0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Kết quả thử nghiệm mô hình giống lúa tbr 225 vụ xuân 2017 (đối chứng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU TÁI CƠ CẤU NGÀNH TRỒNG TRỌT THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA TẠI GIA LÂM HÀ NỘI (Trang 100 -101 )

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Phần kết quả thử nghiệm mô hình

4.2.2. Kết quả thử nghiệm mô hình giống lúa tbr 225 vụ xuân 2017 (đối chứng

chứng giống KD 18)

- TBR 225 là giống lúa thuần bản quyền của công ty công ty giống cây trồng Thái Bình. Đây là giống lúa ngắn ngày, có thời gian sinh trưởng chỉ từ 125 -135 ngày đối với vụ xuân và 100 - 105 ngày đối với vụ mùa. TBR 225 có thân lúa rất cứng, cổ bông to, bộ lá đòng rất ngắn, dày, đứng tạo sự quang hợp tốt cho cây và từ đó tích lũy được các chất dinh dưỡng vào hạt để tạo ra chất lượng gạo ngon. Vụ xuân là vụ mà đạo ôn phát triển mạnh, nhưng TBR 225 nhiễm bệnh nhẹ ở vụ này. Năng suất trung bình TBR 225 đạt đạt từ 250 - 270 kg/sào, tương đương khoảng 70 -70 tạ/ ha. Thâm canh cao có thể đạt: 80,20 tạ/ha. (Theo Công ty Giống cây trồng Thái Bình (TSC).

Giống lúa Khang dân mặc đã được đưa vào sản xuất từ năm 1996 đến nay có biểu hiện thoái hóa, khả năng chống chịu sâu bệnh kém.

Bảng 4.26. Tình hình sinh trƣởng và phát triển của 2 giống lúa

STT Chỉ tiêu theo dõi TBR 225 KD 18

1 Ngày gieo 26/1 26/1

2 Ngày cấy 20/2 20/2

3 Mật độ cấy (khóm/m2) 40 40

4 Ngày trỗ 3/5 29/4

5 Chiều cao cây (cm) 93,5 91,5

6 Thời gian sinh trưởng (ngày) 128 126

Cùng mật độ cấy và thời gian gieo trồng, giống lúa TBR 225 có chiều cao cao hơn so với Khang Dân 18 là 2 cm. Thời gian sinh trưởng của giống TBR 225 vụ xuân là 128 ngày và Khang dân 18 là 126 ngày không khác nhau nhiều, không ảnh hưởng lớn đến việc bố trí thời vụ tiếp theo.

Bảng 4.27. Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và hiệu quả kinh tế của 2 giống lúa

STT Chỉ tiêu theo dõi TBR 225 Khang dân

1 Chiều dài bông (cm) 29,0 27,0

2 Số bông/m2 260 240

3 Số hạt/bông 167 163

4 Tỷ lệ hạt chắc (%) 83,8 83,4

5 P 1000 hạt (g) 22,0 21,0

6 Năng suất lý thuyết (tạ/ha) 80,05 68,52

7 Năng suất thực thu (tạ/ha) 70,00 60,00

8 Tổng thu nhập (tr.đ/ha) 52,50 45,00

9 Tổng chi phí (tr.đ/ha) 33,52 32,48

10 Lãi thuần (tr.đ/ha) 18,98 12,52

11 Tỷ suất lợi nhuận biên 7,19

Tính theo giá tháng 6 năm 2017

Theo bảng 4.26 và 4.27, tổng thu nhập, tổng chi phí, của giống TBR 225, đều cao hơn so với đối chứng Khang dân 18. Lợi nhuận của giống lúa TBR 225 cao hơn so với Khang Dân 18 là 6,46 tr.đ/ha.

Đây là giống lúa cho gạo có mùi thơm nhẹ, chất lượng gạo ngon phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Khang dân 18 cho gạo không có mùi thơm, cơm khô.

Tỷ suất lợi nhuận biên của giống lúa TBR 225 so với Khang dân 7,19. Như vậy có thể mở rộng diện tích sản xuất giống lúa TBR 225 vào thay thế giống Khang dân trong chuyển đổi cơ cấu giống lúa ở huyện là hoàn toàn hợp lý và có cơ sở để tăng thu nhập cho người sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU TÁI CƠ CẤU NGÀNH TRỒNG TRỌT THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA TẠI GIA LÂM HÀ NỘI (Trang 100 -101 )

×