Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Yếu tố ảnh hưởng tới quản lý đường giao thông nông thôn tại huyện Tiền
4.3.1. Cơ chế chính sách
Việc phát triển GTNT theo các chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới là tương đối khó khăn, qua theo dõi đánh giá, để thực hiện tốt xây dựng và phát triển GTNT là nhờ các yếu tố chính sau:
- Việc thực hiện phong trào xây dựng, quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng GTNT rất cần sự quan tâm ủng hộ của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến các địa phương. Địa phương nào quan tâm thì thực hiện phong trào rất tốt trên tất cả các mặt, từ huy động vốn, xã hội hóa vốn đầu tư, công tác quản lý bảo trì, công tác giám sát chất lượng của nhân dân, công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, công tác bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông và các mặt khác.
Mặt khác, nhu cầu vốn và nguồn lực đầu tư cho kết cấu hạ tầng GTNT hiện nay còn rất lớn, nên các địa phương cần quan tâm đến việc bố trí vốn để thực hiện các nhiệm vụ này, có phương án xây dựng kế hoạch vốn để thực hiện
từng bước. Các Bộ, ngành ở Trung ương cần tiếp tục hỗ trợ bằng ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, thu hút ODA và các trợ giúp khác cho các địa phương, nhất là các tỉnh điều kiện kinh tế khó khăn, thu ngân sách thấp. Thực tế cho thấy trong giai đoạn vừa qua việc phát triển GTNT ở không ít tỉnh chủ yếu là nhờ sự hỗ trợ của Trung ương.
- Các quy định, chính sách hỗ trợ, hướng dẫn của các cấp từ Trung ương đến địa phương có nhưng ảnh hưởng cụ thể, sâu sắc đến việc thực hiện chương trình xây dựng NTM nói chung và xây dựng hệ thống đường GTNTN trong từng giai đoạn.
- Bên cạnh nguồn vốn ngân sách, các địa phương cần làm tốt hơn công tác vận động nhân dân đóng góp và xã hội hóa đã góp phần rất quan trọng cho việc phát triển GTNT. Công tác này đòi hỏi hệ thống chính trị, mà trực tiếp là các cấp chính quyền cơ sở cần có phương pháp tuyên truyền, vận động phù hợp. Chú trọng công tác tổng kết khen thưởng và biểu dương kịp thời các tổ chức, cá nhân tích cực để khuyến khích thực hiện phong trào. Thực tế cho thấy các tỉnh còn khó khăn về kinh tế nhưng 05 năm qua đã vận động được rất nhiều kinh phí cho GTNT; có tỉnh ở đồng bằng Bắc bộ đất chật, người đông nhưng đã vận động được nhân dân hiến rất nhiều đất cho xây dựng giao thông nông thôn.
- Phát huy giám sát cộng đồng trên nguyên tắc dân biết, dân bàn, dân góp, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi trong việc xây dựng GTNT thông qua quy chế dân chủ cơ sở một cách công khai minh bạch.
- Ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới, sử dụng vật liệu và thiết kế phù hợp với đặc điểm tự nhiên và xã hội của địa phương, góp phần phát triển GTNT bền vững, thân thiện với môi trường;
- Bên cạnh nhiệm vụ đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng GTNT, giai đoạn tiếp theo cần dành sự quan tâm hơn nữa đối với công tác quản lý bảo trì hạ tầng GTNT, để kéo dài tuổi thọ, giảm chi phí đầu tư xây dựng lại và việc khai thác kết cấu hạ tầng GTNT an toàn, hiệu quả.
- Đẩy mạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho công tác xây dựng, quản lý, bảo trì đường GTNT.
- Cần tuyên truyền phổ biến, nhân rộng các mô hình làm tốt phong trào xây dựng và phát triển GTNT để các địa phương khác tham khảo, học tập rút kinh nghiệm để áp dụng.
Bảng 4.20. Hệ thống văn bản về quản lý đường giao thông nông thôn áp dụng tại Tiền Hải
STT Cấp ban hành Số lượng văn bản Ghi chú 1 Trung ương 04
- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới với 19 tiêu chí, trong đó tiêu chí về thực hiện quy hoạch và phát triển giao thông nông thôn (GTNT) được đặt lên hàng đầu.
- Quyết định số 315/QĐ-BGTVT ngày 23/02/2011 của Bộ GTVT hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020.
- Quyết định số 1509/QĐ-BGTVT ngày 08/7/2011 của Bộ GTVT về việc phê duyệt chiến lược phát triển giao thông nông thôn Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
2 Tỉnh 04
- Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 28/4/2011 của Ban chấp hành đảng bộ tỉnh Thái Bình về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015;
- Quyết định số 1004/QĐ-UBND ngày 03/6/2011 của UBND tỉnh Thái Bình về việc phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 – 2015, định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 09/2011/QĐ-UBND ngày 16/8/2011 của UBND tỉnh Thái Bình về việc ban hành quy định một số cơ chế, chính sách hỗ trợ và quản lý đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011-2015; - Hướng dẫn số 01/HD-SGTVT ngày 24/3/2014 về việc hướng dẫn quản lý, khai thác và bảo trì đường giao thông nông thôn.
3 Huyện 03
- Công văn số 79/UBND-MTN ngày 10/5/2011 của UBND huyện Tiền Hải về việc thực hiện xây dựng nông thôn mới. - Công văn số 457/UBND-KT ngày 28/11/2011về việc hỗ trợ kinh phí xây dựng hạ tầng đường GTNT trong thực hiện xây dựng NTM.
- Công văn số 286/UBND-PCT ngày 20/7/2011 về việc thực hiện công tác quản lý đầu tư xây dựng đường GTNT trên địa bàn huyện Tiền Hải.
Ở các cấp chính quyền huyện, xã sau khi xây dựng hệ thống đường GTNT đã đưa nhiều công trình vào khai thác sử dụng còn đang lúng túng trong công tác quản lý, bảo trì đường GTNT thì Sở GTVT Thái Bình đã kịp thời ban hành Hướng dẫn số 01/HD-SGTVT ngày 24/3/2014 về việc hướng dẫn quản lý, khai thác và bảo trì đường giao thông nông thôn; do đó đã giải quyết nhiều vấn đề trong tổ chức, triển khai thực hiện không chỉ với công trình đường GTNT mà còn tác động tích cực đến việc thực hiện các tiêu chí khác.
Như vậy, qua thực tiễn triển khai, tổng kết các mặt được, phần còn tồn tại, hạn chế, cơ chế chính sách đã ảnh hưởng trực tiếp, sâu sắc đến xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn của mỗi địa phương. Một mặt tạo ra cơ chế, khung pháp lý điều chỉnh các đối tượng; một mặt hướng dẫn, xây dựng các kế hoạch triển khai các cấp cụ thể; bên cạnh đó còn tạo được sự đồng thuận của nhân dân, sự ủng hộ, đóng góp của các nguồn lực xã hội khác bằng chính sách ưu đãi, tuyên truyền, vận động.