Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
2.2.2.1. Những nghiên cứu về tái cấu cây trồng
Điều tra nghiên cứu và đánh giá hệ thống cây trồng trên các nhóm đất khác nhau ở đồng bằng sông Hồng đã khẳng định: hệ thống canh tác 3-4 vụ/năm
bằng các loại rau màu cao cấp đạt giá trị kinh tế cao nhất (trên 60 triệu đồng/ha/năm, thậm chí trên 100 triệu đồng/ha/năm). Những hệ thống cây trồng cho thu nhập cao là do thay đổi phương thức canh tác và tăng vụ.Vùng đồng bằng sông Hồng có thể trồng 3- 4 vụ/năm. Khi trồng 3 vụ nên bố trí 2 vụ lúa, 1 vụ màu hay 2 vụ màu một vụ lúa, trong đó có thể 2 vụ cây ưa nóng 1 vụ cây ưa lạnh hoặc cả 3 vụ cây ưa nóng, trồng 4 vụ/ năm có thể thực hiện trên đất nhẹ, tưới tiêu chủ động và nguồn nhân lực dồi dào.
Trên đất phù sa sông Hồng, địa hình cao không được bồi hàng năm có đủ điều kiện tiềm năng sản xuất 3 - 4 vụ cây ngắn ngày. Đưa hệ số sử dụng đất từ 2,2 lên 2,5 hoặc 2,6 lần (Võ Minh Kha và cs., 1996).
Đối với các hệ thống canh tác chuyên lúa ở các tỉnh miền Bắc. Việc lựa chọn giống lúa cũ đã sử dụng nhiều năm, khả năng chống chịu kém bằng các giống mới có thời gian sinh trưởng trung bình và có khả năng thâm canh cao như giống MT163, năng suất đạt 65-75 tạ /ha, chăm sóc tốt năng xuất có thể đạt 80 tạ/ha. Trong hệ thống 2 lúa - 1 màu, việc đưa giống ĐB1 (giống lúa thuần ngắn ngày có năng suất đạt 67,5 - 74,5) thay thế giống Khang Dân năng suất trung bình đạt 62,4 tạ/ ha, đồng thời vẫn đảm bảo khung thời vụ gieo trồng vụ đông (Nguyễn Tấn Hinh 2005).
Nghiên cứu hệ thống canh tác cây trồng tại vùng Bảy Núi tỉnh An Giang tác giả Nguyễn Văn Minh (2008) đã đề xuất 4 hệ thống canh tác bền vững trong 8 hệ thống canh tác thử nghiệm.
Với chân đất ruộng cao: công thức lúa - lạc cho lãi thuần 26,3 triệu đồng/ ha, lúa - đậu xanh lãi thuần 19,7 triệu đồng/ha và cho tỷ suất lợi nhuận biên cao hơn so với trồng 1 vụ lúa lần lượt là 2,08 và 2,04. Ở chân đất ruộng thấp : 2 hệ thống canh tác cho thu nhập cao hơn so với trồng 1 vụ lúa là: Lúa - Dưa hấu và 2 lúa - màu với tỷ suất lợi nhuận biên cao hơn lần lượt là 1,26; 1,10.
Theo Nguyễn Thị Lan (2006): Khi nhu cầu nội địa không còn cấp bách và bắt đầu có dư xuất khẩu, thì vấn đề đa dạng hóa cây trồng ngoài cây lúa được đặt ra; đa dạng hóa cây trồng là xu hướng bố trí những cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa, đồng thời góp phần cải thiện chế độ độc canh cây lúa; đa dạng hóa cây trồng cũng là biện pháp để nâng cao tính ổn định của hệ thống .
Trên đất chuyên canh lúa, Tạ Minh Sơn (2005): Đã thực nghiệm và xây dựng mô hình chuyển đổi thâm canh cỏ để chăn nuôi bò thịt và lúa cá, lúa- ếch,
hiệu quả kinh tế tăng lên 2-3 lần so với phương thức độc canh cây lúa.
Nguyễn Hữu Thành (2009): Khi nghiên cứu ở Bắc Ninh cho thấy: Việc chuyển đổi sản xuất lúa không ổn định trên vùng đất trũng sang canh tác tổng hợp kiểu VAC, hoặc VC đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời tính bền vững cũng cao hơn.
Tác giả cũng đưa ra một số công thức luân canh hiệu quả như: Đất phù sa glây: Lúa xuân - Lúa mùa - Đậu tương đông, hoặc trên đất bạc màu thực hiện công thức luân canh cải tiến: Lạc xuân - Lúa mùa trung - Khoai tây đông, cho thu nhập cao hơn công thức luân canh cũ gấp 4,8 lần.
Nguyễn Bình Như (2010) khi nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng trung du tỉnh Bắc Giang đã đề xuất hai công thức canh tác trên đất thấp, trồng cây họ đậu xen sắn và trồng sắn xen lạc cho lãi thuần cao hơn 1,45- 5,85 tr.đ/ha so với trồng sắn thuần. Trên đất vàn cao chuyển đổi công thức luân canh 2 vụ: Lạc xuân -Lúa mùa sang công thức 3 vụ: Lạc xuân - Lúa mùa sớm - Đậu tương đông cho lãi thuần cao hơn 11,1 tr.đ/ha. Trên đất vàn công thức luân canh mới: Lúa xuân muộn - Đậu tương hè - Khoai tây đông (giống mới) cho lãi thuần cao hơn 7,26 tr. đ/ha/năm so với áp dụng cũng công thức luân canh này nhưng sử dụng giống khoai tây cũ.
Một số biện pháp tăng tính thích nghi của nông nghiệp sống chung và né tránh những bất lợi do BĐKH được đề xuất đối với sản xuất lúa như: Rút ngắn chu kỳ sản xuất, chiếm ruộng bằng giống cực sớm và kỹ thuật làm mạ; dùng giống lúa cao cây dài ngày mẫm cảm với chu kỳ ánh sáng để sống chung với lũ; nghiên cứu phát triển giống lúa chịu hạn; phát triển sản xuất nhiều cây lương thực (cây lấy củ, lấy hạt); phát triển vườn đồng bằng, vườn đồi, vườn rừng vùng núi và vùng ven biển (Nguyễn Văn Luật, 2009).
Các biện pháp thích nghi với điều kiện BĐKH của người dân sản xuất nông nghiệp được mô tả bao gồm: Phục tráng giống địa phương, thay đổi cơ cấu giống, tăng tỷ lệ giống ngắn ngày, điều chỉnh lịch thời vụ, tăng cơ cấu giống chịu mặn, lúa lai, tìm nguồn nước tưới, luân canh chuyển đổi nuôi trồng thủy sản, cây ăn quả, thời vụ hóa các công thức luân canh, mô hình Lúa – Cá (Mai Văn Trịnh và cs., 2010).
Theo Hồ Thị Chung (2016): Thử nghiệm kỹ thuật trồng thử nghiệm cà chua ghép trên gốc cà tím được áp dụng ở Nghệ An năm 2016 có nhiều ưu điểm
nổi trội đó là: Khả năng chống chịu tốt hơn với điều kiện ngoại cảnh như hạn hán, mưa lớn… hạn chế được sâu bệnh hại đặc biệt là bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh sương mai hại cà chua, kéo dài thời gian sinh trưởng và thời gian thu hoạch quả… so với cùng giống cà chua sản xuất đại trà (không ghép trên gốc cà tím).
Quá trình trồng cây cà chua ghép trên cây cà tím cho thấy giai đoạn đầu cây sinh trưởng chậm hơn tuy nhiên sau đó khi cây đã phát triển, cây ra hoa, đậu quả tỷ lệ đạt cao (trung bình 40- 50 quả/cây, thậm chí có cây khoảng 70 quả, với trọng lượng 11- 13 quả/ kg - tương đương 3,2 - 4,0 kg/cây), rất ít phải sử dụng thuốc hóa học, năng suất đạt 4,0 tấn – 5,0 tấn/ sào cao hơn sản xuất cùng giống cà chua từ 5- 7%, giá thành cao hơn so với đại trà từ 1,000- 3.000 đ/ kg tùy theo thời điểm.
Gần đây đã có những nghiên cứu về việc phát triển rau, quả trong điều kiện biến đổi khí hậu ở nước ta. Nghiên cứu, đánh giá tổ hợp gốc ghép và chịu mặn và ngập úng giống cho bưởi Năm roi tại đồng bằng sông Cửu Long của Viện cây ăn quả miền Nam (SORFRI) đã xác định được 5 tổ hợp ghép bưởi Bồng (Huế), bưởi Hồng đường (Cần Thơ), bưởi Đường hồng (Bình Dương) Bưởi Sảnh (Bến Tre) và bưởi Bung (Tiền Giang) là các gốc ghép thích hợp có khả năng chịu nồng độ mặn 14 % (Vũ Hữu Thoại và cs., 2010).
Để đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long. Các gốc ghép chịu mặn cho cây xoài cát Hòa Lộc và Cát Chu cho thấy: Các loại xoài thơm, châu hạng võ, ghép xanh, canh nông 13-1 được đánh giá là những giống có khả năng chống chịu mặn tốt ở nồng độ mặn (NaCl) 13‰ sau 60 ngày xử lý mặn. Sử dụng các giống xoài nói trên làm gốc ghép để ghép lên mắt/đoạn cành xoài cát Hòa Lộc, cát chu (đã qua tuyển chọn) sẽ cho những tổ hợp giống xoài cát Hòa Lộc, cát chu, trồng được trên đất bị nhiễm mặn. Tuy nhiên cần thêm thời gian và sự đánh giá các giai đoạn xây dựng cơ bản và kinh tế để có kết luận về các tổ hợp gốc + mắt ghép nhưng kết quả ban đầu mở ra khả năng phát triển xoài trên vùng nhiễm mặn ở đồng bằng sông Cửu Long (Nguyễn Vũ Thơ và cs., 2015).
Vũ Đức Kính (2014): Khi nghiên cứu hệ thống cây trồng ở Thành phố Thanh Hóa đã đề xuất tái cơ cấu hệ thống cây trồng của thành phố theo hướng: giảm các diện tích đất trồng lúa năng suất thấp chuyển sang cây trồng khác, hoặc phi nông nghiệp có hiệu quả hơn, cụ thể; đất trồng lúa năm 2015 là 3.500 ha, đến năm 2020 chỉ còn 2.000 ha; đồng thời tiếp tục lựa chọn các giống cây trồng mới
cho hiệu quả kinh tế cao, bổ sung vào hệ thống cây trồng của thành phố những năm tiếp theo.
Cũng theo Vũ Đức Kính (2015): đã đề xuất CCCT mới theo hướng sản xuất hàng hóa của thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2025 trên 3 nhóm đất chính như sau:
+ Đất bãi, gồm 3 công thức:
Ngô xuân - Ngô đông; Rau -Ngô đông; và Ngô -Hoa đông. + Đất cao trong đê, gồm 4 công thức:
Chuyên hoa; Rau các loại; Thuốc lào -Rau; Trồng cỏ + Cây xanh. + Đất trũng trong đê là công thức: Lúa -Cá .
Các cơ cấu cây trồng mới đều cho lợi nhuận cao hơn so với cây trồng cũ đến hơn 100 triệu đồng/ha/năm.
Theo tác giả Nguyễn Thị Liên (2012): đã chỉ ra một số công thức cho hiệu quả cao trên các chân đất vàn cao, vàn của huyện Yên Dũng, Bắc Giang.
+ Vàn cao, gồm 4 công thức:
- Lạc xuân - Cà chua hè - Rau vụ đông; Lạc xuân - Củ đậu; Dưa hấu - Ngô
ngọt - Dưa hấu; Cây dược liệu + Vàn, gồm 3 công thức:
- Dưa hấu - Lúa mùa sớm - Ngô đông; Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây Theo Nguyễn Văn Lam và cs. 2015: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của 3 loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm: Đất chuyên trồng lúa, đất trồng lúa - màu, đất chuyên trồng màu, kết quả nghiên cứu đã đã cho thấy: HQKT cao nhất đạt 256.312,54 nghìn đồng/ha, loại hình này cũng thu hút nhiều lao động nhất. Công thức luân canh cây trồng: Lúa xuân - Hoa cúc - Suplơ đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, GTGT đạt 711.431,64 nghìn đồng/ ha. Bốn loại hoa: Hoa cúc, hoa lily, hoa loa kèn hoa lay ơn và cây dưa chuột thử nghiệm đều cho hiệu quả kinh tế cao. Công thức luân canh: Hoa loa kèn - Lúa mùa - Hoa lily đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, GTGT đạt 1.377.521,64 nghìn đồng/ ha.
Theo Đặng Hồng Khanh (2016): Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại huyện Gia Lâm, Hà Nội, huyện đã đổi mới khá toàn diện về tư duy và định hướng tiến
tới phát triển ngành nông nghiệp sản xuất hàng hóa gắn với thị trường và tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật. Gắn với sự đổi mới đó, địa phương đã có nhiều giải pháp can thiệp. Thông qua tác động từ đầu tư công đến nay, với sự đổi mới can thiệp cả từ đầu vào và đầu ra đã có những thay đổi mang lại hiệu quả.
2.2.2.2. Nghiên cứu về cây cam
Cây ăn quả chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống của mỗi con người cũng như trong nền kinh tế quốc dân của mỗi nước. Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa ẩm đã tạo nên sự đa dạng về sinh thái, rất thuận lợi cho việc phát triển nghề trồng cây ăn quả. Theo số liệu thông kê năm 2012, diện tích cam trong cả nước là 50,7558 nghìn ha. Ở miền Bắc, các tỉnh như Nghệ An, Tuyên Quang, Hà Giang, Hòa Bình… có diện tích trồng cam quýt lớn và tập trung. Diện tích trồng cam quýt của Nghệ An là 266 680 ha, Tuyên Quang 282 640 ha, Hà Giang 152 840 ha. Đặc biệt là Hòa Bình tổng diện tích chỉ có hơn 1000 ha nhưng năng suất trung bình cao hơn rất nhiều (gần 20 tấn/ha so với trung bình 10 tấn/ha của cả nước và các địa phương khác). Những địa phương này đang rất cần sự hỗ trợ về khoa học công nghệ cho phát triển cây có múi trong thời gian tới, trong đó một quy trình chăm sóc đáp ứng được yêu câu của sản xuất hàng hóa đang là đòi hỏi bức thiết.
Theo Nguyễn Xuân Hồng và cs. (2017): nhằm hoàn thiện quy trình trồng cam Xã Đoài biện pháp bổ sung phân bón kali qua lá, bón kali qua rễ, không những làm tăng khả năng sinh trưởng và phát triển của cam mà còn làm tăng chất lượng quả, tăng hiệu quả kinh tế cho nhà vườn, áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM đã hạn chế thành phần sâu bệnh hại cam, làm phong phú và cân bằng số loài thiên địch trên vườn, giảm thiểu chi phí sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng bảo vệ môi trường sinh thái.
Theo Nguyễn Bích Hường (2017): Sử dụng phân bón hữu cơ, phun bổ sung phân vi lượng trên cây cam Vinh đã nâng cao tỷ lệ đậu quả, tăng năng suất và chất lượng cam Vinh tai Gia Lâm Hà Nội. Cam Vinh trồng ở huyện Gia Lâm chủ yếu đang trong độ tuổi khai thác nên yêu lượng dinh dưỡng cao để cho năng suất tốt nhất. Tuy nhiên đa phần các nông hộ sử dụng phân bón không cân đối, sử dụng nhiều phân hóa học ít chú trọng đến việc bón bổ sung phân hữu cơ, phân bón lá để cung cấp dinh dưỡng cho cây. Tác giả đã chỉ ra công thức bón bổ sung phân gốc hữu cơ Gradual 25 Fe với liều lượng từ 400 g/cây - 700 g/cây trên nền
phân bón (trên 1 năm là 0,6 kg ure+ 1kg super lân +0,6 kg KCl+ 1kg vôi bột + 30 kg phân chuồng ủ hoai mục ) cho cây cam Vinh có tác động rõ rệt đến việc giảm tỷ lệ rụng quả so với đối chứng từ 9,54- 17,82% năng suất cây cũng tăng thêm từ 18,2 lên 28,86 kg/cây. Với mức bón 600 g/ cây phân gốc hữu cơ Gradual 25 Fe cho hiệu quả kinh tế cao nhất đạt 412.500 đồng/cây so với đối chứng đạt 200.100 đồng/cây.
Theo Thái Thịnh (2014): Tại Hải Dương, các hộ nông dân trồng cam đã sử dụng ngô và đậu tương ngâm ủ để bón bổ sung dinh dưỡng cho cam đường canh. Liều lượng bón là 1 kg đậu tương và 0,4 kg ngô/cây. Ngô và đậu tương nghiền nhỏ thành bột được ngâm ủ vào hố nước sạch, để tưới cho cam giai đoạn cam vào mã quả. Chi phí tưới cam bằng nước đậu tương và ngô khoảng 10.000- 12.000 đồng/cây. Chất lượng quả cam được tưới bằng nước đậu tương và ngô ngon, ngọt và thơm hơn so với tưới phân kali hóa học vì vậy nên được các khách hàng rất ưa chuộng.
Theo Nguyễn Xuân Hồng và cs. (2017): Để hạn chế mật độ rầy chổng cánh tác nhân truyền bệnh vàng lá greening trên cây có múi, phòng chống tái nhiễm cho vườn cây có múi trồng cây bằng giống sạch bệnh, trồng xen ổi trong vườn cây có múi là chiến lược quan trọng. Mật độ rầy chổng cánh trên vườn trồng xen ổi Xá lỵ thấp hơn hẳn so với vườn không trồng ổi Xá lỵ. Tỷ lệ bệnh greening trên vườn cam Xã Đoài có trồng xen với cây ổi Xá Lỵ thấp hơn hẳn so với vườn không trồng xen. Tỷ lệ mẫu bệnh dương tính ở vườn trồng xen ổi Xá lỵ là 16,67% trong khi đó vườn không trồng xen là 36,67%.
Nghiên cứu biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp ICM trong mô hình trồng cam Xã Đoài ở trung tâm nghiên cứu và phát triển cây có múi – Xuân Mai từ tháng 1/2009 đến tháng 12 năm 2011 kết quả cho thấy cây cam trong mô hình sinh trưởng tốt, thành phần ký sinh thiên địch phong phú về chất lượng và số lượng, giảm thiểu về tác hại của dịch hại gây ra, năng suất cam tăng 6,1 %, chi phí sử dụng thuốc bảo vệ thực vật giảm 27,7%, chất lượng quả ngon độ brix quả tăng 15,29 %, lãi thuần tăng 9,3 % so với đối chứng không áp dụng biện pháp ICM của nông dân.
Tại Bắc Giang, theo Đào Cảnh (2017): Từ năm 2011 - 2017 tại xã Quý