Bố trí các mô hình thử nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tái cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa tại gia lâm hà nội (Trang 51 - 55)

Phần 3 Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu

3.5.3.Bố trí các mô hình thử nghiệm

3.5. Phương pháp nghiên cứu

3.5.3.Bố trí các mô hình thử nghiệm

3.5.3.1. Mô hình thử nghiệm bón phân theo hướng hữu cơ cải tạo đất cho rau cải ngọt

Thử nghiệm gồm 4 công thức

- Địa điểm: Xã Văn Đức - Huyện Gia Lâm - Diện tích gieo:1 sào (1 sào = 360 m2). -Ngày gieo: 10/7 /2017

- Mật độ gieo: 320 g hạt/sào - Lượng phân bón:

- CT1: Bón bột đậu tương nghiền nhỏ liều lượng 30 kg/sào, bón lót trước

khi gieo hạt 2 ngày.

- CT 2: Bón khô dầu đậu tương nghiền nhỏ liều lượng 30 kg/sào, bón lót

trước khi gieo hạt 2 ngày.

- CT 3: Bón phân hữu cơ có nguồn gốc động vật với liều lượng 30 kg/sào

phân Fertiplus 4-3-3 -65 OM trước khi gieo hạt 2 ngày, tưới đủ ẩm để phân nở.

- CT 4: Đối chứng, bón theo tập quán của nông dân:

Tro bếp 50 kg/sào + NPK 13-13-13+TE (phân đầu trâu) liều lượng 10 kg/sào. Bón lót trước khi gieo hạt.

Thử nghiệm bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh RCB với 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm 30 m2. Tổng diện tích thử nghiệm là 360 m2.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm: Lần nhắc 1 Lần nhắc 2 Lần nhắc 3 CT1 CT3 CT4 CT3 CT2 CT1 CT4 CT1 CT2 CT2 CT4 CT3

+ Chỉ tiêu theo dõi:

- Chiều cao cây, số lá/cây: Đo, đếm mỗi công thức 30 cây đánh dấu sẵn tính trung bình

- Đánh giá năng suất kinh tế (tấn/ha):

NSKT (tấn/ha) = Khối lượng trung bình (phần ăn được) 1 m

2

(kg) x 10000 x 0,8 1000

-Tính HQKT tổng thu nhập, tổng chi phí, tổng lãi.

3.5.3.2. Mô hình thử nghiệm giống lúa TBR 225

-Địa điểm: Xã Yên Thường - Huyện Gia Lâm -Thời vụ trồng: Vụ Xuân 2017

- Diện tích trồng: 3 sào -Ngày gieo: 25/1/2017 - Ngày cấy: 20/2/2017

- Mật độ cấy: 40 khóm/m2

- Số dảnh/ khóm: 2 dảnh

- Công thức bón phân (cho 1 ha) : 8 tấn phân chuồng + 90 kg N+ 60 kg P2O + 90 kg K2O.

Chỉ tiêu theo dõi: Thời gian sinh trưởng, số bông/m2(A), số hạt/bông (B), tỷ lệ hạt chắc/bông (C); khối lượng 1000 hạt (g) (D)

- Năng suất lúa lý thuyết = A x B x C x D (g) x 10- 4 (tạ/ha).

- Năng suất thực thu: Thu hoạch từng thửa ruộng, tuốt quạt sạch cân khối lượng tươi. Lấy mỗi thửa 1 kg tươi phơi khô, cân khối lượng khô rồi tính ra NSTT của mỗi thửa ruộng trong mô hình.

Phƣơng pháp theo dõi: Lấy theo đường chéo góc mỗi ruộng 5 điểm. Trong đó 4 điểm xung quanh bờ cách bờ 1,5 m và một điểm ở giữa ruộng là giao điểm của hai đường chéo góc. Đo đếm 5 khóm liền nhau liên tục tại mỗi điểm, lấy kết quả trung bình. Mô hình được thử nghiệm trên 3 hộ. Diện tích thử nghiệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mỗi hộ là 360m2

- Đối chứng: giống lúa Khang Dân 18.

3.5.3.3. Mô hình thử nghiệm giống lúa Nàng Xuân

- Địa điểm: Xã Yên Thường huyện Gia Lâm - Thời vụ trồng: Vụ Xuân 2017

- Diện tích thử nghiệm: 3 sào - Ngày gieo: 25/1/2017 - Ngày cấy: 20/2/2017

- Mật độ cấy: 40 khóm/ m2

- Số dảnh/ khóm: 2 dảnh

- Công thức bón phân (tính cho 1 ha): 8 tấn phân chuồng + 80kg N+ 60 kg P2O + 80 kg K2O.

- Mô hình được thử nghiệm trên 3 hộ. Diện tích thử nghiệm mỗi hộ là 360m2.

- Đối chứng: Giống lúa Bắc Thơm số 7

3.5.3.4. Mô hình trồng cam Xã Đoài

- Địa điểm: Xã Kim Sơn huyện Gia Lâm

- Mật độ trồng: 500 cây/ha (khoảng cách 5m x 4m). - Quy mô: 1 ha

- Tuổi cây: 6 tuổi - Công thức bón phân:

- Lượng phân bón lót (tính cho 1 cây):

+ Phân hữu cơ (phân chuồng hoai mục): 8 kg

+ Phân NPK: : 0,5 kg

+ Vôi bột: : 0,6 kg

-Bón phân : Liều lượng bón thời kỳ kiến thiết cơ bản:

Năm trồng Phân chuồng

(kg) Đạm ure (gam) Lân supe (gam) Kali clorua (gam) Vôi bột (kg) Năm thứ 1 30 300 - 350 500 300 - 350 1 Năm thứ 2 30 500 - 550 700- 800 500 - 550 1 Năm thứ 3 30 600 - 800 1000 600 - 800 1

-Bón phân thời kỳ kinh doanh

+ Lượng bón: Lượng phân bón được sử dụng trong 1 năm theo bảng sau:

Tuổi cây (năm trồng) 4 5 6

Lượng phân bón/cây Đạm ure (kg) 1,2 1,5 1,9 Lân supe (kg) 1,5 1,8 1,5 Kali clorua (kg) 1,2 1,5 1,9 Phân chuồng (kg) 30- 50 50 50 Vôi bột (kg) 1 1 1

Chỉ tiêu theo dõi

- Chỉ tiêu về sinh trƣởng:

+ Tăng trưởng chiều cao cây, đường kính tán: Tiến hành theo dõi 1 năm 1 lần. Chiều cao cây tính từ vị trí gốc giáp mặt đất đến đỉnh cành cao nhất của cây.

Đường kính tán: dùng thước đo khoảng cách giữa 2 mép tán của cây. - Chỉ tiêu về khả năng ra hoa, đậu quả

+ Tỷ lệ cây ra hoa: Số cây ra hoa/ tổng số cây theo dõi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tỷ lệ đậu quả (%) = số quả còn lại trên cành/số hoa theo dõi x 100.

- Chỉ tiêu về năng suất, chất lƣợng quả của các giống

+ Năng suất quả:

* Số quả/cây: đếm tổng quả/cây ( theo dõi 6 cây)

* Khối lượng quả (gam): Cân 30 quả/cây tính trung bình

* Năng suất cá thể (kg/cây) = Số quả/ cây x khối lượng trung bình quả. Năng suất cá thể (kg) x mật độ cây/ha + Năng suất lý thuyết (tấn/ ha) =

1000

- Hiệu quả kinh tế cây trồng: Theo phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp theo bảng hỏi trên 15 hộ.

- HQKT (BQ/ha/năm) =

Tổng thu nhập các năm/ha - Tổng chi phí các năm/ha Số năm trồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tái cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa tại gia lâm hà nội (Trang 51 - 55)