Thực trạng tái cơ cấu ngành trồng trọt tại huyện Gia Lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tái cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa tại gia lâm hà nội (Trang 70 - 73)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Kết quả

4.1.5. Thực trạng tái cơ cấu ngành trồng trọt tại huyện Gia Lâm

*Lĩnh vực trồng trọt

+ Sản xuất lúa:Trong giai đoạn 2011- 2015, diện tích lúa trên địa bàn huyện giảm dần, năm 2011 tổng diện tích gieo trồng lúa 5.999 ha, năm 2014 diện tích gieo trồng lúa 5.373 ha (giảm 626 ha); năng suất trung bình đạt 52 -53 tạ/ha/vụ, sản lượng trên 29.000 tấn/năm, trong đó diện tích được gieo trồng bằng các giống tiến bộ kỹ thuật (TBKT), giống chất lượng ngày càng tăng (năm 2011 diện tích lúa chất lượng, TBKT đạt 2.200 ha, chiếm 37,1% diện tích; năm 2015 diện tích lúa chất lượng, TBKT là 4.030 ha chiếm 75,0% diện tích). Giá trị sản xuất tại các vùng lúa trung bình đạt 70 - 80 triệu đồng/ha; diện tích tại các mô hình lúa chất lượng, lúa TBKT giá trị trung bình đạt 90 – 100 triệu đồng/ha.

+ Sản xuất rau an toàn: Tăng cường chỉ đạo các xã duy trì và mở rộng diện tích vùng sản xuất chuyên canh rau, thực hiện sản xuất theo quy trình sản xuất rau an toàn (RAT); diện tích sản xuất rau theo quy trình an toàn ngày càng tăng (năm 2011 diện tích RAT 955/1554,9 ha chiếm 61,4 % diện tích; năm 2014 diện tích RAT 1.347/2.005 ha chiếm 67,2 diện tích, tăng 392 ha so với năm 2011). Giá trị thu nhập trung bình của các vùng rau đạt khoảng 300 triệu đồng/ha/năm; một số vùng rau chuyên canh giá trị thu nhập đạt 400 - 500 triệu/ha như Văn Đức, Yên Viên, Yên Thường, Đặng Xá, Lệ Chi;

Phối hợp cùng với chi cục bảo vệ thực vật Hà Nội, trạm BVTV huyện Gia Lâm triển khai việc giám sát tại các vùng sản xuất rau trên địa bàn huyện; triển

khai mô hình chuỗi vệ sinh an toàn thực phẩm tại vùng rau Văn Đức; cử cán bộ giám sát chủ yếu tại các vùng sản xuất rau tập trung.

+ Cây ăn quả, hoa cây cảnh: Năm 2015, tổng diện tích cây ăn quả, hoa, cây cảnh là 1.019 ha, trong đó diện tích cây ăn quả 858 ha; hoa cây cảnh 161 ha. So với năm 2010 diện tích cây ăn quả tăng thêm 400 ha. Duy trì các mô hình cây ăn quả tập trung: Đông Dư (118 ha ổi bốn mùa, táo đào vàng); Đa Tốn (45 ha cam canh, cam vinh); Kim Lan (25 ha Cam canh, cam vinh); Kiêu Kỵ (17,7 ha cam canh, cam vinh); mô hình trồng hoa cây cảnh tại xã Lệ Chi; vùng sản xuất cây giống, cây ăn quả tại Trâu Quỳ, Đa Tốn. Giá trị thu trung bình của các vùng cây ăn quả đều đạt 200 - 300 triệu đồng/ha. Nhiều mô hình cây ăn quả đã mang lại hiệu quả kinh tế cao 300 - 400 triệu đồng/ha (ổi, táo đông Dư; cam canh Kiêu Kỵ , Đa Tốn, Kim Lan); cá biệt có những mô hình cho thu nhập cao lên tới 700 triệu đến 1 tỷ đồng/ha.

4.1.5.1. Rà soát quy hoạch, hình thành vùng sản xuất tập trung, chuyên canh

Trong những năm qua, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến, từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa đem lại hiệu quả thiết thực, bước đầu hình thành một số vùng sản xuất tập trung, chuyên canh; kinh tế trang trại phát triển đem lại hiệu quả kinh tế cao... Diện tích trồng lúa giảm dần, chủ yếu sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật, chất lượng cao (chiếm 87% diện tích). Diện tích các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao ngày càng tăng như: cây rau, cây ăn quả, hoa, cây cảnh... giá trị thu nhập đạt 300 – 500 triệu đồng/ha.

Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều bất cập, phát triển nông nghiệp chưa hợp lý, chưa hướng tới thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Quy hoạch về đất, mặt nước cho sản xuất nông nghiệp: lúa, cây ăn quả, cây rau, cây màu, chăn nuôi và thủy sản… chưa rõ ràng, chưa đủ cụ thể để quản lý chặt chẽ theo yêu cầu của sản xuất từng loại cây trồng, vật nuôi. Tình trạng quy hoạch sản xuất nông, lâm, thủy sản liên tục bị phá vỡ tạo ra sự hỗn loạn trong sản xuất, hao phí vốn đầu tư của người nông dân.Vốn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, hạ tầng gặp nhiều khó khăn, kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp không đáp ứng được yêu cầu của quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp hiện nay.

Chính sách hỗ trợ, liên kết trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, bất cập. Do vậy để phát triển nông nghiệp trong thời gian tới cần phải giải quyết một số bất cập trên như: xác định được vùng sản xuất nông nghiệp ổn định, tương đối

ổn định và không ổn định để từ đó định hướng cho sản xuất và đầu tư; chính sách hỗ trợ trong nông nghiệp sẽ định hướng vào thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo quy hoạch và theo lợi thế so sánh từng vùng sinh thái.

Bảng 4.8. Hƣớng quy hoạch sản xuất nông nghiệp của huyện Gia Lâm đến năm 2020 Đơn vị tính: ha STT Vùng sản xuất Hiện trạng Quy hoạch Biến động 1 Chuyên lúa 2.845,94 1.360,95 - 1.484,99 2 01 lúa + cây màu (ngô, lạc, đậu tương…) 70,42 32,20 -38,22

3 01 lúa + cá 0,0 28,67 28,67

4 Chuyên rau (rau an toàn) 407,48 378,23 -29,25

5 Cây ăn quả 1.030,83 2.073,24 1.042,41

6 Hoa, cây cảnh 11,51 86,95 75,44

7 Cây màu (ngô, lạc, đậu tương…) 834,93 230,79 -604,14

8 Vườn - ao - chuồng (VAC) 286,73 658,39 371,66

9 Vườn - ao (VA) 110,66 592,75 482,09

10 Trồng trọt kết hợp chăn nuôi (VC) 0,00 155,85 155,85

11 Cây giống, CAQ kết hợp thủy sản 83,15 122,35 39,20

12 Chăn nuôi tập trung 14,32 54,26 39,94

13 Cỏ chăn nuôi 6,12 6,12

14 Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản 68,57 79,97 11,40

Tổng 5.837,7 5.837,7 0

*: Tổng diện tích 5837,7 ha trong đó có 73,16 ha đất hoang hóa tại các xã Phú Thị, Dương Xá, Cổ Bi.

Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm (2015) Tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện 6.495,6 ha nhưng diện tích đất nông nghiệp thực hiện quy hoạch vùng sản xuất là 5.837,7 ha (một số diện tích đất nông nghiệp không quy hoạch: đất xen kẹt, đất không thể sản xuất nông nghiệp), trong đó diện tích đất nông nghiệp ổn định 2.927,3 ha, diện tích đất tương đối ổn định 1.800,1ha, diện tích đất nông nghiệp không ổn định 1.110,3 ha (Khu Đô thị Tây Nam, Cảng nội địa Hanel giai đoạn 2, dự án sân golf, một số diện tích đất đấu giá, dự án khu đô thị của Him Lam).

Tóm lại:Quá trình rà soát và quy hoạch vùng chuyên canh có những thuận lợi và hạn chế sau:

+ Thuận lợi: Đã rà soát, quy hoạch hình thành được các vùng chuyên canh sản xuất cây trồng, chăn nuôi, kết hợp nuôi trồng và chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản

Đã đưa ra được tổng thu nhập hàng năm của các nhóm cây trồng chính gồm lúa, rau, cây ăn quả và cây giống.

+ Hạn chế: Chưa có số liệu điều tra, phân tích, tính toán cụ thể hiệu quả kinh tế các cây trồng cụ thể, giống cây trồng, các công thức luân canh cây trồng trong hệ thống cây trồng của các vùng chuyên canh.

Chưa có số liệu tính toán cụ thể được hiệu quả kinh tế của từng loại cây trồng và các công thức trồng trọt ở huyện.

Vì vậy chưa đủ cơ sở để đề xuất được hệ thống cây trồng hợp lý cho từng vùng chuyên canh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tái cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa tại gia lâm hà nội (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)