0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Tình hình biến động dân số và lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU TÁI CƠ CẤU NGÀNH TRỒNG TRỌT THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA TẠI GIA LÂM HÀ NỘI (Trang 63 -63 )

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Kết quả

4.1.3. Tình hình biến động dân số và lao động

4.1.3.1. Lao động

Chương trình lao động về việc làm luôn được cấp Đảng, chính quyền và các ban ngành trong huyện quan tâm. Huyện có nhiều hình thức tạo việc làm cho lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Đã giải quyết việc làm tại chỗ cho nhiều lao động. Tuy nhiên, vẫn còn một tỷ lệ đáng kể thanh niên đến tuổi lao động, những người bị dôi dư trong quá trình chuyển dịch kinh tế nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. Năm 2016, toàn huyện có 112365 người trong độ tuổi lao động .

Bảng 4.3. Cơ cấu trình độ lao động huyện Gia Lâm 2016

Số lƣợng (ngƣời) Cơ cấu (%)

Số người trong độ tuổi lao động 112365 100

Lao động phổ thông 15293 13,61 Có chuyên môn 97072 86,39 1- Sơ cấp nghề 29345 30,23 2- Có chứng chỉ 30296 31,21 3- Cao đẳng 24783 25,53 4- Đại học 11484 11,83 5- Trên Đại học 1165 1,2

Nguồn: Phòng LĐ& TBXH huyện Gia Lâm (2016) Lao động chuyên môn chủ yếu là lao động sơ cấp nghề và có chứng chỉ đào tạo nghề (chiếm hơn 73,36 % tổng số lao động). Tỷ trọng lao động có trình độ đại học, trên đại học còn thấp (chỉ chiếm 13,03% tổng số lao động của huyện Gia Lâm). Tuy nhiên, hàng năm trên địa bàn huyện có một lượng lớn người bước vào độ tuổi lao động. Do đó, huyện cũng đang nỗ lực giải quyết việc làm bằng nhiều hình thức và đòi hỏi có các giải pháp mang tính khả thi.

4.1.3.2. Tình hình cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng những năm gần đây đã được đầu tư rất lớn, phần nào đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

Hệ thống giao thông

Huyện có đầy đủ các công trình giao thông phục vụ cho vận tải đường sắt, đường bộ, đường thủy... Với mật độ hệ thống giao thông quốc gia chạy qua, huyện có đầy đủ cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế - xã hội.

Tính đến hết năm 2015 huyện đã hoàn thành việc nâng cấp, cải tạo các tuyến đường liên xã, hỗ trợ các xã xây dựng tuyến đường thôn, xóm đưa vào khai thác sử dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Toàn huyện có 568,00 km đường giao thông trong đó trải nhựa hoặc bê tông hóa được 441,08 km (74/%).

Hệ thống thủy lợi

Huyện thường xuyên kiểm tra các thiết bị bơm, hệ thống kênh mương tưới tiêu, đảm bảo tưới tiêu phục vụ tốt sản xuất nông nghiệp. Gia Lâm hiện có 47

trạm bơm tưới, tổng công suất 21.560m3/h, đảm bảo tưới chủ động cho 3.163,5

ha. Ba trạm bơm tiêu kết hợp với các công trình thuỷ lợi đảm bảo tiêu chủ động cho 3.023 ha gieo trồng. Hệ thống kênh mương phục vụ sản xuất có 354,93km đã kiên cố hoá 94,91km (26,74%).

- Điện: Hệ thống lưới điện từng bước được đầu tư xây dựng mới và cải tạo

nâng cấp cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất. 100% số xã sử dụng điện lưới, 100% số hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn. Có155 trạm biến áp với tổng dung lượng 44.055 KVA cơ bản đảm bảo đáp ứng đầy đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt trong những năm tới.

- Y tế:Trên địa bàn huyện có 27 cơ sở khám chữa bệnh được xây dựng kiên cố và bán kiên cố có đủ bác sỹ, y tá và các trang thiết bị cần thiết đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân. Duy trì đạt chuẩn quốc gia về y tế tại 22/22 xã thị trấn. Tỷ suất sinh đạt 16,4 % giảm xuống 0,13 so với năm 2015.

4.1.3.3. Tình hình phát triển kinh tế

Gia Lâm là một huyện có vị trí địa lý thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu thương mại và hấp dẫn các nhà đầu tư, có tiềm năng về thị trường hàng hóa và dịch vụ lớn; Là địa bàn giáp nội thành và các khu vực công nghiệp, có lợi thế về tiêu thụ sản phẩm. Gia Lâm chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, với nhiều làng nghề nổi tiếng, thu hút đông khách thập phương trong và ngoài nước như làng Gốm sứ Bát Tràng, nghề dát quỳ vàng, may da Kiêu Kỵ, nghề bào chế thuốc Nam, thuốc Bắc Ninh Hiệp… Đây là tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động.

Qua nhiều năm đổi mới kinh tế, huyện Gia Lâm đã phát triển không ngừng với tốc độ tăng trưởng khá. Đặc biệt trong những năm gần đây có nhiều dự án công trình được Nhà nước phê duyệt, đầu tư thích hợp là động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện khá nhanh.

Mức sống dân cư ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng qua các năm, năm 2014 là 30,6 triệu đồng/người; năm 2015 đạt 32,8 triệu đồng/người; năm 2016 thu nhập bình quân đầu người/năm đạt:34,62triệu đồng/người. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 là 3.76% đến năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn khoảng 3%.

Thu nhập trung bình của cư dân nông thôn huyện Gia lâm năm 2016 theo đánh giá thực tế đạt khoảng 17,90 triệu đồng/người/ năm, như vậy ở mức cao so với thu nhập bình quân của cư dân nông thôn toàn thành phố.

Trên địa bàn huyện đến nay vẫn còn 3 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao là xã lệ Chi, Trung Mầu và xã Dương Quang (UBND huyện Gia Lâm, 2015, 2016).

Năm 2016, tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh) của huyện là 9,226,90 tỷ đồng, tăng 11,10 % so với năm 2015. Trong đó GTSX ngành CN - XD đạt 4.959,50 tỷ đồng, chiếm 53,75%, ngành nông nghiệp và thủy sản đạt 1,072,90 tỷ đồng chiếm 11,63 % tổng giá trị sản xuất của toàn huyện. Trong đó GTSX nông nghiệp đạt 1.000,74 tỷ đồng, chiếm 10,85%, ngành lâm nghiệp GTSX đạt 0,16 tỷ đồng và thủy sản đạt 72,00 tỷ đồng năm 2016 (Bảng 4.4).

Tốc độ phát triển GTSX các ngành của huyện (bảng 4.4) tăng từ 10,74% (năm 2415/2016) lên 11,10% (năm 2016/2015). Trong đó tốc độ GTSX của ngành TMDV tăng từ 15,89% năm (2015/2014) lên 16,42 % (năm 2016/2015); ngành công nghiệp xây dựng tăng từ 9,8% năm (2015/2014) lên 9,93% năm (2016/2015); GTSX nông lâm thủy sản giảm (2015/2014) là 2,60% năm (2015/2014) còn 2,22 % năm (2016/2015) do ngành trồng trọt tốc độ GTSX phát triển giảm (2016/2015 ) giảm 0,32 %, GTSX ngành chăn nuôi (2016/2015) tăng 1,34 % ; dịch vụ nông nghiệp GTSX tăng 0,66 %. GTSX ngành lâm nghiệp tốc độ phát triển ổn định; GTSX ngành thủy sản tốc độ phát triển tăng từ 3,79% (2015/2014) lên 33,33% năm (2016/2015). GTSX ngành nông nghiệp - thủy sản tăng nhẹ chủ yếu là do tăng tốc độ phát triển GTSX chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp, chăn nuôi vật nuôi có giá trị kinh tế cao, chăn nuôi gia súc chủ yếu như lợn, trâu bò và gia cầm các loại, kết hợp trồng lúa và do GTSX nuôi trồng thủy sản tăng.

Cơ cấu các ngành kinh tế của huyện qua từ năm 2014-2016, chuyển dịch theo hướng nâng cao tổng giá trị sản xuất/năm bằng cách tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng, tăng nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi giảm dần ngành trồng trọt. Sự chuyển dịch về cơ cấu này tương đối rõ ràng và đúng hướng, đúng tinh thần mà nghị quyết đại hội Đảng bộ khóa XX đề ra.

52

Bảng 4.4. GTSX các ngành kinh tế do huyện quản lý (theo giá so sánh 2010) giai đoạn 2014-2016

STT Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ phát triển

(%) GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (%) GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (%) GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 I Tổng giá trị sản xuất 7.499,50 100,00 8.304,90 100,00 9.226,90 100,00 110,74 111,10 1. Công nghiệp, xây dựng 4.108,9 54,79 4.511,40 54,32 4.959,50 53,75 109,80 109,93

2. Thương mại, dịch vụ 2.367,6 31,57 2.743,90 33,04 3.194,50 34,62 115,89 116,42

3. Nông, lâm, thủy sản 1.023,0 13,64 1.049,60 12,64 1.072,90 11,63 102,60 102,22

* Nông nghiêp 970,80 12,94 995,40 11,99 1.000,74 10,85 102,53 100,54 + Trồng trọt 454,40 6,06 465,90 5,61 464,40 5,03 102,53 99,68 + Chăn nuôi 481,40 6,42 493,40 5,94 500,00 5,42 102,49 101,34 + Dịch vụ nông nghiệp 35,00 0,47 36,10 0,43 36,34 0,39 103,14 100,66 * Lâm nghiệp 0,13 0,00 0,16 0,00 0,16 0,00 123,08 100,00 * Thủy sản 52,03 0,69 54,00 0,65 72,00 0,78 103,79 133,33

Trong giai đoạn 2015-2020, huyện Gia Lâm đã đặt một số chỉ tiêu chủ yếu: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế tăng bình quân: 11-12%; cơ cấu kinh tế thuộc huyện quản lý đến năm 2020:Công nghiệp - XDCB chiếm: 52,6%; Thương mại- Dịch vụ chiếm: 36,14%; Nông nghiệp - Thủy sản chiếm:11,26%; Giá trị sản xuất nông nghiệp/ha (bao gồm cả thủy sản) > 250 triệu đồng; Tổng thu ngân sách huyện > 1.660 tỷ đồng/năm; Duy trì và hoàn thành xã đạt chuẩn NTM:100%. Huyện Gia Lâm đạt chuẩn NTM: năm 2018 (UBND huyện Gia Lâm, 2016).

4.1.4. Tình hình đất đai, kinh tế xã hội của 3 xã Kim Sơn, Yên Thƣờng, Văn Đức + Xã Kim Sơn:

Kim Sơn là một xã nông nghiệp nằm ở phía Đông Bắc huyện Gia Lâm, cách trung tâm huyện 7,0 km. Là vùng đất phù sa cổ sông Hồng không được bồi đắp thường xuyên. Đất đai của xã chủ yếu là vùng đất cao phù hợp với phát triển cây ăn quả. Do vậy đây cũng là xã được quy hoạch là vùng sản xuất cây ăn quả theo hướng sản xuất hàng hóa của huyện Gia Lâm. Diện tích và cơ cấu diện tích đất đai của xã chi tiết như bảng sau:

Bảng 4.5. Cơ cấu diện tích đất đai của xã Kim Sơn năm 2016

STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 631,8 100

1. Đất nông nghiệp 358,1 56,68

+ Đất sản xuất nông nghiệp 323,4 51,19

+ Đất nuôi trồng thủy sản 28,0 4,43

+ Đất nông nghiệp khác 6,7 1,06

2. Đất phi nông nghiệp 273,7 43,32

Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường Huyện (2017) Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 631,83 ha. Diện tích đất nông nghiệp chiếm 56,68% cơ cấu diện tích đất đai của xã, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm 51,19 %, đất nuôi trồng thủy sản chiếm 4,43% và đất phi nông nghiệp chiểm 43,32% cơ cấu diện tích đất tự nhiên của xã.

Dân số tính đến tháng 11 năm 2016 là 13.158 người /3.496 hộ được phân bố ở 8 thôn, 1 tổ dân phố.

Người dân xã Kim Sơn phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn nuôi. Trong những năm gần đây kinh tế xã phát triển ổn định, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 34,20 triệu đồng/ người/năm.

Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp có xu hướng giảm dần, tăng tỷ trọng các ngành thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng; trong đó:

Thương mại dịch vụ là 37,25 %; tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản 36,67 %; nông nghiệp- thủy sản: 26,08 %.

Tính đến tháng 12 năm 2016 xã đã hoàn thành xong công tác dồn điền đổi thửa với diện tích là: 289,8 ha. Sau dồn điền đổi thửa diện tích sản xuất đất nông nghiệp được tập trung thuận lợi cho việc quy hoạch vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Như vậy Kim Sơn là một xã có đầy đủ tiềm năng đất đai để phát triển ngành trồng trọt , chăn nuôi và các dịch vụ nông nghiệp khác.

Về công tác xây dựng nông thôn mới tính đến tháng 10 năm 2016 xã có 15 tiêu chí đã đạt: Còn 4 tiêu chí cơ bản đạt là: Thủy lợi, môi trường, giao thông, cơ sở vật chất văn hóa. Nhìn chung xã Kim Sơn đã thực hiện được mục tiêu của đề án xây dựng nông thôn mới đề ra. Bộ mặt nông thôn mới của xã dần dần được thay đổi toàn diện trên các mặt kinh tế - chính trị - xã hội (UBND xã Kim Sơn 2017).

+ Xã Yên Thƣờng

Xã Yên Thường là một xã thuần nông có diện tích khá lớn nằm ở phía Bắc Huyện Gia Lâm, là xã thuộc vùng đất cổ ven sông Hồng. Đất đai chủ yếu là đất trũng phù hợp cho phát triển trồng lúa nước. Do vậy đây cũng là xã được huyện Gia Lâm quy hoạch là vùng trồng lúa chất lượng của huyện. Diện tích và cơ cấu diện tích đất đai của xã chi tiết như bảng sau:

Bảng 4.6. Cơ cấu diện tích đất đai của xã Yên Thƣờng năm 2016

STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 867,1 100

1. Đất nông nghiệp 553,8 63,86

+ Đất sản xuất nông nghiệp 525,2 60,57

+ Đất nuôi trồng thủy sản 3,2 0,37

+ Đất nông nghiệp khác 25,4 2,93

2. Đất phi nông nghiệp 313,3 36,14

Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường Huyện (2017) Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 867,10 ha. Diện tích đất nông nghiệp chiếm 63,86 % cơ cấu diện tích đất đai của xã, trong đó diện tích đất sản xuất

nông nghiệp chiếm 60,57 %, đất nuôi trồng thủy sản chiếm 0,37 % và đất phi nông nghiệp chiểm 36,14% cơ cấu diện tích đất tự nhiên của xã.

Dân số tính đến tháng 12 năm 2016 là 18.273 người/3911 hộ, có 10 thôn nằm trải đều trên diện tích tự nhiên của xã.

Cơ cấu các ngành sản xuất chủ yếu của xã năm 2016: Nông nghiệp: 31,1 %; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng: 5,83%; thương mại dịch vụ: 43,07 %.

Với diện tích đất đai khá lớn, diện tích đất nông nghiệp chiếm cơ cấu cao. Yên Thường có thế mạnh về đất đai, con người trong công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Kết quả về xây dựng nông thôn mới đến hết năm 2015 xã có 14 tiêu chí đạt và 05 tiêu chí chưa đạt. Như vậy nhìn chung xã Yên Thường đã thực hiện được mục tiêu của đề án xây dựng nông thôn mới đề ra. Bộ mặt nông thôn của xã dần dần được thay đổi trên các mặt: Kinh tế - Chính trị - Xã hội (UBND Xã Yên Thường, 2017).

+ Xã Văn Đức

Văn Đức là xã cuối Huyện Gia Lâm là xã nằm ngoài đê sông Hồng. Xã Văn Đức. Có 3 thôn Trung Quan, Chử Xá và Sơn Hô và một cụm dân cư làm lâm nghiệp, chở đò qua sông Hồng. Dân số tính đến tháng 12 năm 2016 là 7.952 người. Diện tích và cơ cấu diện tích đất đai của xã chi tiết như bảng sau:

Bảng 4.7. Cơ cấu diện tích đất đai của xã Văn Đức năm 2016

STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 664,5 100

1. Đất nông nghiệp 347,7 52,33

+ Đất sản xuất nông nghiệp 313,0 47,10

+ Đất nuôi trồng thủy sản 28,0 4,21

+ Đất nông nghiệp khác 6,7 1,01

2. Đất phi nông nghiệp 293,0 44,09

3. Đất chưa sử dụng 23,8 3,58

Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường Huyện (2016) Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 664,5 ha. Diện tích đất nông nghiệp chiếm 52,33 % cơ cấu diện tích đất đai của xã, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm 47,10 %, đất nuôi trồng thủy sản chiếm 4,21% ; đất phi nông nghiệp chiểm 44,09 % và đất chưa sử dụng chiếm 3,58 % cơ cấu diện tích đất tự nhiên của xã.

Xã Văn Đức là vùng đất bãi ven sông Hồng. Đất sản xuất ở đây được sông Hồng bồi đắp phù sa hàng năm lên khá màu mỡ. Xã không có nhà máy, khu công nghiệp, bệnh viện đường quốc lộ nằm trên địa bàn. Là một xã có diện tích trồng rau lớn của Huyện. Tổng diện tích trồng rau năm 2011 là 170 ha trong đó diện tích trồng rau an toàn là 120 ha chiếm 70,5 %. Đến năm 2016 tổng diện tích trồng rau toàn xã là 250 ha trong đó diện tích trồng rau an toàn là 235,0 ha chiếm cơ cấu diện tích là 94%. Xã Văn Đức là xã có lợi thế về kinh nghiệm trồng, chăm sóc rau. Do vậy xã Văn Đức được huyện Gia Lâm quy hoạch là vùng sản xuất rau theo hướng hàng hóa.

Cơ cấu các ngành sản xuất chủ yếu của xã năm 2016: Nông nghiệp - thủy sản chiếm: 62,26%; công nghiệp, xây dựng chiếm: 32,02 %; thương mại dịch vụ chiếm 5,72%. Người dân ở xã chủ yếu phát triển kinh tế chăn nuôi gia súc và trồng rau, buôn bán nhỏ (UBND Xã Văn Đức, 2017).

4.1.5. Thực trạng tái cơ cấu ngành trồng trọt tại huyện Gia Lâm

*Lĩnh vực trồng trọt

+ Sản xuất lúa:Trong giai đoạn 2011- 2015, diện tích lúa trên địa bàn huyện giảm dần, năm 2011 tổng diện tích gieo trồng lúa 5.999 ha, năm 2014 diện tích gieo trồng lúa 5.373 ha (giảm 626 ha); năng suất trung bình đạt 52 -53

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU TÁI CƠ CẤU NGÀNH TRỒNG TRỌT THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA TẠI GIA LÂM HÀ NỘI (Trang 63 -63 )

×