0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Tình hình phân bố và sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU TÁI CƠ CẤU NGÀNH TRỒNG TRỌT THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA TẠI GIA LÂM HÀ NỘI (Trang 60 -63 )

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Kết quả

4.1.2. Tình hình phân bố và sử dụng đất

Đất đai có vai trò là nơi con người cư trú, sinh sống. Đất đai còn là nơi động vật, thực vật tồn tại và phát triển.

Đất đai là một tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thiếu, không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp, là điều kiện tồn tại và phát triển của sản xuất nông nghiệp.

Vị trí và vai trò của đất đai càng trở nên quan trọng hơn đối với sản xuất nông nghiệp do Gia Lâm vẫn là huyện ngoại thành Hà nội và sản xuất nông vẫn đóng vai trò quan trọng trong cung cấp thực phẩm cho tiêu dùng và cung cấp cho nội thành là chủ yếu. Mặt khác nông nghiệp huyện còn có vai trò trong việc điều hòa không khí và tạo cảnh quan môi trường sống của người dân thủ đô.

Qua bảng 4.2 cho thấy, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Gia Lâm là 11.671,20 ha, tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp biến động theo chiều hướng giảm nhẹ năm 2014 diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 5.934,40 ha chiếm 56,02 % tống diện tích đất tự nhiên toàn huyện; và tính đến năm 2016 diện tích đất nông nghiệp là 5.895,40 ha chiếm 50,51% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện.

Cây hàng năm chiếm diện tích chủ yếu trong cơ cấu diện tích đất nông nghiệp, năm 2014 cơ cấu diện tích cây hàng năm là 43,44%; năm 2015 là 43,52 % và năm 2016 là 43,28 % tổng diện tích đất tự nhiên của huyện.

Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2016 là 5.106,00 ha chiếm 43,75% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó chủ yếu là đất dùng để ở là 12,46% và đất chuyên dùng (cơ quan, bệnh viện, xí nghiệp, trường học, quốc phòng, an ninh) là 19,53% tổng diện tích đất tự nhiên.

Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng là 10,29%. Các loại đất khác như đất dành cho tôn giáo tín ngưỡng chiếm 1,44% ; đất phi nông nghiệp khác, cơ cấu diện tích là 0,04% diện tích đất tự nhiên của huyện.

Diện tích đất bằng chưa sử dụng năm 2016 là 69,00 ha chiếm 0,6 % tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện.

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện ngày càng giảm qua các năm có thể giải thích là do quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước, cùng với quá trình đô thị hóa đã chuyển dần đất nông nghiệp sang dành cho xây dựng các khu công nghiệp, các khu đô thị mới sử dụng xây dựng nhà để ở làm các công trình khác như bệnh viện, trường học, công sở là nguyên nhân làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Để phát triển ngành nông nghiệp, hướng đi của huyện là tái cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, quy hoạch 3 vùng chuyên canh, vùng sản xuất lúa chất lượng, vùng sản xuất rau an toàn, vùng sản xuất cây ăn quả và cây giống. Phấn đấu hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa, khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao, an toàn. Thực hiện tốt công tác bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Hình thành các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đảm bảo truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng.

Bảng 4.2. Tình hình đất đai của huyện Gia Lâm giai đoạn 2014-2016

STT Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên (ha) 11.671,2 100 11.671,2 100 11.671,2 100

1. Đất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 6.538,0 56,02 6.538,0 56,02 6495,7 55,65

- Đất sản xuất nông nghiệp 5.934,4 50,84 5.934,0 50,84 5895,4 50,51

+ Đất trồng cây hàng năm 5.070,4 43,44 5.079,3 43,52 5051,8 43,28

+ Đất trồng cây lâu năm 864 7,4 864 7,4 843,6 7,23

- Đất lâm nghiệp có rừng 29,9 0,26 29,9 0,26 29,6 0,25

- Đất nuôi trồng thuỷ sản 234,3 2,01 234,4 2,01 232,1 1,99

- Đất nông nghiệp khác 339,4 2,91 339,4 2,91 338,6 2,90

2. Đất phi nông nghiệp 5060,6 43,36 5.060,9 43,36 5106,0 43,75

- Đất ở 1298,4 11,12 1304,4 11,18 1453,7 12,46

- Đất chuyên dùng 2.541,1 21,77 2.535,4 21,72 2278,9 19,53

- Đất tôn giáo, tín ngưỡng 117,9 1,01 117,9 1,01 167,8 1,44

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1093,6 9,37 1093,6 9,37 1.201,4 10,29

- Đất phi nông nghiệp khác 9,6 0,08 9,6 0,08 4,1 0,04

3. Đất chƣa sử dụng 72,6 0,62 72,6 0,62 69,6 0,6

-Đất bằng chưa sử dụng 72,6 0,62 72,6 0,62 69,6 0,6


Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU TÁI CƠ CẤU NGÀNH TRỒNG TRỌT THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA TẠI GIA LÂM HÀ NỘI (Trang 60 -63 )

×