Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Yếu tố ảnh hưởng tới quản lý đường giao thông nông thôn tại huyện Tiền
4.3.2. Phân cấp quản lý
- Chủ thể quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn là cơ quan quản lý nhà nước về giao thông nông thôn ở các cấp:
+ Cấp trung ương: Bộ Giao thông vận tải, Vụ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
+ Cấp tỉnh: UBND tỉnh, Sở Giao thông vận tải. + Cấp huyện: UBND huyện, Phòng Kinh tế hạ tầng. + Cấp xã: UBND xã.
- Đối tượng quản lý ở từng cấp như sau:
+ Cấp trung ương: Quản lý về GTNT trên toàn quốc, bao gồm quản lý chiến lược; ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật, các văn bản quy định về bảo vệ kết cấu GTNT đường bộ ....
+ Đối với cấp tỉnh: Quản lý hệ thống GTNT trên địa bàn tỉnh.
+ Cấp huyện: Trực tiếp quản lý hệ thống đường GTNT trên địa bàn huyện. + Cấp xã: Trực tiếp quản lý đường GTNT trên địa bàn xã, gồm đường xã, đường thôn xóm và đường sản xuất.
- Phạm vi Quản lý hệ thống đường GTNT, bao gồm: đường huyện, đường xã, đường thôn xóm, và đường sản xuất trên địa bàn huyện.
Hệ thống phân cấp quản lý trên cơ sở hệ thống chính quyền, đã trải qua quá trình hoạt động, điều chỉnh; tuy nhiên, trong hoạt động quản lý đường GTNT còn đòi hỏi các hoạt động mang tính chất chuyên môn và hoạt động nghề nghiệp rộng. Việc triển khai một mô hình quản lý có tính hình mẫu trên quy mô rộng khắp là gặp nhiều khó khăn, ở các cấp trực tiếp cuối cùng thường là các bộ phận kiêm nhiệm, năng lực còn hạn chế, đào tạo cần nhiều thời gian và kinh phí. Về chỉ đạo, điều hành tương đối thống nhất, phù hợp, việc phối hợp giữa các cấp cần thường xuyên được tổng kết, rút kinh nghiệm, điều chỉnh để thích ứng với các nhu cầu mới trong thực hiện quản lý đường GTNT.
Hình 4.1. Phân cấp trong quản lý đường giao thông nông thôn áp dụng tại Tiền Hải
Nguồn: Điều tra và phỏng vấn (2017)