THÔN
THÔN số địa phương có điều kiện địa lý, tự nhiên tương tự trong khu vực.
2.2.1.1. Huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
Sau 5 năm (2011- 2015) xây dựng, phát triển hệ thống giao thông nông thôn đã đầu tư đưa vào sử dụng gần 170 km đường và nhiều hạng mục công trình...Tuy nhiên hiện nay, vẫn còn khá nhiều tồn tại xung quanh việc triển khai xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn ở huyện thuần nông này. Đến nay tất cả các thôn trong huyện làm được đường giao thông nông thôn bằng bê tông xi măng. Đối với các tuyến đường liên thôn, liên xã do nhiều năm sử dụng, mật độ phương tiện đi lại nhiều nên bị xuống cấp. Riêng đường tỉnh lộ mới có 12km đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng, còn lại đa phần là cấp IV đồng bằng đang bị xuống cấp ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế xã hội và đi lại của nhân dân.
Trước thực tế đó đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn là việc làm cấp thiết. Tuy nhiên hầu hết các dự án đều được triển khai với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, trong khi đó thu nhập của nhân dân đa phần chỉ trông vào sản xuất nông nghiệp, vì vậy việc huy động vốn rất khó khăn. Trong 5 năm qua với những nỗ lực hết mình, toàn huyện đã bê tông hoá được 169,64 km, rải nhựa được 25,7 km; xây 988 chiếc cống...với tổng kinh phí đầu tư 130 tỷ 450 triệu đồng, trong đó 34 tỷ 031 triệu đồng từ nguồn ngân sách xã, 77 tỷ 183 triệu đồng vốn của dân;15,8 tỷ đồng vốn tỉnh hỗ trợ; 2 tỷ 776 triệu đồng huyện hỗ trợ đầu tư và gần 660 triệu đồng thu từ quỹ giao thông nông thôn (UBND huyện Nghĩa Hưng, 2016).
Đến nay, huyện Nghĩa Hưng là một trong 02 huyện của tỉnh Nam Định được tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng nông thôn mới, về cơ bản kết cấu hạ tâng đường giao thông nông thôn được hoàn thiện theo các tiêu chí đề ra. Tuy nhiên, để đạt được kết quả này ngoài sự tập trung nguồn lực đầu tư của tỉnh, địa phương cũng đã tích cực và sáng tạo trong việc vận động nhân dân đóng góp sức người, sức của, tự giải phóng mặt bằng, hiến đất mở rộng đường, đẩy nhanh tiến độ thi công công trình trong quá trình thực hiện.