0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Hiệu quả kinh tế các công thức trồng trọt xã Văn Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU TÁI CƠ CẤU NGÀNH TRỒNG TRỌT THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA TẠI GIA LÂM HÀ NỘI (Trang 96 -98 )

Đơn vị tính: tr.đ/ha Chân đất STT Công thức trồng trọt Tổng thu nhập Tổng chi phí Lãi thuần 1. Đất bãi 1 Cải bắp - Cà (các loại) - Ớt Đà lạt 908,40 365,97 542,43

2 Ớt cay - Cải ngồng - Cải thảo 831,60 280,90 550,70

3 Cải bắp - Suplơ - Cải thảo 744,8 307,72 437,08

4 Sup lơ - Đậu các loại 588,00 253,12 334,88

5 Cà các loại (cà pháo) – Suplơ 492,80 195,72 297,08

6 Rau cải ngọt – Mƣớp đắng - Bầu bí

các loại (bí xanh) 701,40 268,88 432,52

7 Đậu các loại - Dưa chuột 562,24 283,64 278,60

8 Dưa chuột - Củ cải 450,24 197,12 253,12

9 Ớt cay - Ngô lai 426,75 155,69 271,06

-Văn Đức là xã ven đê sông Hồng, là xã chuyên trồng rau của huyện Gia Lâm.

Số liệu bảng 4.23 chỉ ra: Các công thức trồng rau ở xã Văn Đức đều đạt hiệu quả kinh tế ở mức cao (> 253,12 tr.đ/ha). Hiệu quả kinh tế thấp nhất là công thức: Dưa chuột – củ cải đạt 253,12 tr.đ/ha/năm.

- Công thức trồng rau: Cải bắp – suplơ - cải thảo tuy cho hiệu quả kinh tế cao đạt 437,08 tr.đ/ha/năm, nhưng 3 cây trồng trong công thức trồng trọt này này cùng họ, nên chuyển sang công thức luân canh rau khác.

- Có 3 công thức trồng trọt cho hiệu quả kinh tế ở mức cao và mang tính ổn định của hệ thống cây trồng là:

 Cải bắp – cà các loại - ớt Đà lạt công thức này đạt: 542,43 tr.đ/ha /năm

 Ớt cay - cải ngồng - cải thảo đạt: 550,70 tr.đ/ha/năm.

 Rau cải ngọt – mướp đắng – bầu bí các loại đạt : 432,52 tr.đ/ha/năm.

4.2. PHẦN KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH

4.2.1. Kết quả thử nghiệm mô hình bón bột đậu tƣơng rau, khô dầu đậu tƣơng, ngô hạt nghiền nhỏ và thử nghiệm phân hữu cơ Fertiplus 4-3-3-65 OM trên rau cải ngọt ở xã Văn Đức

Văn Đức là một xã có diện tích rau an toàn lớn nhất thành phố Hà Nội với đủ các chủng loại rau như rau ăn quả, rau ăn lá, rau ăn thân và rau ăn hoa. Sản lượng rau bình quân của xã hàng năm lên tới vài chục nghìn tấn. Do vậy nhu cầu sử dụng phân bón hàng năm là rất lớn. Hiện tại người dân có tập quán sử dụng tro bếp và phân N;P;K để bón cho rau, nên còn gây lãng phí trong sử dụng phân bón và chưa cải tạo, duy trì được độ màu mỡ của đất.

Cải ngọt là loại rau ăn lá có chu kỳ sinh trưởng ngắn, thời gian từ khi gieo đến khi thu hoạch 30-35 ngày. Do thời gian sinh trưởng ngắn lên khi bón phân, đặc biệt là phân vô cơ có chứa đạm thường dẫn đến dư thừa trong đất và tích lũy trong cây dẫn đến làm tăng dư lượng nitrate là chất vào trong cơ thể có khả năng chuyển hóa thành nitrosamin gây độc hại cho sức khỏe con người.

Để nâng cao chất lượng rau cải ngọt, cũng như thay đổi dần thói quen canh tác của nông dân . Mô hình thử nghiệm phân bón hữu cơ cải tạo đất cho rau cải ngọt tại xã Văn Đức được bố trí tại thôn Chử Xá - Xã Văn Đức tháng vào vụ hè năm 2017.

4.2.1.1. Tình hình sinh trưởng phát triển trên cây rau cải ngọt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU TÁI CƠ CẤU NGÀNH TRỒNG TRỌT THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA TẠI GIA LÂM HÀ NỘI (Trang 96 -98 )

×