Kết quả theo dõi mô hình trồng cam xã đoài tại xã Kim Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tái cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa tại gia lâm hà nội (Trang 103 - 105)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2.4.Kết quả theo dõi mô hình trồng cam xã đoài tại xã Kim Sơn

4.2. Phần kết quả thử nghiệm mô hình

4.2.4.Kết quả theo dõi mô hình trồng cam xã đoài tại xã Kim Sơn

Cam Xã Đoài có nguồn gốc từ châu Phi. Giống cam này thích hợp trồng ở vùng đất Huyện Nghi Lộc – Nghệ An.

Cam Xã Đoài là giống cam đặc biệt thơm ngon, theo tương truyền giống cam này thường được dùng để tiến Vua, chúa ngày xưa. Cam Xã Đoài có đặc điểm vỏ cam mịn vàng óng, có mùi thơm nhẹ. Đặc biệt giống cam này rất ít xơ, ăn thường tan trong miệng và để lại dư vị ngon như mật ong.

Tên Cam gắn liền với địa danh Xã Đoài - Huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An Ngày nay do biết đây là giống Cam quý. Người dân tìm cách nhân giống và trồng ở nhiều nơi như Hòa Bình, Hà nội, Hưng Yên, Bắc Giang, Bắc Kạn…. Và người tiêu dùng đã dần công nhận giống cam Xã Đoài trồng ở những nơi này như là một loại cây ăn quả đặc sản của vùng miền, mặc dù hương vị của cam Xã Đoài trồng ở những vùng đất này dường như chưa sánh được bằng cam trồng ở vùng đất Nghi Lộc - Nghệ An.

Bảng 4.30. Một số chỉ tiêu sinh trƣởng, phát triển của cây cam Xã Đoài

STT Chỉ tiêu theo dõi Đơn vị tính Kết quả theo dõi

1 Số đợt lộc/năm đợt 3

2 Chiều dài lộc cm 16,70±2,5

3 Đường kính lộc cm 0,52±0,06

4 Chiều cao cây cm 256±30,5

5 Đường kính tán cm 195 ±25,5

6 Tỷ lệ cây ra hoa % 100

9 Tỷ lệ đậu quả (%) % 3,12

10 Thời gian thu hoạch tháng T11/T1

Theo số liệu bảng 4.30, cam Xã Đoài trồng trong mô hình có tỷ lệ cây ra hoa đạt 100 % tổng số cây theo dõi. Tỷ lệ đậu quả đạt 3,12 % ở mức trung bình so với các cây có múi khác (từ 3-5 %). Thời gian thu hoạch cam Xã Đoài từ tháng 11/2017 đến tháng 1/2018 là dịp giáp Tết, quả cam Xã Đoài có hương vị cam đặc trưng nên được người tiêu dùng ưa chuộng, vì vậy Cam Xã Đoài là loại quả có tiềm năng mang lại hiệu quả kinh tế cho người trồng.

Bảng 4.31. Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất quả của Cam Xã Đoài

STT Chỉ tiêu theo dõi Đơn vị tính Kết quả theo

dõi

1 Số quả trung bình/cây quả 155

2 Khối lượng trung bình/quả gam 215,2

3 Năng suất trung bình/cây kg/cây 33,36

4 Năng suất lý thuyết tấn/ha 16,68

5 Năng suất thực thu tấn/ha 15,06

Theo dõi vườn mô hình trồng Cam Xã Đoài cho thấy cây cam trong vườn mô hình sinh trưởng tốt. Năng suất lý thuyết đạt 16,68 tấn/ha, năng suất thực thu đạt 15,05 tấn/ha cao hơn so với năng suất cam trên toàn huyện trung bình chỉ đạt 11,640 tấn/ha (bảng 4.11b).

Kim Sơn là xã được UBND Huyện Gia Lâm năm 2016 quy hoạch thuộc vùng chuyên canh sản xuất cây ăn quả. Để góp phần vào việc đa dạng các mặt hàng cây ăn quả sản xuất ở xã trong tương lai, bên cạnh Cam Xã Đoài, quýt

đường canh những năm gần đây được người dân trồng với cơ cấu diện tích là 4,08 % và chỉ sau cây cam (cơ cấu diện tích chiếm 6,37 % tổng diện tích đất canh tác của toàn xã bảng 4.13). So sánh hiệu quả kinh tế của cam Xã Đoài và quýt đường canh chi tiết như bảng sau:

Bảng 4.32. So sánh hiệu quả kinh tế (tr.đ/ha)

STT Giống Tổng thu nhập Tổng chi phí Lãi thuần Tỷ suất lợi nhuận biên 1 Cam Xã Đoài 1.663,00 690,13 162,15 3,24

2 Quýt đường canh 1.335, 00 588,85 124,36

Ghi chú: Tổng thu nhập và tổng chi phí tính trong 6 năm kể từ khi trồng (chi tiết xem phụ lục)

Nguồn: Điều tra nông hộ 2017 Từ số liệu bảng 4.32 cho thấy, tổng thu nhập của cam Xã Đoài cao hơn so với quýt đường canh là 328,00 tr.đ/ha/năm. Tổng chi phí của cam Xã Đoài cao hơn so với quýt đường canh là 101,28 tr.đ/ha/năm. Xét HQKT trồng Cam Xã Đoài cho lãi thuần cao hơn so với quýt đường canh là 37,79 tr.đ/ha/năm.

Tỷ suất lợi nhuận biên của giống cam Xã Đoài và quýt đường canh là 3,24. Nên việc mở rộng diện tích gieo trồng, tăng cơ cấu diện tích trồng cam Xã (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tái cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa tại gia lâm hà nội (Trang 103 - 105)