Tình hình sinh trưởng và phát triển của rau cải ngọt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tái cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa tại gia lâm hà nội (Trang 98 - 99)

Ngày sau gieo

Chiều cao cây (cm) Số lá (lá/cây)

CT 1 CT 2 CT 3 CT 4 CT 1 CT 2 CT 3 CT 4 7 1,50 1,5 1,6 1,6 2,0 2,0 2,0 2,0 14 6,17 6,12 8,32 6,8 3,2 3,2 3,6 3,4 21 15,10 15,2 16,3 16,0 5,2 5,1 6,2 6,3 28 20,40 20,1 24,0 23,8 6,10 6,2 6,5 6,3 35 24,20 24,7 26,2 25,9 6,80 6,7 7,6 7,4

Theo số liệu bảng 4.24, CT 3 có chiều cao cây và số lá trên cây trội hơn so với các CT còn lại. Vào thời điểm 14 ngày sau khi gieo cải ngọt ở CT 3 có chiều cao đạt 8,32 cm cao hơn các CT còn lại chỉ đạt từ 6,12- 6,8 cm. Số lá trên cây ở CT 3 đạt 3,60 lá/ cây cao hơn các CT còn lại chỉ đạt từ 3,2- 3,4 lá/ cây. Sau đến CT4 bón phân theo tập quán của nông dân . CT 1 và CT 2 sử dụng bột đậu tương và khô dầu đậu tương có mức độ sinh trưởng như nhau và kém hơn so với CT 3 và CT 4.

Thời điểm khi thu hoạch là 35 ngày sau gieo xu hướng các chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển của cây rau cải ngọt cũng theo xu hướng phát triển số lá /cây, chiều cao cây cao nhất ở CT 3 là: 26,20 cm, tiếp đến là CT 4 đạt 25,90 cm. Hai CT 1 và CT 3 chiều cao cây đạt từ 24,20 và 24,70 cm. Số lá trên cây đạt cao nhất ở CT3 là 7,6 lá/ cây thứ hai là CT3 đạt 7,4 lá/cây và và thấp hơn là CT1 và CT 2 đạt 6,7- 6,8 lá/cây.

4.2.1.2. Năng suất kinh tế của rau cải ngọt ở các công thức bón khác nhau

Biểu đồ 4.2. Năng suất kinh tế rau cải ngọt ở xã Văn Đức

Ghi chú: Các cột năng suất có chữ cái khác nhau là khác nhau có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%.

000 005 010 015 020 CT1 CT2 CT3 CT4 15,00 d 14,46 c 18,35 a 17,93 b tấn/ha

Theo số liệu biểu đồ 4.2 năng suất kinh tế của rau cải ngọt đạt cao nhất ở CT 3 bón phân hữu cơ Fertiplus là 18,35 tấn/ha cao hơn so với đối chứng CT4 là 2 %. Thứ hai là CT4 bón phân tập quán của nông dân cho năng suất là 17,93 tấn/ha. CT1 sử dụng bột đậu tương nghiền bón cho rau cải có năng suất kinh tế thấp hơn so với đối chứng CT4 là 16 %. CT 2 sử dụng khô dầu đậu tương có năng suất kinh tế thấp hơn so với đối chứng CT4 là 19 %.

Do cải ngọt có thời gian sinh trưởng ngắn cây hấp thu dinh dưỡng nhanh ở CT4 bón phân hữu cơ Fertiplus. Công thức bón bột đậu tương CT1 và khô dầu đậu tương nghiền CT 2 do quá trình giải phóng chất dinh dưỡng dễ tiêu chậm hơn lên năng suất kinh tế của cây cải ngọt thu được ở các công thức này chưa cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tái cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa tại gia lâm hà nội (Trang 98 - 99)