Cơ cấu diện tích đất đai của xã Kim Sơn năm 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tái cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa tại gia lâm hà nội (Trang 67)

STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 631,8 100

1. Đất nông nghiệp 358,1 56,68

+ Đất sản xuất nông nghiệp 323,4 51,19

+ Đất nuôi trồng thủy sản 28,0 4,43

+ Đất nông nghiệp khác 6,7 1,06

2. Đất phi nông nghiệp 273,7 43,32

Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường Huyện (2017) Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 631,83 ha. Diện tích đất nông nghiệp chiếm 56,68% cơ cấu diện tích đất đai của xã, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm 51,19 %, đất nuôi trồng thủy sản chiếm 4,43% và đất phi nông nghiệp chiểm 43,32% cơ cấu diện tích đất tự nhiên của xã.

Dân số tính đến tháng 11 năm 2016 là 13.158 người /3.496 hộ được phân bố ở 8 thôn, 1 tổ dân phố.

Người dân xã Kim Sơn phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn nuôi. Trong những năm gần đây kinh tế xã phát triển ổn định, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 34,20 triệu đồng/ người/năm.

Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp có xu hướng giảm dần, tăng tỷ trọng các ngành thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng; trong đó:

Thương mại dịch vụ là 37,25 %; tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản 36,67 %; nông nghiệp- thủy sản: 26,08 %.

Tính đến tháng 12 năm 2016 xã đã hoàn thành xong công tác dồn điền đổi thửa với diện tích là: 289,8 ha. Sau dồn điền đổi thửa diện tích sản xuất đất nông nghiệp được tập trung thuận lợi cho việc quy hoạch vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Như vậy Kim Sơn là một xã có đầy đủ tiềm năng đất đai để phát triển ngành trồng trọt , chăn nuôi và các dịch vụ nông nghiệp khác.

Về công tác xây dựng nông thôn mới tính đến tháng 10 năm 2016 xã có 15 tiêu chí đã đạt: Còn 4 tiêu chí cơ bản đạt là: Thủy lợi, môi trường, giao thông, cơ sở vật chất văn hóa. Nhìn chung xã Kim Sơn đã thực hiện được mục tiêu của đề án xây dựng nông thôn mới đề ra. Bộ mặt nông thôn mới của xã dần dần được thay đổi toàn diện trên các mặt kinh tế - chính trị - xã hội (UBND xã Kim Sơn 2017).

+ Xã Yên Thƣờng

Xã Yên Thường là một xã thuần nông có diện tích khá lớn nằm ở phía Bắc Huyện Gia Lâm, là xã thuộc vùng đất cổ ven sông Hồng. Đất đai chủ yếu là đất trũng phù hợp cho phát triển trồng lúa nước. Do vậy đây cũng là xã được huyện Gia Lâm quy hoạch là vùng trồng lúa chất lượng của huyện. Diện tích và cơ cấu diện tích đất đai của xã chi tiết như bảng sau:

Bảng 4.6. Cơ cấu diện tích đất đai của xã Yên Thƣờng năm 2016

STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 867,1 100

1. Đất nông nghiệp 553,8 63,86

+ Đất sản xuất nông nghiệp 525,2 60,57

+ Đất nuôi trồng thủy sản 3,2 0,37

+ Đất nông nghiệp khác 25,4 2,93

2. Đất phi nông nghiệp 313,3 36,14

Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường Huyện (2017) Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 867,10 ha. Diện tích đất nông nghiệp chiếm 63,86 % cơ cấu diện tích đất đai của xã, trong đó diện tích đất sản xuất

nông nghiệp chiếm 60,57 %, đất nuôi trồng thủy sản chiếm 0,37 % và đất phi nông nghiệp chiểm 36,14% cơ cấu diện tích đất tự nhiên của xã.

Dân số tính đến tháng 12 năm 2016 là 18.273 người/3911 hộ, có 10 thôn nằm trải đều trên diện tích tự nhiên của xã.

Cơ cấu các ngành sản xuất chủ yếu của xã năm 2016: Nông nghiệp: 31,1 %; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng: 5,83%; thương mại dịch vụ: 43,07 %.

Với diện tích đất đai khá lớn, diện tích đất nông nghiệp chiếm cơ cấu cao. Yên Thường có thế mạnh về đất đai, con người trong công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Kết quả về xây dựng nông thôn mới đến hết năm 2015 xã có 14 tiêu chí đạt và 05 tiêu chí chưa đạt. Như vậy nhìn chung xã Yên Thường đã thực hiện được mục tiêu của đề án xây dựng nông thôn mới đề ra. Bộ mặt nông thôn của xã dần dần được thay đổi trên các mặt: Kinh tế - Chính trị - Xã hội (UBND Xã Yên Thường, 2017).

+ Xã Văn Đức

Văn Đức là xã cuối Huyện Gia Lâm là xã nằm ngoài đê sông Hồng. Xã Văn Đức. Có 3 thôn Trung Quan, Chử Xá và Sơn Hô và một cụm dân cư làm lâm nghiệp, chở đò qua sông Hồng. Dân số tính đến tháng 12 năm 2016 là 7.952 người. Diện tích và cơ cấu diện tích đất đai của xã chi tiết như bảng sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.7. Cơ cấu diện tích đất đai của xã Văn Đức năm 2016

STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 664,5 100

1. Đất nông nghiệp 347,7 52,33

+ Đất sản xuất nông nghiệp 313,0 47,10

+ Đất nuôi trồng thủy sản 28,0 4,21

+ Đất nông nghiệp khác 6,7 1,01

2. Đất phi nông nghiệp 293,0 44,09

3. Đất chưa sử dụng 23,8 3,58

Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường Huyện (2016) Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 664,5 ha. Diện tích đất nông nghiệp chiếm 52,33 % cơ cấu diện tích đất đai của xã, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm 47,10 %, đất nuôi trồng thủy sản chiếm 4,21% ; đất phi nông nghiệp chiểm 44,09 % và đất chưa sử dụng chiếm 3,58 % cơ cấu diện tích đất tự nhiên của xã.

Xã Văn Đức là vùng đất bãi ven sông Hồng. Đất sản xuất ở đây được sông Hồng bồi đắp phù sa hàng năm lên khá màu mỡ. Xã không có nhà máy, khu công nghiệp, bệnh viện đường quốc lộ nằm trên địa bàn. Là một xã có diện tích trồng rau lớn của Huyện. Tổng diện tích trồng rau năm 2011 là 170 ha trong đó diện tích trồng rau an toàn là 120 ha chiếm 70,5 %. Đến năm 2016 tổng diện tích trồng rau toàn xã là 250 ha trong đó diện tích trồng rau an toàn là 235,0 ha chiếm cơ cấu diện tích là 94%. Xã Văn Đức là xã có lợi thế về kinh nghiệm trồng, chăm sóc rau. Do vậy xã Văn Đức được huyện Gia Lâm quy hoạch là vùng sản xuất rau theo hướng hàng hóa.

Cơ cấu các ngành sản xuất chủ yếu của xã năm 2016: Nông nghiệp - thủy sản chiếm: 62,26%; công nghiệp, xây dựng chiếm: 32,02 %; thương mại dịch vụ chiếm 5,72%. Người dân ở xã chủ yếu phát triển kinh tế chăn nuôi gia súc và trồng rau, buôn bán nhỏ (UBND Xã Văn Đức, 2017).

4.1.5. Thực trạng tái cơ cấu ngành trồng trọt tại huyện Gia Lâm

*Lĩnh vực trồng trọt

+ Sản xuất lúa:Trong giai đoạn 2011- 2015, diện tích lúa trên địa bàn huyện giảm dần, năm 2011 tổng diện tích gieo trồng lúa 5.999 ha, năm 2014 diện tích gieo trồng lúa 5.373 ha (giảm 626 ha); năng suất trung bình đạt 52 -53 tạ/ha/vụ, sản lượng trên 29.000 tấn/năm, trong đó diện tích được gieo trồng bằng các giống tiến bộ kỹ thuật (TBKT), giống chất lượng ngày càng tăng (năm 2011 diện tích lúa chất lượng, TBKT đạt 2.200 ha, chiếm 37,1% diện tích; năm 2015 diện tích lúa chất lượng, TBKT là 4.030 ha chiếm 75,0% diện tích). Giá trị sản xuất tại các vùng lúa trung bình đạt 70 - 80 triệu đồng/ha; diện tích tại các mô hình lúa chất lượng, lúa TBKT giá trị trung bình đạt 90 – 100 triệu đồng/ha.

+ Sản xuất rau an toàn: Tăng cường chỉ đạo các xã duy trì và mở rộng diện tích vùng sản xuất chuyên canh rau, thực hiện sản xuất theo quy trình sản xuất rau an toàn (RAT); diện tích sản xuất rau theo quy trình an toàn ngày càng tăng (năm 2011 diện tích RAT 955/1554,9 ha chiếm 61,4 % diện tích; năm 2014 diện tích RAT 1.347/2.005 ha chiếm 67,2 diện tích, tăng 392 ha so với năm 2011). Giá trị thu nhập trung bình của các vùng rau đạt khoảng 300 triệu đồng/ha/năm; một số vùng rau chuyên canh giá trị thu nhập đạt 400 - 500 triệu/ha như Văn Đức, Yên Viên, Yên Thường, Đặng Xá, Lệ Chi;

Phối hợp cùng với chi cục bảo vệ thực vật Hà Nội, trạm BVTV huyện Gia Lâm triển khai việc giám sát tại các vùng sản xuất rau trên địa bàn huyện; triển

khai mô hình chuỗi vệ sinh an toàn thực phẩm tại vùng rau Văn Đức; cử cán bộ giám sát chủ yếu tại các vùng sản xuất rau tập trung.

+ Cây ăn quả, hoa cây cảnh: Năm 2015, tổng diện tích cây ăn quả, hoa, cây cảnh là 1.019 ha, trong đó diện tích cây ăn quả 858 ha; hoa cây cảnh 161 ha. So với năm 2010 diện tích cây ăn quả tăng thêm 400 ha. Duy trì các mô hình cây ăn quả tập trung: Đông Dư (118 ha ổi bốn mùa, táo đào vàng); Đa Tốn (45 ha cam canh, cam vinh); Kim Lan (25 ha Cam canh, cam vinh); Kiêu Kỵ (17,7 ha cam canh, cam vinh); mô hình trồng hoa cây cảnh tại xã Lệ Chi; vùng sản xuất cây giống, cây ăn quả tại Trâu Quỳ, Đa Tốn. Giá trị thu trung bình của các vùng cây ăn quả đều đạt 200 - 300 triệu đồng/ha. Nhiều mô hình cây ăn quả đã mang lại hiệu quả kinh tế cao 300 - 400 triệu đồng/ha (ổi, táo đông Dư; cam canh Kiêu Kỵ , Đa Tốn, Kim Lan); cá biệt có những mô hình cho thu nhập cao lên tới 700 triệu đến 1 tỷ đồng/ha.

4.1.5.1. Rà soát quy hoạch, hình thành vùng sản xuất tập trung, chuyên canh

Trong những năm qua, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến, từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa đem lại hiệu quả thiết thực, bước đầu hình thành một số vùng sản xuất tập trung, chuyên canh; kinh tế trang trại phát triển đem lại hiệu quả kinh tế cao... Diện tích trồng lúa giảm dần, chủ yếu sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật, chất lượng cao (chiếm 87% diện tích). Diện tích các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao ngày càng tăng như: cây rau, cây ăn quả, hoa, cây cảnh... giá trị thu nhập đạt 300 – 500 triệu đồng/ha.

Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều bất cập, phát triển nông nghiệp chưa hợp lý, chưa hướng tới thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Quy hoạch về đất, mặt nước cho sản xuất nông nghiệp: lúa, cây ăn quả, cây rau, cây màu, chăn nuôi và thủy sản… chưa rõ ràng, chưa đủ cụ thể để quản lý chặt chẽ theo yêu cầu của sản xuất từng loại cây trồng, vật nuôi. Tình trạng quy hoạch sản xuất nông, lâm, thủy sản liên tục bị phá vỡ tạo ra sự hỗn loạn trong sản xuất, hao phí vốn đầu tư của người nông dân.Vốn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, hạ tầng gặp nhiều khó khăn, kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp không đáp ứng được yêu cầu của quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp hiện nay.

Chính sách hỗ trợ, liên kết trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, bất cập. Do vậy để phát triển nông nghiệp trong thời gian tới cần phải giải quyết một số bất cập trên như: xác định được vùng sản xuất nông nghiệp ổn định, tương đối

ổn định và không ổn định để từ đó định hướng cho sản xuất và đầu tư; chính sách hỗ trợ trong nông nghiệp sẽ định hướng vào thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo quy hoạch và theo lợi thế so sánh từng vùng sinh thái.

Bảng 4.8. Hƣớng quy hoạch sản xuất nông nghiệp của huyện Gia Lâm đến năm 2020 Đơn vị tính: ha STT Vùng sản xuất Hiện trạng Quy hoạch Biến động 1 Chuyên lúa 2.845,94 1.360,95 - 1.484,99 2 01 lúa + cây màu (ngô, lạc, đậu tương…) 70,42 32,20 -38,22

3 01 lúa + cá 0,0 28,67 28,67

4 Chuyên rau (rau an toàn) 407,48 378,23 -29,25

5 Cây ăn quả 1.030,83 2.073,24 1.042,41

6 Hoa, cây cảnh 11,51 86,95 75,44

7 Cây màu (ngô, lạc, đậu tương…) 834,93 230,79 -604,14 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8 Vườn - ao - chuồng (VAC) 286,73 658,39 371,66

9 Vườn - ao (VA) 110,66 592,75 482,09

10 Trồng trọt kết hợp chăn nuôi (VC) 0,00 155,85 155,85

11 Cây giống, CAQ kết hợp thủy sản 83,15 122,35 39,20

12 Chăn nuôi tập trung 14,32 54,26 39,94

13 Cỏ chăn nuôi 6,12 6,12

14 Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản 68,57 79,97 11,40

Tổng 5.837,7 5.837,7 0

*: Tổng diện tích 5837,7 ha trong đó có 73,16 ha đất hoang hóa tại các xã Phú Thị, Dương Xá, Cổ Bi.

Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm (2015) Tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện 6.495,6 ha nhưng diện tích đất nông nghiệp thực hiện quy hoạch vùng sản xuất là 5.837,7 ha (một số diện tích đất nông nghiệp không quy hoạch: đất xen kẹt, đất không thể sản xuất nông nghiệp), trong đó diện tích đất nông nghiệp ổn định 2.927,3 ha, diện tích đất tương đối ổn định 1.800,1ha, diện tích đất nông nghiệp không ổn định 1.110,3 ha (Khu Đô thị Tây Nam, Cảng nội địa Hanel giai đoạn 2, dự án sân golf, một số diện tích đất đấu giá, dự án khu đô thị của Him Lam).

Tóm lại:Quá trình rà soát và quy hoạch vùng chuyên canh có những thuận lợi và hạn chế sau:

+ Thuận lợi: Đã rà soát, quy hoạch hình thành được các vùng chuyên canh sản xuất cây trồng, chăn nuôi, kết hợp nuôi trồng và chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản

Đã đưa ra được tổng thu nhập hàng năm của các nhóm cây trồng chính gồm lúa, rau, cây ăn quả và cây giống.

+ Hạn chế: Chưa có số liệu điều tra, phân tích, tính toán cụ thể hiệu quả kinh tế các cây trồng cụ thể, giống cây trồng, các công thức luân canh cây trồng trong hệ thống cây trồng của các vùng chuyên canh.

Chưa có số liệu tính toán cụ thể được hiệu quả kinh tế của từng loại cây trồng và các công thức trồng trọt ở huyện.

Vì vậy chưa đủ cơ sở để đề xuất được hệ thống cây trồng hợp lý cho từng vùng chuyên canh.

4.1.6. Thực trạng sản xuất hệ thống cây trồng hàng năm của huyện

4.1.6.1. Diện tích năng suất, sản lượng, cây trồng hàng năm

Theo số liệu bảng 4.9a và 4.9b cho thấy cơ cấu cây trồng hằng năm của huyện khá đa dạng và phong phú về chủng loại, bao gồm 7 nhóm cây trồng :

- Nhóm cây lương thực lấy hạt có lúa, ngô: năng suất khá ổn định và tăng nhẹ qua các năm. Cây lúa năng suất bình quân dao động trong khoảng từ 53,0 - 56,1 tạ/ha. Cây ngô năng suất bình quân dao động trong khoảng từ 52,00 - 56,10 tạ/ha. Đây cũng là năng suất đạt ở mức trung bình so với toàn thành phố Hà Nội.

- Nhóm cây lấy hạt có dầu gồm đậu tương và lạc. Năng suất đậu tương đạt ở mức trung bình khá dao động trong khoảng từ 15,5 - 18,0 tạ/ha. Năng suất lạc đạt từ 18,4-20,7 tạ/ha.

- Nhóm rau củ: gồm rau ăn lá, rau ăn thân củ và rau đậu đỗ các loại khá phong phú về giống và năng suất.

- Nhóm cây hoa, cây cảnh là những cây có hiệu quả kinh tế cao những năm gần đây cũng đã được đưa vào cơ cấu cây trồng của huyện.

- Nhóm cây gia vị và cây dược liệu (nghệ). Riêng cây nghệ năng suất dao động trong khoảng 234,4- 240,0 tạ/ha.

- Nhóm các cây hàng năm khác: Bao gồm cây làm thức ăn cho gia súc, cây giống, cây công nghiệp ngắn ngày (cây mía).

Bảng 4.9a. Diện tích, năng suất, sản lƣợng, cây trồng hàng năm (Cây lấy hạt, cây lấy củ có chất bột, cây lấy hạt chứa dầu)

DT (ha)

STT Cây trồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm

2016 Tổng diện tích cây hàng

năm DT (ha) 10.074,4 10.235,5 9.930,6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

I Lúa + Ngô DT (ha) 6.890,1 6.771,1 6.218,3

1 Lúa DT (ha) 5.372,7 5.403,5 4.921,3 NS (tạ/ha) 53,3 55,4 56,1 SL (tấn) 28.636,5 29.935,4 27.608,5 2 Ngô DT (ha) 1.517,4 1.367,6 1.297,0 NS (tạ/ha) 52,0 53,9 56,1 SL (tấn) 7.890,5 7.371,4 7.276,2 II Cây lấy củ có chất bột DT (ha) 9,7 10,0 3,0 DT (ha) 1,2 9,4 0,0 NS (tạ/ha) 106,0 110,0 0,0 1 Khoai lang SL (tấn) 12,7 103,4 0,0 DT (ha) 8,5 0,6 0,0 2 Khoai sọ NS (tạ/ha) 210,0 220,0 0,0 SL (tấn) 178,5 13,2 0,0 3 Cây lấy củ có bột

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tái cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa tại gia lâm hà nội (Trang 67)