Thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tái cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa tại gia lâm hà nội (Trang 49)

Phần 3 Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu

3.2. Thời gian nghiên cứu

- Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 1/2017 - 03/2018.

3.3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội - Cơ cấu cây trồng hàng năm và lâu năm.

- Hệ thống cây trồng hiện tại ở thời điểm nghiên cứu - Các vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp chuyên canh;

- Các hộ gia đình sản xuất, cá nhân tham gia sản xuất nông nghiệp tại các vùng chuyên canh, theo quy hoạch của xã trên địa bàn huyện

- Giống cây trồng cây ăn quả, cây lúa, cây rau trong mô hình thử nghiệm. - Phân đạm ure: 46%; lân super lâm thao: 16%; KCl :55 %.

- Tro bếp, bột đậu tương, khô dầu đậu tương, ngô bột.

- Phân bón hữu cơ Fertiplus 4-3-3- 65 OM, xuất xứ Hà Lan. - Phân NPK 13-13-13 +TE công ty phân bón Bình Điền.

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.4.1. Nghiên cứu tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến sự hình thành và phát triển hệ thống cây trồng, cơ cấu cây trồng của huyện hình thành và phát triển hệ thống cây trồng, cơ cấu cây trồng của huyện

- Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn, thời tiết, đất đai.

- Tình hình phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ), các lĩnh vực xã hội (dân số, lao động, giáo dục, y tế, văn hóa...), cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp (giao thông, thủy lợi, điện, vệ sinh môi trường).

- Đánh giá các tiền năng lợi thế của huyện: + Vị trí địa lý - Kinh tế.

+ Cơ hội phát triển sản xuất. +Hạn chế thách thức.

3.4.2. Đánh giá thực trạng hệ thống cây trồng trên địa bàn nghiên cứu và những tồn tại cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng những tồn tại cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng

- Diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng chính trong hệ thống cây trồng của huyện.

- Cơ cấu các loại cây trồng, giống cây trồng. - Các công thức luân canh cây trồng chính.

- Hiệu quả kinh tế của các giống, công thức luân canh cây trồng

3.4.3. Bố trí, theo dõi mô hình thử nghiệm

Bố trí mô hình thử nghiệm công thức luân canh cây trồng mới và đánh giá hiệu quả kinh tế (3 mô hình/1 vụ) đại diện cho các vùng nông nghiệp chuyên canh trong huyện.

+ Mô hình thử nghiệm bón phân cho rau cải ngọt theo phương thức hữu cơ ở xã Văn Đức.

+ Theo dõi mô hình thử nghiệm trồng cây ăn quả: Cam Xã Đoài tại xã Kim Sơn.

+ Mô hình thử nghiệm giống lúa: Nàng Xuân (đối chứng Bắc Thơm số 7) và giống lúa TBR 225 (đối chứng Khang dân 18) tại xã Yên Thường.

3.4.4. Đề xuất và giải pháp thực hiện tái cơ cấu cây trồng thích hợp

- Đề xuất bố trí hệ thống cây trồng mới tại 3 xã theo vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa thích hợp với điều kiện của huyện tại 3 xã trên địa bàn huyện.

3.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.5.1. Thu thập các thông tin thứ cấp

- Đặc điểm khí hậu thời tiết ở huyện Gia Lâm. - Hiện trạng sử dụng đất

- Tình hình dân số lao động, cơ sở hạ tầng.

- Tình hình phát triển kinh tế của huyện giai đoạn 2014- 2016

- Hiện trạng cơ cấu cây trồng, giống cây trồng trên địa bàn huyện từ năm 2014-2016.

- Các công thức luân canh cây trồng trên địa bàn huyện năm 2016 và hiệu quả kinh tế của mỗi công thức.

- Số liệu được thu thập tại phòng kinh tế, phòng thống kê, phòng tài nguyên môi trường và UBND các xã Kim Sơn, Yên Thường và Văn Đức của Gia Lâm.

3.5.2. Điều tra đánh giá

* Điều tra nông hộ

- Sử dụng phiếu điều tra kết hợp phỏng vấn nhanh.

- Chọn 3 xã đại diện cho 3 vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh trong huyện. Mỗi xã tiến hành điều tra ngẫu nhiên 30 hộ nông dân.

+ Vùng sản xuất lúa, xã Yên Thường + Vùng sản xuất rau an toàn, xã Văn Đức

+ Vùng sản xuất cây ăn quả và giống cây ăn quả, xã Kim Sơn

- Nội dung điều tra: Các công thức trồng trọt, diện tích, năng suất, hiệu quả kinh tế các cây trồng hàng năm (lúa, rau, màu, cây ăn quả hàng năm) và cây lâu năm (cây ăn quả lâu năm), các biện pháp kỹ thuật áp dụng.

- Phương pháp điều tra: Áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp theo nội dung phiếu điều tra về thu thập thông tin theo mẫu phiếu điều tra (Phần phụ lục).

* Điều tra tổng kết một số kết quả về tình hình kinh tế, xã hội, của huyện, Thu thập số liệu khí tượng.

- Phương pháp điều tra: Kế thừa các tài liệu nghiên cứu trước, thu thập thông tin từ phòng kinh tế, phòng tài nguyên môi trường, niên giám thống kê, UBND các xã, trạm khí tượng.

3.5.3. Bố trí các mô hình thử nghiệm

3.5.3.1. Mô hình thử nghiệm bón phân theo hướng hữu cơ cải tạo đất cho rau cải ngọt

Thử nghiệm gồm 4 công thức

- Địa điểm: Xã Văn Đức - Huyện Gia Lâm - Diện tích gieo:1 sào (1 sào = 360 m2). -Ngày gieo: 10/7 /2017

- Mật độ gieo: 320 g hạt/sào - Lượng phân bón:

- CT1: Bón bột đậu tương nghiền nhỏ liều lượng 30 kg/sào, bón lót trước

khi gieo hạt 2 ngày.

- CT 2: Bón khô dầu đậu tương nghiền nhỏ liều lượng 30 kg/sào, bón lót

trước khi gieo hạt 2 ngày.

- CT 3: Bón phân hữu cơ có nguồn gốc động vật với liều lượng 30 kg/sào

phân Fertiplus 4-3-3 -65 OM trước khi gieo hạt 2 ngày, tưới đủ ẩm để phân nở.

- CT 4: Đối chứng, bón theo tập quán của nông dân:

Tro bếp 50 kg/sào + NPK 13-13-13+TE (phân đầu trâu) liều lượng 10 kg/sào. Bón lót trước khi gieo hạt.

Thử nghiệm bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh RCB với 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm 30 m2. Tổng diện tích thử nghiệm là 360 m2.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm: Lần nhắc 1 Lần nhắc 2 Lần nhắc 3 CT1 CT3 CT4 CT3 CT2 CT1 CT4 CT1 CT2 CT2 CT4 CT3

+ Chỉ tiêu theo dõi:

- Chiều cao cây, số lá/cây: Đo, đếm mỗi công thức 30 cây đánh dấu sẵn tính trung bình

- Đánh giá năng suất kinh tế (tấn/ha):

NSKT (tấn/ha) = Khối lượng trung bình (phần ăn được) 1 m

2

(kg) x 10000 x 0,8 1000

-Tính HQKT tổng thu nhập, tổng chi phí, tổng lãi.

3.5.3.2. Mô hình thử nghiệm giống lúa TBR 225

-Địa điểm: Xã Yên Thường - Huyện Gia Lâm -Thời vụ trồng: Vụ Xuân 2017

- Diện tích trồng: 3 sào -Ngày gieo: 25/1/2017 - Ngày cấy: 20/2/2017

- Mật độ cấy: 40 khóm/m2

- Số dảnh/ khóm: 2 dảnh

- Công thức bón phân (cho 1 ha) : 8 tấn phân chuồng + 90 kg N+ 60 kg P2O + 90 kg K2O.

Chỉ tiêu theo dõi: Thời gian sinh trưởng, số bông/m2(A), số hạt/bông (B), tỷ lệ hạt chắc/bông (C); khối lượng 1000 hạt (g) (D)

- Năng suất lúa lý thuyết = A x B x C x D (g) x 10- 4 (tạ/ha).

- Năng suất thực thu: Thu hoạch từng thửa ruộng, tuốt quạt sạch cân khối lượng tươi. Lấy mỗi thửa 1 kg tươi phơi khô, cân khối lượng khô rồi tính ra NSTT của mỗi thửa ruộng trong mô hình.

Phƣơng pháp theo dõi: Lấy theo đường chéo góc mỗi ruộng 5 điểm. Trong đó 4 điểm xung quanh bờ cách bờ 1,5 m và một điểm ở giữa ruộng là giao điểm của hai đường chéo góc. Đo đếm 5 khóm liền nhau liên tục tại mỗi điểm, lấy kết quả trung bình. Mô hình được thử nghiệm trên 3 hộ. Diện tích thử nghiệm

mỗi hộ là 360m2

- Đối chứng: giống lúa Khang Dân 18.

3.5.3.3. Mô hình thử nghiệm giống lúa Nàng Xuân

- Địa điểm: Xã Yên Thường huyện Gia Lâm - Thời vụ trồng: Vụ Xuân 2017

- Diện tích thử nghiệm: 3 sào - Ngày gieo: 25/1/2017 - Ngày cấy: 20/2/2017

- Mật độ cấy: 40 khóm/ m2

- Số dảnh/ khóm: 2 dảnh

- Công thức bón phân (tính cho 1 ha): 8 tấn phân chuồng + 80kg N+ 60 kg P2O + 80 kg K2O.

- Mô hình được thử nghiệm trên 3 hộ. Diện tích thử nghiệm mỗi hộ là 360m2.

- Đối chứng: Giống lúa Bắc Thơm số 7

3.5.3.4. Mô hình trồng cam Xã Đoài

- Địa điểm: Xã Kim Sơn huyện Gia Lâm

- Mật độ trồng: 500 cây/ha (khoảng cách 5m x 4m). - Quy mô: 1 ha

- Tuổi cây: 6 tuổi - Công thức bón phân:

- Lượng phân bón lót (tính cho 1 cây):

+ Phân hữu cơ (phân chuồng hoai mục): 8 kg

+ Phân NPK: : 0,5 kg

+ Vôi bột: : 0,6 kg

-Bón phân : Liều lượng bón thời kỳ kiến thiết cơ bản:

Năm trồng Phân chuồng

(kg) Đạm ure (gam) Lân supe (gam) Kali clorua (gam) Vôi bột (kg) Năm thứ 1 30 300 - 350 500 300 - 350 1 Năm thứ 2 30 500 - 550 700- 800 500 - 550 1 Năm thứ 3 30 600 - 800 1000 600 - 800 1

-Bón phân thời kỳ kinh doanh

+ Lượng bón: Lượng phân bón được sử dụng trong 1 năm theo bảng sau:

Tuổi cây (năm trồng) 4 5 6

Lượng phân bón/cây Đạm ure (kg) 1,2 1,5 1,9 Lân supe (kg) 1,5 1,8 1,5 Kali clorua (kg) 1,2 1,5 1,9 Phân chuồng (kg) 30- 50 50 50 Vôi bột (kg) 1 1 1

Chỉ tiêu theo dõi

- Chỉ tiêu về sinh trƣởng:

+ Tăng trưởng chiều cao cây, đường kính tán: Tiến hành theo dõi 1 năm 1 lần. Chiều cao cây tính từ vị trí gốc giáp mặt đất đến đỉnh cành cao nhất của cây.

Đường kính tán: dùng thước đo khoảng cách giữa 2 mép tán của cây. - Chỉ tiêu về khả năng ra hoa, đậu quả

+ Tỷ lệ cây ra hoa: Số cây ra hoa/ tổng số cây theo dõi

+ Tỷ lệ đậu quả (%) = số quả còn lại trên cành/số hoa theo dõi x 100.

- Chỉ tiêu về năng suất, chất lƣợng quả của các giống

+ Năng suất quả:

* Số quả/cây: đếm tổng quả/cây ( theo dõi 6 cây)

* Khối lượng quả (gam): Cân 30 quả/cây tính trung bình

* Năng suất cá thể (kg/cây) = Số quả/ cây x khối lượng trung bình quả. Năng suất cá thể (kg) x mật độ cây/ha + Năng suất lý thuyết (tấn/ ha) =

1000

- Hiệu quả kinh tế cây trồng: Theo phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp theo bảng hỏi trên 15 hộ.

- HQKT (BQ/ha/năm) =

Tổng thu nhập các năm/ha - Tổng chi phí các năm/ha Số năm trồng

3.5.4. Phân tích kết quả nghiên cứu

3.5.4.1. Phân tích hiệu quả kinh tế

Để đo lường hiệu quả kinh tế của mỗi vụ sản xuất, các chỉ số dưới đây được tính toán theo công thức tương ứng. Các chỉ số của mô hình là tổng của các vụ sản xuất trong mô hình.

+ Tổng thu (tr.đ/ha) = Năng suất x giá thành (tại thời điểm tiến hành đề tài).

+ Tổng chi (tr.đ/ha) = Các chi phí giống, phân bón, tiền công lao động, thuốc BVTV, dịch vụ phí…

+ Tỷ suất lợi nhuận biên: GRn – GRf

MBCR =

TVCn –TVCf GRn : tổng thu nhập giải pháp mới Grf : tổng thu nhập giải pháp cũ TVCn: tổng chi phí giải pháp mới TVCf : tổng chi phí giải pháp cũ

Điều kiện: (MBCR ≥ 2 thì giải pháp được chấp nhận).

*Phân tích kết quả thí nghiệm

Số liệu được xử lý bằng phương pháp phân tích phương sai ANOVA (phần mềm IRRISTAT 5.0) và Excel.

Giá sản phẩm nông nghiệp: được tính theo giá thị trường thời điểm thu hoạch.

3.5.4.2. So sánh hiệu quả các công thức trồng trọt hiện tại:

Lấy từ kết quả nghiên cứu, đánh giá theo 5 mức:

- Lợi nhuận cao: Trên 100 triệu đồng/ha/năm

- Lợi nhuận khá: Từ 80 - 100 triệu đồng/ha/năm

- Lợi nhuận trung bình: Từ 60 đến 79 triệu đồng/ha/ năm

- Lợi nhuận thấp: Từ 40 - 59 triệu đồng/ha/năm.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. KẾT QUẢ 4.1. KẾT QUẢ

4.1.1. Phân tích điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Đặc điểm địa lý

Gia Lâm là huyện ngoại thành nằm ở cửa ngõ phía Đông thành phố Hà Nội, huyện có vị trí địa lý như sau:

Phía Bắc giáp quận Long Biên, huyện Đông Anh và tỉnh Bắc Ninh. Phía Đông giáp tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Hưng Yên.

Phía Tây giáp quận Long Biên và quận Hoàng Mai. Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên.

Huyện Gia Lâm có vị trí địa lý thuận lợi trong phát triển kinh tế – xã hội và giao lưu thương mại. Khu vực nông thôn huyện Gia Lâm là địa bàn hấp dẫn các nhà đầu tư do có những thuận lợi về địa lý kinh tế.

Gia Lâm có nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua như Quốc lộ 1A; Quốc lộ 1B; Quốc lộ 5; Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên; đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng… đường thủy sông Hồng, sông Đuống, đường sắt ngược lên phía Bắc, và xuôi cảng biển Hải Phòng. Địa giới hành chính của huyện gồm 20 xã và 2 thị trấn. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 11.671,20 ha có 20 xã nông thôn có tổng diện tích đất tự nhiên là 10.855,0 ha, chiếm 93,01% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Hai thị trấn là Trâu Quỳ và Yên Viên có diện tích đất tự nhiên là 816,2 ha chiếm cơ cấu 6,99 % tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Dân số tính đến tháng 12 năm 2016 là 270.879 người (UBND huyện Gia Lâm, 2016).

4.1.1.2. Địa hình

Phần lớn diện tích của huyện Gia Lâm không phức tạp có vùng phụ cận là đồng bằng, thấp dẩn từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng chung của địa hình thành phố Hà Nội và cũng là theo hướng dòng chảy của sông Hồng.

Là vùng đồng bằng có địa hình bằng phẳng, được bồi tụ bởi phù sa dày sông Hồng, sông Đuống, bề dày của phù sa trung bình là 90-120 cm do đó, huyện có rất nhiều thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, cũng như cho việc xây dựng các công trình hạ tầng, dân dụng và công nghiệp.

4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn

a. Đặc điểm khí hậu

Bảng 4.1. Số liệu khí tƣợng trung bình của huyện Gia Lâm - Hà Nội (từ 2013 – 2017) Tháng Nhiệt độ không khí TB ( 0 C) Số giờ nắng Lƣợng mƣa Độ m TB

TB Max Min (giờ) (mm) (%)

1 16,6 21,8 19,9 82,3 24,8 77,3 2 19,1 29,4 11,3 72,6 14,1 79,4 3 20 30,5 13,3 23,7 46,5 87 4 24,8 33,7 19 40,3 85,3 86,2 5 28 30,6 18,7 81,3 133,7 79,4 6 29,6 34,6 27 150,1 168,1 77,4 7 29,4 33,1 26 144,2 215,5 80,4 8 29 37,6 26,2 131,7 264,4 81,9 9 28,5 36,7 23,6 127,1 218,5 82,6 10 26,7 32,2 23,8 120 108 75,5 11 21,5 30,7 19,6 92 50,6 76,7 12 21,2 25,5 17,5 84,5 22,4 71,9 TB 24,5 31,4 20,5 95,8 112,6 79,6 Tổng cộng 1149,7 1351,7

Nguồn: Đài khí tượng thủy văn TP Hà Nội (2017) Huyện Gia Lâm mang đặc điểm chung của khí hậu, thời tiết vùng đồng bằng Châu thổ sông Hồng, một năm chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng ẩm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô hanh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Giữa 2 mùa nóng ẩm và khô hanh có các thời kỳ chuyển tiếp khí hậu tạo ra 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

- Nhiệt độ không khí trung bình năm 24,50 C, nhiệt độ cao nhất trung bình tháng đạt 31,40 C. Nhiệt độ cao nhất trung bình tháng đạt 20,50C.

- Lượng mưa trung bình tháng đạt 112,6 mm, tổng lượng mưa cả năm trung bình là 1351,7 mm. Mưa tập trung vào mùa nóng ẩm từ tháng 6 đến tháng 9, mưa nhiều nhất vào tháng 7,8 và tháng 9.

- Số giờ nắng trung bình tháng là 95,8 giờ. Tổng số giờ nắng trung bình cả năm khoảng 1149,7 giờ. Các tháng có số giờ nắng cao là tháng 5,6,7,8 và tháng 9.

- Hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tái cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa tại gia lâm hà nội (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)