Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.1. Kết quả
4.1.1. Phân tích điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Đặc điểm địa lý
Gia Lâm là huyện ngoại thành nằm ở cửa ngõ phía Đông thành phố Hà Nội, huyện có vị trí địa lý như sau:
Phía Bắc giáp quận Long Biên, huyện Đông Anh và tỉnh Bắc Ninh. Phía Đông giáp tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Hưng Yên.
Phía Tây giáp quận Long Biên và quận Hoàng Mai. Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên.
Huyện Gia Lâm có vị trí địa lý thuận lợi trong phát triển kinh tế – xã hội và giao lưu thương mại. Khu vực nông thôn huyện Gia Lâm là địa bàn hấp dẫn các nhà đầu tư do có những thuận lợi về địa lý kinh tế.
Gia Lâm có nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua như Quốc lộ 1A; Quốc lộ 1B; Quốc lộ 5; Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên; đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng… đường thủy sông Hồng, sông Đuống, đường sắt ngược lên phía Bắc, và xuôi cảng biển Hải Phòng. Địa giới hành chính của huyện gồm 20 xã và 2 thị trấn. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 11.671,20 ha có 20 xã nông thôn có tổng diện tích đất tự nhiên là 10.855,0 ha, chiếm 93,01% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Hai thị trấn là Trâu Quỳ và Yên Viên có diện tích đất tự nhiên là 816,2 ha chiếm cơ cấu 6,99 % tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Dân số tính đến tháng 12 năm 2016 là 270.879 người (UBND huyện Gia Lâm, 2016).
4.1.1.2. Địa hình
Phần lớn diện tích của huyện Gia Lâm không phức tạp có vùng phụ cận là đồng bằng, thấp dẩn từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng chung của địa hình thành phố Hà Nội và cũng là theo hướng dòng chảy của sông Hồng.
Là vùng đồng bằng có địa hình bằng phẳng, được bồi tụ bởi phù sa dày sông Hồng, sông Đuống, bề dày của phù sa trung bình là 90-120 cm do đó, huyện có rất nhiều thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, cũng như cho việc xây dựng các công trình hạ tầng, dân dụng và công nghiệp.
4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn
a. Đặc điểm khí hậu
Bảng 4.1. Số liệu khí tƣợng trung bình của huyện Gia Lâm - Hà Nội (từ 2013 – 2017) Tháng Nhiệt độ không khí TB ( 0 C) Số giờ nắng Lƣợng mƣa Độ m TB
TB Max Min (giờ) (mm) (%)
1 16,6 21,8 19,9 82,3 24,8 77,3 2 19,1 29,4 11,3 72,6 14,1 79,4 3 20 30,5 13,3 23,7 46,5 87 4 24,8 33,7 19 40,3 85,3 86,2 5 28 30,6 18,7 81,3 133,7 79,4 6 29,6 34,6 27 150,1 168,1 77,4 7 29,4 33,1 26 144,2 215,5 80,4 8 29 37,6 26,2 131,7 264,4 81,9 9 28,5 36,7 23,6 127,1 218,5 82,6 10 26,7 32,2 23,8 120 108 75,5 11 21,5 30,7 19,6 92 50,6 76,7 12 21,2 25,5 17,5 84,5 22,4 71,9 TB 24,5 31,4 20,5 95,8 112,6 79,6 Tổng cộng 1149,7 1351,7
Nguồn: Đài khí tượng thủy văn TP Hà Nội (2017) Huyện Gia Lâm mang đặc điểm chung của khí hậu, thời tiết vùng đồng bằng Châu thổ sông Hồng, một năm chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng ẩm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô hanh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Giữa 2 mùa nóng ẩm và khô hanh có các thời kỳ chuyển tiếp khí hậu tạo ra 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
- Nhiệt độ không khí trung bình năm 24,50 C, nhiệt độ cao nhất trung bình tháng đạt 31,40 C. Nhiệt độ cao nhất trung bình tháng đạt 20,50C.
- Lượng mưa trung bình tháng đạt 112,6 mm, tổng lượng mưa cả năm trung bình là 1351,7 mm. Mưa tập trung vào mùa nóng ẩm từ tháng 6 đến tháng 9, mưa nhiều nhất vào tháng 7,8 và tháng 9.
- Số giờ nắng trung bình tháng là 95,8 giờ. Tổng số giờ nắng trung bình cả năm khoảng 1149,7 giờ. Các tháng có số giờ nắng cao là tháng 5,6,7,8 và tháng 9.
- Hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc (UBND huyện Gia Lâm, 2017).
Như vậy khí hậu huyện Gia lâm phù hợp phát triển một nền nông nghiệp đa dạng: Nông sản nhiệt đới, cận nhiệt đới có thể sản xuất vào mùa hạ, nông sản á nhiệt đới có thể sản xuất vào mùa xuân, mùa thu, nông sản ôn đới có thể sản xuất vào mùa đông, mùa xuân.
b. Thủy văn
Huyện Gia Lâm nằm tại Tả Ngạn sông Hồng. Tuyến sông Đuống từ phía Tây Bắc chạy qua trung tâm sang phía Đông Nam huyện và sông Bắc Hưng Hải ở phía Nam huyện. Đây là hai con sông đang làm nhiệm vụ tưới tiêu cho huyện.
Sông Đuống chia huyện thành hai vùng: Bắc Đuống và Nam Đuống. Vùng Nam Đuống được bao bọc bởi hệ thống đê ngăn lũ của sông Hồng và sông Đuống.
* Khu vực Bắc sông Đuống:
- Phần đất phía Tây Bắc đường 1A: Cao độ giảm dần từ ven sông vào phía trong đồng, từ Tây Nam sang Đông Bắc và thay đổi cao độ trung bình từ 7, 20m đến 5,5m.
- Phần đất phía Đông Nam đường 1A: Cao độ cũng giảm dần từ ven sông vào phía trong đồng, từ Tây Bắc xuống Đông Nam và thay đổi cao độ trung bình từ 6, 2m đến 4,2m.
* Khu vực Nam sông Đuống:
Cao độ giảm dần từ ven sông vào trong đồng, từ Tây Bắc xuống Đông Nam và thay đổi trung bình từ 7,2m đến 3,2m. Tại các điểm dân cư cao độ nền thường cao hơn từ 0, 4 đến 0, 7 m so với cao độ ruộng lân cận. Đê sông Hồng có cao độ thay đổi trong khoảng 13,5-14, 0m. Đê sông Đuống có cao độ 12,5-13,0m.
Huyện Gia Lâm chịu ảnh hưởng bởi chế độ thuỷ văn của các sông:
- Sông Hồng: lưu lượng trung bình nhiều năm 2710m3/s mực nước lũ thường cao 9-12m. Mực lũ cao nhất là 12, 38m vào năm 1904; 12,60m (1915);
13,9m (1945); 12,23m (1968); 13,22m (1969); 14,13m (1971); 13,2m (1983) 13,30m (1985) 12,25m (1986) và 12,36m (1996).
- Sông Đuống: mực nước lớn nhất tại Thượng Cát trên sông Đuống là 13,68m (1971). Tỷ lệ phần nước sông Hồng vào sông Đuống khoảng 25%.
- Sông Cầu Bây: Mực nước ở cao độ 3m với tần suất 10%.
Với hệ thống sông ngòi đa dạng đã giúp người dân chủ động được vấn đề tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp .