kết quả đạt được là sự quyết tâm rất cao của các cấp chính quyền qua các thời kỳ đối với sự nghiệp xây dựng đường GTNT, sự thay đổi mạnh mẽ về nhận thức của người dân đối với chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm nên đã huy động được nhiều nguồn lực ngoài ngân sách cho xây dựng đường GTNT. Hiện trạng GTNT có thể khái quát
qua kết quả sau:
+ Đường huyện: mặt đường đá dăm láng nhựa đạt 83,4%; mặt đường bê tông xi măng đạt 16,6%. Hệ thống đường huyện đã được cứng hóa 100%, tuy nhiên chất lượng đường chưa cao.
+ Đường xã: cơ bản mặt đường đã được cứng hóa, kết cấu mặt đường đá dăm láng nhựa đạt 67,1%; mặt đường bê tông xi măng đạt 32,9%. Mặt đường bê tông xi măng là những tuyến được đầu tư trong những năm gần đây khi được tỉnh hỗ trợ về xi măng.
+ Đường trục thôn, đường nhánh cấp I trục thôn, đường ngõ xóm, đường ra đồng: chủ yếu là mặt đường bê tông xi măng đạt gần 90%.
+ Các công trình cầu, cống: những năm gần đây các địa phương đã trú trọng xây dựng các công trình cầu, cống trên các tuyến được đầu tư, đảm bảo đồng bộ của tuyến đường.
+ Các công trình gắn với đường GTNT: đối với tuyến đường được đầu tư nâng cấp, sửa chữa vừa và nhỏ hoặc được đầu tư xây dựng theo tiêu chí NTM thì được xây dựng đồng bộ với quy mô, cấp hạng kỹ thuật theo quy định hiện hành; do nguồn kinh phí cho đầu tư xây dựng và bảo trì còn hạn hẹp, quy chuẩn kỹ thuật có những điều chỉnh mới nên một số các công trình trên tuyến đường hiện có vẫn đang được đưa vào kế hoạch thực hiện trong giai đoạn tiếp theo.
Bảng 4.18. Kết quả quản lý đường giao thông nông thôn huyện Tiền Hải
TT Chỉ tiêu
Tổng chiều dài
(Km)
Tỷ lệ đạt tiêu chí chuẩn nông thôn
mới ( % )
Ghi chú
1 Đường huyện 80,1 42,3 Đạt tiêu chuẩn quy
hoạch đến 2020 2 Đường trục xã 101,01 77,2 Đạt tiêu chí nông thôn mới 3 Đường trục thôn 259,32 89,1 Đạt tiêu chí
nông thôn mới 4 I trục thôn Đường nhánh cấp 446,97 91,5 nông thôn mới Đạt tiêu chí 5 đường ra đồng Đường ngõ xóm, 137,71 85,4 nông thôn mới Đạt tiêu chí Nguồn: Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Tiền Hải (2016)
- Về quản lý quy hoạch: Quy hoạch tổng thể của hệ thống đường giao thông nông thôn huyện Tiền Hải chưa được lập và phê duyệt, nhưng các tuyến đường thuộc GTNT được đầu tư làm mới, nâng cấp mở rộng trong thời gian qua đã bám sát theo Đề án xây dựng, cải tạo nâng cấp các tuyến đường huyện giai đoạn 2016 – 2020. Các tuyến đường thuộc xã quản lý được đầu tư xây dựng đảm bảo quy hoạch theo tiêu chí giao thông của xây dựng nông thôn mới. Các tuyến đường liên thông qua các xã đã được các địa phương phối hợp trong quá trình quy hoạch nông thôn mới và tổ chức đầu tư nên đảm bảo kết nối êm thuận. Kết quả các loại đường đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới theo bảng 4.18.
- Về quản lý đầu tư xây dựng: Hệ thống đường giao thông huyện Tiền Hải trong thời gian qua được các chủ đầu tư, các địa phương tổ chức thực hiện theo đúng trình tự, quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng. Một số công trình đường huyện phải tổ chức lựa chọn nhà thầu được thực hiện nghiêm túc theo quy định, các hạng mục đường thuộc xã quản lý chủ yếu thực hiện giao thầu trực tiếp cho các tổ nhóm xây dựng tại địa phương được thực hiện đúng tiến độ kế hoạch, chất lượng công trình đảm bảo đã mang lại hiệu quả đầu tư .
Nguồn vốn đầu tư cho GTNT đã được đa dạng hóa, trong đó nguồn lực để đầu tư các tuyến đường thiết yếu tại các xã, thôn chủ yếu từ nguồn đóng góp của người dân nguồn xã hội hóa, cơ cấu nguồn lực từ ngân sách tham gia đầu tư cho loại đường này chiếm tỷ lệ thấp. Đây là kết quả tất yếu của sự chuyển biến thay đổi nhận thức của nhân dân với chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm