Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.4. Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý đường giao thông nông thôn trên
4.4.2. Giải pháp tăng cường quản lý đường giao thông nông thôn trên địa bàn
bàn huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
4.4.2.1. Hoàn thiện quy hoạch đường giao thông nông thôn
Triển khai đồng bộ từ huyện đến xã, thị trấn tiếp tục rà soát quy hoạch nông thôn mới của các địa phương, rà soát kết quả thực hiện đề án cải tạo, nâng cấp các tuyến đường huyện, lập quy hoạch mạng lưới đường giao thông nông thôn phù hợp với quy hoạch tổng thể giao thông vận tải của tỉnh, phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, quy hoạch giao thông nông thôn mới với mục tiêu chính:
Đến năm 2020 mạng lưới giao thông huyện cơ bản đạt mục tiêu có một mạng lưới hợp lý, liên hoàn, thông suốt bào gồm các tuyến đường huyện, đường xã, đường thôn xóm nối liền các tuyến đường giao thông nông thôn trong huyện với các tuyến đường quốc gia, đường tỉnh đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.
Ưu tiên kinh phí cho đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp và bảo trì hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy hoạch. Tập trung nguồn lực của nhà nước và huy động mọi nguồn lực của xã hội để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn. Xây dựng cơ chế chính sách nhằm khuyến khích thành phần tư nhân tham gia đầu tư xây dựng và bảo trì đường GTNT trên nguyên tắc đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên.
Bảng 4.23. Quy hoạch đường giao thông nông thôn huyện Tiền Hải đến năm 2020
TT Công trình Chiều dài
( Km ) Tiêu chuẩn kỹ thuật Kinh phí ( tỷ đồng ) A Xây dựng, nâng cấp 1 Đường huyện + Đã đạt cấp IV
+ Nâng cấp theo quy hoạch
80,1 34 45,9 Cấp IV 691,7 2 Đường xã - Đã đạt chuẩn NTM
- Đầu tư đạt chuẩn NTM
101,01 78,03 22,98 Cấp VI 131,6 3 Đường trục thôn - Đã đạt chuẩn NTM
- Đầu tư đạt chuẩn NTM
259,32 231,11 28,21 Cấp A, B 84,92 4 Đường nhánh cấp I trục thôn - Đã đạt chuẩn NTM
- Đầu tư đạt chuẩn NTM
446,97 409,04
37,93 Cấp A, B 94,8
5
Đường thôn xóm, đường ra đồng
- Đã đạt chuẩn NTM
- Đầu tư đạt chuẩn NTM
137,71 117,67
20,02 Cấp C 30,03
B Bảo trì GTNT: 28,83 tỷ đồng/ năm Toàn hệ thống đường 115,32
Tổng cộng 1.148,37
Nguồn: UBND tỉnh Thái Bình (2016) 4.4.2.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư xây dựng, quản lý khai thác hệ thống đường giao thông nông thôn
Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp bổ sung, điều chỉnh các cơ chế chính sách của địa phương phù hợp các quy định về quản lý đầu tư xây dựng, quản lý khai thác theo hướng tăng cường phân cấp, chịu trách nhiệm. Nhân rộng mô hình quản lý bảo trì đường GTNT hiện đang được thực hiện có hiệu quả tại thị trấn
Tiền Hải, tiếp tục hoàn thiện cơ chế theo hướng tăng cường vai trò cộng đồng trong quản lý, giám sát; huy động tối đa nguồn lực xã hội đầu tư cho giao thông nông thôn. Đề xuất nhân rộng mô hình quản lý đường GTNT có phối hợp giữa chính quyền địa phương các cấp và cộng động như sau:
Mô hình quản lý này này không đòi hòi phân bố lực lượng trong biên chế chính quyền trực tiếp quản lý khai thác, góp phần giảm chí quản lý, phát huy được trách nhiệm gắn liền quyền lợi của người sử dụng. Tuy nhiên, trình độ của đại diện cộng đồng tham gia quản lý khai thác sử dụng đường GTNT chưa cao. Thực tế, tùy theo tính chất quy mô, địa bàn tuyến đường quản lý khai thác để vận dụng cho phù hợp tại các địa bàn.
Xây dựng quy chế, phân công trách nhiệm quản lý, bảo trì hệ thống đường GTNT trên địa bàn huyện; trong đó các tuyến đường huyện, đường liên xã thuộc trách nhiệm quản lý của huyện; các tuyến đường của các loại đường còn lại trên địa bàn xã nào thuộc trách nhiệm quản lý của xã đó. Cấp huyện thành lập hạt giao thông huyện, có trách nhiệm quản lý khai thác các tuyến đường thuộc huyện quản lý. Nghiên cứu mô hình đội quản lý bảo trì đường giao thông của các xã, hoạt động theo phương thức bán chuyên trách để thực hiện công tác sửa chữa thường xuyên, sửa chữa đinh kỳ các tuyến đường thuộc xã quản lý.
Dành phần kinh phí thích hợp trong kế hoạch chi ngân sách hàng năm của huyện, xã cho công tác bảo trì đường giao thông nông thôn, kinh phí này tăng dần theo tuổi thọ của các tuyến đường.
4.4.2.3. Các giải pháp cụ thể trong quản lý đường giao thông nông thôn
a/ Về chiến lược và năng lực quản lý đường giao thông nông thôn
Phát triển GTNT theo chiến lược, quy hoạch và kế hoạch; tuân thủ Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng
Huyện Đường huyện
Xã
Đường xã
Đường trục thôn, đường nhánh cấp I, đường thôn xóm, đường ra đồng
Cộng đồng
2030 đã được phê duyệt; huyện Tiền Hải theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức lập và thực hiện quản lý quy hoạch phát triển GTNT trên địa bàn huyện.
Tăng cường năng lực quản lý về GTNT: đối với cấp huyện thành lập bộ phận chuyên trách tham mưu quản lý về giao thông nông thôn nằm trong phòng Hạ tầng kinh tế; đối với cấp xã giao biên chế cán bộ có chuyên môn về giao thông chuyên trách về quản lý giao thông nông thôn trên địa bàn. Hằng năm phối hợp với sở Giao thông vận tải tổ chức tập huấn, phổ biến kiến thức chuyên môn về quản lý đường GTNT cho đội ngũ cán bộ quản lý giao thông ở huyện, xã.
b/ Về huy động nguồn lực phát triển giao thông nông thôn
Huy động tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài huyện, từ các thành phần kinh tế, dưới nhiều hình thức khác nhau để đầu tư phát triển GTNT. Đối với nguồn vốn ngân sách, tập trung thực hiện theo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 đã được phê duyệt, trong đó xác định các tuyến đường trục quan trọng ưu tiên đầu tư hoàn thành để khai thác, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Xây dựng cơ chế, chính sách để khuyến khích các thành phần kinh tế, các nhà thầu tư nhân tham gia xây dựng, quản lý, bảo trì GTNT và cung cấp các dịch vụ tại khu vực nông thôn; triển khai thí điểm số dự án xây dựng công trình đường GTNT theo hình thức đối tác công tư BOT, BT.
Huyện Tiền Hải tiến hành sà soát, tổng hợp lập kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, mục tiêu là hoàn thành các chỉ tiêu về xây dựng GTNT, trong đó xác định cụ thể khối lượng, tiến độ, nhu cầu vốn và các yêu cầu khác cho từng năm. Trên cơ sở nhu cầu vốn nêu trên, cân đối phân bổ vốn dành cho GTNT và triển khai các biện pháp thu hút vốn dành cho GTNT như vận động đóng góp của nhân dân, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, các tổ chức nước ngoài, vốn ODA…
Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn. Đa dạng các hình thức xã hội hóa, nghiên cứu áp dụng các hình thức PPP đối với đường GTNT, trong đó:
Áp dụng hình thức BT theo hướng doanh nghiệp bỏ kinh phí xây dựng đường, chính quyền trả nhà đầu tư bằng đất, cho khai thác vật liệu xây dựng hoặc các hình thức khác.
Áp dụng hình thức BOT đối với việc xây dựng đường huyện, đường có lưu lượng lớn, bến xe và các hạng mục khác có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật. Nghiên cứu áp dụng các hình thức PPP khác để đầu tư cho GTNT.
Triển khai xây dựng các giải pháp về xây dựng đường, kết hợp giải phóng mặt bằng để tạo Quỹ đất thương mại dịch vụ GTVT để chuyển nhượng, cho thuê tạo thêm vốn cho phát triển đường GTNT.
c/ Đa dạng hình thức tổ chức thực hiện
Nhân rộng các mô hình điển hình, hoạt động có hiệu quả như: Nhân dân tự tổ chức thực hiện Nhà nước hỗ trợ vốn, vật liệu như xi măng, sắt thép; thành lập các tổ đội thi công miễn phí dân nuôi; tích cực kêu gọi, vận động sự hảo tâm của những người con quê hương thành đạt đang sống ở mọi miền Tổ quốc và nước ngoài thông qua hội đồng hương; các doanh nghiệp đang hoạt động, kinh doanh trên địa bàn huyện, các cán bộ đang công tác địa phương gương mẫu đóng góp kinh phí để làm đường GTNT ở tại quê hương mình…
Xã hội hóa công tác bảo trì đường GTNT, xây dựng quy chế phối hợp giữa Chính quyền cơ sở và các Hội, đoàn thể như Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Hội cựu chiến binh tuyên truyền vận động hội viên của mình tích cực tham gia quản lý bảo trì các tuyến đường trên địa bàn theo phương thức phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương.
d/ Tăng cường vai trò giám sát của nhân dân
Thực hiện công khai, dân chủ, minh bạch trong từng khâu thực hiện xây dựng đường giao thông nông thôn đặc biệt là kinh phí huy động và quy trình thi công công trình để nhân dân biết và giám sát thông qua Ban giám sát cộng đồng có sự tham gia của Hội đồng nhân dân, đại diện cộng đồng dân cư hưởng lợi từ công trình do dân bầu, Mặt trận Tổ quốc, Hội cựu chiến binh.
e/ Làm tốt công tác thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giao thông nông thôn
Hàng năm huyện tổ chức tổng kết phong trào thi đua xây dựng đường giao thông nông thôn, động viên khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong huy động nguồn vốn đầu tư, sáng kiến quản lý bảo trì công trình để nhân rộng trên địa huyện.