Phân tích kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tái cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa tại gia lâm hà nội (Trang 55)

3.5.4.1. Phân tích hiệu quả kinh tế

Để đo lường hiệu quả kinh tế của mỗi vụ sản xuất, các chỉ số dưới đây được tính toán theo công thức tương ứng. Các chỉ số của mô hình là tổng của các vụ sản xuất trong mô hình.

+ Tổng thu (tr.đ/ha) = Năng suất x giá thành (tại thời điểm tiến hành đề tài).

+ Tổng chi (tr.đ/ha) = Các chi phí giống, phân bón, tiền công lao động, thuốc BVTV, dịch vụ phí…

+ Tỷ suất lợi nhuận biên: GRn – GRf

MBCR =

TVCn –TVCf GRn : tổng thu nhập giải pháp mới Grf : tổng thu nhập giải pháp cũ TVCn: tổng chi phí giải pháp mới TVCf : tổng chi phí giải pháp cũ

Điều kiện: (MBCR ≥ 2 thì giải pháp được chấp nhận).

*Phân tích kết quả thí nghiệm

Số liệu được xử lý bằng phương pháp phân tích phương sai ANOVA (phần mềm IRRISTAT 5.0) và Excel.

Giá sản phẩm nông nghiệp: được tính theo giá thị trường thời điểm thu hoạch.

3.5.4.2. So sánh hiệu quả các công thức trồng trọt hiện tại:

Lấy từ kết quả nghiên cứu, đánh giá theo 5 mức:

- Lợi nhuận cao: Trên 100 triệu đồng/ha/năm

- Lợi nhuận khá: Từ 80 - 100 triệu đồng/ha/năm

- Lợi nhuận trung bình: Từ 60 đến 79 triệu đồng/ha/ năm

- Lợi nhuận thấp: Từ 40 - 59 triệu đồng/ha/năm.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. KẾT QUẢ

4.1.1. Phân tích điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Đặc điểm địa lý

Gia Lâm là huyện ngoại thành nằm ở cửa ngõ phía Đông thành phố Hà Nội, huyện có vị trí địa lý như sau:

Phía Bắc giáp quận Long Biên, huyện Đông Anh và tỉnh Bắc Ninh. Phía Đông giáp tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Hưng Yên.

Phía Tây giáp quận Long Biên và quận Hoàng Mai. Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên.

Huyện Gia Lâm có vị trí địa lý thuận lợi trong phát triển kinh tế – xã hội và giao lưu thương mại. Khu vực nông thôn huyện Gia Lâm là địa bàn hấp dẫn các nhà đầu tư do có những thuận lợi về địa lý kinh tế.

Gia Lâm có nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua như Quốc lộ 1A; Quốc lộ 1B; Quốc lộ 5; Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên; đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng… đường thủy sông Hồng, sông Đuống, đường sắt ngược lên phía Bắc, và xuôi cảng biển Hải Phòng. Địa giới hành chính của huyện gồm 20 xã và 2 thị trấn. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 11.671,20 ha có 20 xã nông thôn có tổng diện tích đất tự nhiên là 10.855,0 ha, chiếm 93,01% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Hai thị trấn là Trâu Quỳ và Yên Viên có diện tích đất tự nhiên là 816,2 ha chiếm cơ cấu 6,99 % tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Dân số tính đến tháng 12 năm 2016 là 270.879 người (UBND huyện Gia Lâm, 2016).

4.1.1.2. Địa hình

Phần lớn diện tích của huyện Gia Lâm không phức tạp có vùng phụ cận là đồng bằng, thấp dẩn từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng chung của địa hình thành phố Hà Nội và cũng là theo hướng dòng chảy của sông Hồng.

Là vùng đồng bằng có địa hình bằng phẳng, được bồi tụ bởi phù sa dày sông Hồng, sông Đuống, bề dày của phù sa trung bình là 90-120 cm do đó, huyện có rất nhiều thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, cũng như cho việc xây dựng các công trình hạ tầng, dân dụng và công nghiệp.

4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn

a. Đặc điểm khí hậu

Bảng 4.1. Số liệu khí tƣợng trung bình của huyện Gia Lâm - Hà Nội (từ 2013 – 2017) Tháng Nhiệt độ không khí TB ( 0 C) Số giờ nắng Lƣợng mƣa Độ m TB (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TB Max Min (giờ) (mm) (%)

1 16,6 21,8 19,9 82,3 24,8 77,3 2 19,1 29,4 11,3 72,6 14,1 79,4 3 20 30,5 13,3 23,7 46,5 87 4 24,8 33,7 19 40,3 85,3 86,2 5 28 30,6 18,7 81,3 133,7 79,4 6 29,6 34,6 27 150,1 168,1 77,4 7 29,4 33,1 26 144,2 215,5 80,4 8 29 37,6 26,2 131,7 264,4 81,9 9 28,5 36,7 23,6 127,1 218,5 82,6 10 26,7 32,2 23,8 120 108 75,5 11 21,5 30,7 19,6 92 50,6 76,7 12 21,2 25,5 17,5 84,5 22,4 71,9 TB 24,5 31,4 20,5 95,8 112,6 79,6 Tổng cộng 1149,7 1351,7

Nguồn: Đài khí tượng thủy văn TP Hà Nội (2017) Huyện Gia Lâm mang đặc điểm chung của khí hậu, thời tiết vùng đồng bằng Châu thổ sông Hồng, một năm chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng ẩm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô hanh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Giữa 2 mùa nóng ẩm và khô hanh có các thời kỳ chuyển tiếp khí hậu tạo ra 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

- Nhiệt độ không khí trung bình năm 24,50 C, nhiệt độ cao nhất trung bình tháng đạt 31,40 C. Nhiệt độ cao nhất trung bình tháng đạt 20,50C.

- Lượng mưa trung bình tháng đạt 112,6 mm, tổng lượng mưa cả năm trung bình là 1351,7 mm. Mưa tập trung vào mùa nóng ẩm từ tháng 6 đến tháng 9, mưa nhiều nhất vào tháng 7,8 và tháng 9.

- Số giờ nắng trung bình tháng là 95,8 giờ. Tổng số giờ nắng trung bình cả năm khoảng 1149,7 giờ. Các tháng có số giờ nắng cao là tháng 5,6,7,8 và tháng 9.

- Hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc (UBND huyện Gia Lâm, 2017).

Như vậy khí hậu huyện Gia lâm phù hợp phát triển một nền nông nghiệp đa dạng: Nông sản nhiệt đới, cận nhiệt đới có thể sản xuất vào mùa hạ, nông sản á nhiệt đới có thể sản xuất vào mùa xuân, mùa thu, nông sản ôn đới có thể sản xuất vào mùa đông, mùa xuân.

b. Thủy văn

Huyện Gia Lâm nằm tại Tả Ngạn sông Hồng. Tuyến sông Đuống từ phía Tây Bắc chạy qua trung tâm sang phía Đông Nam huyện và sông Bắc Hưng Hải ở phía Nam huyện. Đây là hai con sông đang làm nhiệm vụ tưới tiêu cho huyện.

Sông Đuống chia huyện thành hai vùng: Bắc Đuống và Nam Đuống. Vùng Nam Đuống được bao bọc bởi hệ thống đê ngăn lũ của sông Hồng và sông Đuống.

* Khu vực Bắc sông Đuống:

- Phần đất phía Tây Bắc đường 1A: Cao độ giảm dần từ ven sông vào phía trong đồng, từ Tây Nam sang Đông Bắc và thay đổi cao độ trung bình từ 7, 20m đến 5,5m.

- Phần đất phía Đông Nam đường 1A: Cao độ cũng giảm dần từ ven sông vào phía trong đồng, từ Tây Bắc xuống Đông Nam và thay đổi cao độ trung bình từ 6, 2m đến 4,2m.

* Khu vực Nam sông Đuống:

Cao độ giảm dần từ ven sông vào trong đồng, từ Tây Bắc xuống Đông Nam và thay đổi trung bình từ 7,2m đến 3,2m. Tại các điểm dân cư cao độ nền thường cao hơn từ 0, 4 đến 0, 7 m so với cao độ ruộng lân cận. Đê sông Hồng có cao độ thay đổi trong khoảng 13,5-14, 0m. Đê sông Đuống có cao độ 12,5-13,0m.

Huyện Gia Lâm chịu ảnh hưởng bởi chế độ thuỷ văn của các sông:

- Sông Hồng: lưu lượng trung bình nhiều năm 2710m3/s mực nước lũ thường cao 9-12m. Mực lũ cao nhất là 12, 38m vào năm 1904; 12,60m (1915);

13,9m (1945); 12,23m (1968); 13,22m (1969); 14,13m (1971); 13,2m (1983) 13,30m (1985) 12,25m (1986) và 12,36m (1996).

- Sông Đuống: mực nước lớn nhất tại Thượng Cát trên sông Đuống là 13,68m (1971). Tỷ lệ phần nước sông Hồng vào sông Đuống khoảng 25%.

- Sông Cầu Bây: Mực nước ở cao độ 3m với tần suất 10%.

Với hệ thống sông ngòi đa dạng đã giúp người dân chủ động được vấn đề tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp .

4.1.2. Tình hình phân bố và sử dụng đất

Đất đai có vai trò là nơi con người cư trú, sinh sống. Đất đai còn là nơi động vật, thực vật tồn tại và phát triển.

Đất đai là một tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thiếu, không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp, là điều kiện tồn tại và phát triển của sản xuất nông nghiệp.

Vị trí và vai trò của đất đai càng trở nên quan trọng hơn đối với sản xuất nông nghiệp do Gia Lâm vẫn là huyện ngoại thành Hà nội và sản xuất nông vẫn đóng vai trò quan trọng trong cung cấp thực phẩm cho tiêu dùng và cung cấp cho nội thành là chủ yếu. Mặt khác nông nghiệp huyện còn có vai trò trong việc điều hòa không khí và tạo cảnh quan môi trường sống của người dân thủ đô.

Qua bảng 4.2 cho thấy, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Gia Lâm là 11.671,20 ha, tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp biến động theo chiều hướng giảm nhẹ năm 2014 diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 5.934,40 ha chiếm 56,02 % tống diện tích đất tự nhiên toàn huyện; và tính đến năm 2016 diện tích đất nông nghiệp là 5.895,40 ha chiếm 50,51% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện.

Cây hàng năm chiếm diện tích chủ yếu trong cơ cấu diện tích đất nông nghiệp, năm 2014 cơ cấu diện tích cây hàng năm là 43,44%; năm 2015 là 43,52 % và năm 2016 là 43,28 % tổng diện tích đất tự nhiên của huyện.

Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2016 là 5.106,00 ha chiếm 43,75% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó chủ yếu là đất dùng để ở là 12,46% và đất chuyên dùng (cơ quan, bệnh viện, xí nghiệp, trường học, quốc phòng, an ninh) là 19,53% tổng diện tích đất tự nhiên.

Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng là 10,29%. Các loại đất khác như đất dành cho tôn giáo tín ngưỡng chiếm 1,44% ; đất phi nông nghiệp khác, cơ cấu diện tích là 0,04% diện tích đất tự nhiên của huyện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Diện tích đất bằng chưa sử dụng năm 2016 là 69,00 ha chiếm 0,6 % tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện.

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện ngày càng giảm qua các năm có thể giải thích là do quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước, cùng với quá trình đô thị hóa đã chuyển dần đất nông nghiệp sang dành cho xây dựng các khu công nghiệp, các khu đô thị mới sử dụng xây dựng nhà để ở làm các công trình khác như bệnh viện, trường học, công sở là nguyên nhân làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Để phát triển ngành nông nghiệp, hướng đi của huyện là tái cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, quy hoạch 3 vùng chuyên canh, vùng sản xuất lúa chất lượng, vùng sản xuất rau an toàn, vùng sản xuất cây ăn quả và cây giống. Phấn đấu hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa, khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao, an toàn. Thực hiện tốt công tác bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Hình thành các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đảm bảo truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng.

Bảng 4.2. Tình hình đất đai của huyện Gia Lâm giai đoạn 2014-2016

STT Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên (ha) 11.671,2 100 11.671,2 100 11.671,2 100

1. Đất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 6.538,0 56,02 6.538,0 56,02 6495,7 55,65

- Đất sản xuất nông nghiệp 5.934,4 50,84 5.934,0 50,84 5895,4 50,51

+ Đất trồng cây hàng năm 5.070,4 43,44 5.079,3 43,52 5051,8 43,28

+ Đất trồng cây lâu năm 864 7,4 864 7,4 843,6 7,23

- Đất lâm nghiệp có rừng 29,9 0,26 29,9 0,26 29,6 0,25

- Đất nuôi trồng thuỷ sản 234,3 2,01 234,4 2,01 232,1 1,99

- Đất nông nghiệp khác 339,4 2,91 339,4 2,91 338,6 2,90

2. Đất phi nông nghiệp 5060,6 43,36 5.060,9 43,36 5106,0 43,75

- Đất ở 1298,4 11,12 1304,4 11,18 1453,7 12,46

- Đất chuyên dùng 2.541,1 21,77 2.535,4 21,72 2278,9 19,53

- Đất tôn giáo, tín ngưỡng 117,9 1,01 117,9 1,01 167,8 1,44

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1093,6 9,37 1093,6 9,37 1.201,4 10,29

- Đất phi nông nghiệp khác 9,6 0,08 9,6 0,08 4,1 0,04

3. Đất chƣa sử dụng 72,6 0,62 72,6 0,62 69,6 0,6

-Đất bằng chưa sử dụng 72,6 0,62 72,6 0,62 69,6 0,6

4.1.3. Tình hình biến động dân số và lao động

4.1.3.1. Lao động

Chương trình lao động về việc làm luôn được cấp Đảng, chính quyền và các ban ngành trong huyện quan tâm. Huyện có nhiều hình thức tạo việc làm cho lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Đã giải quyết việc làm tại chỗ cho nhiều lao động. Tuy nhiên, vẫn còn một tỷ lệ đáng kể thanh niên đến tuổi lao động, những người bị dôi dư trong quá trình chuyển dịch kinh tế nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. Năm 2016, toàn huyện có 112365 người trong độ tuổi lao động .

Bảng 4.3. Cơ cấu trình độ lao động huyện Gia Lâm 2016

Số lƣợng (ngƣời) Cơ cấu (%)

Số người trong độ tuổi lao động 112365 100

Lao động phổ thông 15293 13,61 Có chuyên môn 97072 86,39 1- Sơ cấp nghề 29345 30,23 2- Có chứng chỉ 30296 31,21 3- Cao đẳng 24783 25,53 4- Đại học 11484 11,83 5- Trên Đại học 1165 1,2

Nguồn: Phòng LĐ& TBXH huyện Gia Lâm (2016) Lao động chuyên môn chủ yếu là lao động sơ cấp nghề và có chứng chỉ đào tạo nghề (chiếm hơn 73,36 % tổng số lao động). Tỷ trọng lao động có trình độ đại học, trên đại học còn thấp (chỉ chiếm 13,03% tổng số lao động của huyện Gia Lâm). Tuy nhiên, hàng năm trên địa bàn huyện có một lượng lớn người bước vào độ tuổi lao động. Do đó, huyện cũng đang nỗ lực giải quyết việc làm bằng nhiều hình thức và đòi hỏi có các giải pháp mang tính khả thi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.3.2. Tình hình cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng những năm gần đây đã được đầu tư rất lớn, phần nào đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

Hệ thống giao thông

Huyện có đầy đủ các công trình giao thông phục vụ cho vận tải đường sắt, đường bộ, đường thủy... Với mật độ hệ thống giao thông quốc gia chạy qua, huyện có đầy đủ cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế - xã hội.

Tính đến hết năm 2015 huyện đã hoàn thành việc nâng cấp, cải tạo các tuyến đường liên xã, hỗ trợ các xã xây dựng tuyến đường thôn, xóm đưa vào khai thác sử dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Toàn huyện có 568,00 km đường giao thông trong đó trải nhựa hoặc bê tông hóa được 441,08 km (74/%).

Hệ thống thủy lợi

Huyện thường xuyên kiểm tra các thiết bị bơm, hệ thống kênh mương tưới tiêu, đảm bảo tưới tiêu phục vụ tốt sản xuất nông nghiệp. Gia Lâm hiện có 47

trạm bơm tưới, tổng công suất 21.560m3/h, đảm bảo tưới chủ động cho 3.163,5

ha. Ba trạm bơm tiêu kết hợp với các công trình thuỷ lợi đảm bảo tiêu chủ động cho 3.023 ha gieo trồng. Hệ thống kênh mương phục vụ sản xuất có 354,93km đã kiên cố hoá 94,91km (26,74%).

- Điện: Hệ thống lưới điện từng bước được đầu tư xây dựng mới và cải tạo

nâng cấp cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất. 100% số xã sử dụng điện lưới, 100% số hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn. Có155 trạm biến áp với tổng dung lượng 44.055 KVA cơ bản đảm bảo đáp ứng đầy đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt trong những năm tới.

- Y tế:Trên địa bàn huyện có 27 cơ sở khám chữa bệnh được xây dựng kiên cố và bán kiên cố có đủ bác sỹ, y tá và các trang thiết bị cần thiết đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân. Duy trì đạt chuẩn quốc gia về y tế tại 22/22 xã thị trấn. Tỷ suất sinh đạt 16,4 % giảm xuống 0,13 so với năm 2015.

4.1.3.3. Tình hình phát triển kinh tế

Gia Lâm là một huyện có vị trí địa lý thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu thương mại và hấp dẫn các nhà đầu tư, có tiềm năng về thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tái cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa tại gia lâm hà nội (Trang 55)