Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Thực trạng quản lý đường giao thông nông thôn tại huyện Tiền Hải, Tỉnh
4.2.5. Thuận lợi và khó khăn trong quản lý đường giao thông nông thôn
- Thuận lợi: Đảng và Nhà nước đã có chủ trương, chính sách rất cơ bản về xây dựng phát triển nông nghiệp, nông thôn, điển hình là chương trình quốc gia xây dựng Nông thôn mới, trong đó giao thông nông thôn là một tiêu chí rất quan trọng cần được quan tâm đầu tư. Cơ sở pháp lý đối với quản lý đường giao thông nông thôn đã tương đối đầy đủ. Bộ máy quản lý đã được hình thành tại các cấp từ trung ương, tỉnh, huyện, xã. Nhận thức của người dân đặc biệt là người dân nông thôn về trách nhiệm trong quản lý đường giao thông nông thôn những năm gần
đây đã được nâng lên, người dân phát huy vai trò chủ thể tham gia tích cực trong các chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.
- Khó khăn:
Về bộ máy quản lý và nhân lực: cấp huyện thiếu bộ máy tham mưu chuyên trách quản lý hàng trăm km đường trên địa ; cấp xã thiếu cán bộ chuyên môn về giao thông, cán bộ về giao thông ở cấp xã phần lớn chưa qua đào tạo thiếu về kiến thức chuyên môn, làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm.
Về phân cấp quản lý: tỉnh đã ban hành quy định phân công, phân cấp về giao thông nông thôn nhưng nhiều văn bản ban hành còn chưa đầy đủ, nhất là đối với hệ thống đường trục thôn, đường thôn xóm và đường ra đồng. Công tác tổ chức tập huấn, phổ biến kiến thức về chuyên môn quản lý đường GTNT còn hạn chế.
Kinh phí đầu tư, bảo trì dành cho giao thông nông thôn còn hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu, đặc biệt là các tuyến đường xã, đường trục thôn, đường thôn xóm, đường ra đồng hầu như không có kinh phí để thực hiện công tác này. Sự thiếu kinh phí bảo trì đã làm ảnh hưởng đến sự bền vững của tuyến đường và làm tăng kinh phí khi cải tạo, nâng cấp.