Quan điểm và mục tiêu phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 106 - 107)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý đường giao thông nông thôn trên

4.4.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển

- Quan điểm phát triển hệ thống mạng lưới giao thông huyện Tiền Hải + Xác định giao thông vận tải là bộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, phải được ưu tiên đầu tư trước so với các ngành kinh tế khác và là tiền đề, tạo động lực cho các ngành kinh tế khác phát triển.

+ Tận dụng tối đa năng lực cơ sở hạ tầng giao thông hiện có, coi trọng công tác nâng cấp, bảo trì các công trình để kéo dài tuổi thọ. Các công trình làm mới cần được xem xét, có trọng tâm trọng điểm, khi đã quyết định đầu tư cần tập trung tối đa nguồn lực để thực hiện.

+ Phát triển giao thông vận tải huyện Tiền Hải một cách thống nhất, đồng bộ, bền vững, đảm bảo liên hoàn các phương thức vận tải với mạng lưới giao thông của tỉnh Thái Bình và mạng lưới quốc gia.

+ Cần thực hiện đa dạng hóa các loại hình đầu tư để thu hút các nguồn lực của xã hội, từ các thành phần kinh tế để phát triển hệ thống giao thông trên địa bàn huyện.

- Mục tiêu phát triển

Tiếp tục hoàn thiện Quy hoạch GTNT, cơ chế quản lý đầu tư, cơ chế quản lý và khai thác; tập trung mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao

thông, hình thành mạng lưới giao thông liên kết giữa các xã và huyện trên địa bàn. Các tuyến đường giao thông được kết nối liên thông từ quốc lộ, đường tỉnh, đường giao thông nông thôn, tạo sự thuận lợi nhất để lưu thông hàng hóa, vận tải hành khách, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.

Triển khai rà soát, hoàn thiện quy hoạch hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đảm bảo kết nối, liên thông thông suốt.

Phối hợp với các Sở ngành, các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động đầu tư và quản lý đường GTNT đề xuất hoàn thiện cơ chế thực hiện, tạo hành lang pháp lý, chính sách, hướng dẫn đồng bộ, khoa học, dễ thực hiện, kiểm tra, giám sát.

Tập trung nguồn lực đầu tư phấn đấu đến năm 2020 các tuyến đường giao thông thuộc huyện quản lý trên địa bàn huyện được đầu tư đạt quy mô kỹ thuật cụ thể như sau:

Đường đô thị, đường huyện đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp IV đồng bằng, với quy mô bề rộng mặt đường Bm = 5,5m đến 7,5m; bề rộng nền đường Bn = 7,5m đến 9,5m. Xây dựng nâng cấp, mở rộng các tuyến đường trục xã, liên xã đạt tiêu chuẩn cấp VI, đường GTNT cấp A, B với quy mô bề rộng mặt đường Bm = 3,5m đến 5,5m; bề rộng nền đường Bn = 5,5m đên 7,5m. Hoàn thành đồng bộ hệ thống đường giao thông trục thôn, đường ra đồng theo tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)