0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Một số giải pháp cần quan tâm khi thực hiện tái cơ cấu ngành trồng trọt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU TÁI CƠ CẤU NGÀNH TRỒNG TRỌT THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA TẠI GIA LÂM HÀ NỘI (Trang 111 -111 )

CẤU NGÀNH TRỒNG TRỌT

Theo Vương Đình Huệ (2014). Một số giải pháp cần quan tâm khi thực hiện tái cơ cấu ngành trồng trọt:

+ Thứ nhất:

Cơ chế, chính sách đất đai

Cần tập trung và tích tụ đất đai có quy mô đủ lớn, ổn định lâu dài, phù hợp với các mô hình sản xuất khác nhau của từng vùng, hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại. Liên kết giữa các lĩnh vực khác như công nghiệp, dịch vụ với nông nghiệp và giữa các lĩnh vực nông nghiệp trong một vùng. Để thực hiện tái cơ cấu, cần tiếp tục hoàn thiện chính sách mới về đất đai:

- Ban hành cơ chế, chính sách làm rõ cơ sở pháp lý về hộ nông dân, nhất là hộ kinh tế nông trại quy mô lớn và quyền, lợi ích trong sử dụng đất, thu hồi đất, sử dụng quyền sử dụng đất trong thừa kế, vay vốn tín dụng, tham gia liên doanh, liên kết, đóng góp cổ phần.

- Quy hoạch đất đai nông nghiệp ổn định, đồng bộ với quy hoạch dịch vụ, tổ chức khoa học và công nghệ, thương mại, công nghiệp chế biến... thành những cụm công - nông nghiệp.

- Giao đất lâu dài cho nông dân, từ 50 năm đến 70 năm; ở các vùng nông nghiệp ổn định nên giao lâu dài.

- Quy hoạch quy mô lớn/hộ sản xuất, thúc đẩy mạnh mẽ tích tụ và tập trung ruộng đất để phát triển mô hình nông nghiệp hiện đại, tập trung quy mô

lớn ở những vùng CNH và ĐTH mạnh, lao động đã rút đáng kể ra khỏi nông

nghiệp. Nên thử nghiệm quy hoạch vùng nông nghiệp hiện đại riêng biệt, có quy mô từ vài ha đến vài chục héc-ta, để hình thành kinh tế nông trại có quy mô lớn, sản xuất và quản lý, thương mại hoàn toàn theo tiêu chuẩn hiện đại. Có các giải pháp thúc đẩy mạnh nông dân tự nguyện “dồn điền, đổi thửa”, tích tụ và tập trung ruộng đất thành “cánh đồng mẫu lớn”. Thúc đẩy quá trình tập trung ruộng đất cùng với phát triển liên kết ngang giữa nông dân cũng như giữa nông dân và doanh nghiệp.

- Cần có quy định công nhận đơn vị sản xuất hộ nông dân, kinh tế nông trại, định nghĩa rõ và xác định ai là nông dân thì sẽ giao đất, không là nông dân thì Nhà nước có thể thu hồi và đền bù theo quy định của Luật Đất đai để giao đất cho nông dân là người trực tiếp và liên tục làm nông nghiệp, hạn chế việc có quyền sử dụng đất nhưng không trực tiếp sản xuất kể cả ở một số công ty nông, lâm nghiệp hiện nay.

+ Thứ hai

Cơ chế, chính sách đầu tƣ cho nông nghiệp và hỗ trợ nông dân

- Hình thành các quỹ đầu tư cho nông nghiệp theo các định hướng ưu tiên trong tái cơ cấu nông nghiệp, các quỹ này có thể tài trợ các dự án, tín dụng đầu tư cho các địa phương, các doanh nghiệp và cả hộ nông dân trên cơ sở quy hoạch nông nghiệp được phê duyệt. Quỹ đầu tư nông nghiệp cần tách bạch giữa quản lý nhà nước và quản lý vốn đầu tư; cơ chế đầu tư được đấu thầu theo cơ chế thị trường và có tính chất khuyến khích các hộ nông dân, doanh nghiệp tuân thủ các điều kiện sản xuất nông nghiệp hiện đại, theo quy hoạch ưu tiên của Nhà nước.

- Đầu tư của doanh nghiệp cần được khuyến khích trên cơ sở phát triển chuỗi nông nghiệp hiện đại, gắn với nông dân, hình thành liên kết chuỗi giữa nông dân và doanh nghiệp, xây dựng quản trị bền vững toàn chuỗi về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, logistics, thương hiệu.

- Nghiên cứu áp dụng chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi đối với các doanh nghiệp chế biến 100% nguyên liệu nông sản trong huyện.

- Có chính sách cho vay vốn hình thành các nông trại hiện đại, trên cơ sở thế chấp đất đai và máy móc, trang thiết bị, hợp đồng của nông trại. Nghiên cứu thay đổi căn bản cách cho vay hiện nay, từ cho vay theo hình thức thế chấp tài sản với sổ đỏ quyền sử dụng đất là chủ yếu, sang cho vay theo hình thức thế chấp trang thiết bị sản xuất và dự án sản xuất, kinh doanh.

- Nghiên cứu thay thế dần cơ chế hỗ trợ gián tiếp thông qua doanh nghiệp hiện nay sang chính sách hỗ trợ trực tiếp người nông dân theo một tỷ lệ phần trăm trên tổng chi phí đầu vào mỗi hộ nông dân đã bỏ ra.

- Nghiên cứu thực hiện mô hình “thị trường giá cả tương lai” đối với một số nông sản chủ yếu nhằm điều tiết rủi ro thị trường từ người sản xuất sang các công ty thương mại.

- Tiếp tục thực hiện thí điểm bảo hiểm trong nông nghiệp theo quyết định số 315/QĐ-TTg, ngày 01-3-2011, của Thủ tướng Chính phủ; tổng kết, rút kinh nghiệm để triển khai chính thức bảo hiểm nông nghiệp trên diện rộng đối với các đối tượng, các ngành hàng, không chỉ đối với các hộ nông dân nghèo, cận nghèo.

- Nghiên cứu bổ sung, sửa đổi chính sách hỗ trợ nhằm giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản.

Thứ ba,

Cơ chế, chính sách phát triển chuỗi ngành hàng nông sản

- Có cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp phân phối trực tiếp ở các chuỗi siêu thị, đa dạng sản phẩm, đa dạng thị trường, thúc đẩy đầu tư ở phân khúc giá trị cao, chất lượng tốt, hạn chế xuất khẩu thô. Với thị trường trong huyện, tăng cường quản lý thị trường theo hướng minh bạch chất lượng theo truy suất nguồn gốc, sở hữu trí tuệ.

- Hình thành các bộ khung cơ chế, chính sách khép kín từ sản xuất đến thị trường cho từng nhóm ngành hàng, gắn với từng vùng, từng thị trường và đối tượng sản xuất để hỗ trợ phát triển các chuỗi giá trị đa dạng (chuỗi sản phẩm bình dân; chuỗi sản phẩm cao cấp; chuỗi sản phẩm sinh thái; chuỗi sản phẩm thương mại công bằng; chuỗi sản phẩm gắn với chỉ dẫn địa lý và đặc sản; chuỗi gắn với phát triển bền vững...).

- Cơ chế, chính sách nhằm tái cơ cấu về giá trị gia tăng toàn chuỗi theo hướng tăng phần trên địa bàn huyện. Phần của nông dân, phần do khoa học công nghệ, phần thương hiệu, nâng cao chất lượng, quản trị tốt.

- Cơ chế, chính sách nhằm minh bạch hóa, kiểm soát giao dịch toàn bộ chất lượng, giá cả các chuỗi vật tư nông nghiệp đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật …để làm cơ sở điều phối giá trị gia tăng, thuế, quản trị chất lượng theo truy suất nguồn gốc, bảo hiểm nông nghiệp.

- Đối với lúa gạo: thể chế và chính sách nên tập trung nâng cấp chuỗi giá trị lúa gạo vùng chuyên canh với sự tham gia của nông dân và các chính sách hỗ trợ các tác nhân trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến kinh doanh gạo.

Mô hình “cánh đồng mẫu lớn” hiện nay cần được tháo gỡ khó khăn ở khâu liên kết nông dân (hợp tác xã, tổ hợp tác). Cần bổ sung điều kiện đối với doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải có sự liên kết với nông dân bằng hợp đồng

nông sản. Cần có quy hoạch tổng thể ngành gạo với 2 mục tiêu chính sách khác nhau nhưng bổ sung cho nhau, bao gồm sản xuất hàng hóa quy mô lớn và sản xuất quy mô nhỏ để tự tiêu thụ hoặc để bán trong cộng đồng địa phương.

+ Thứ tƣ

Cơ chế, chính sách đổi mới toàn diện hệ thống quản lý, dịch vụ công cho nông nghiệp

Rà soát, hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước trong nông nghiệp từ tỉnh đến , đến xã trên cơ sở phân công, phân cấp phù hợp và phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm người đứng đầu. Bảo đảm minh bạch hóa, kiểm soát chặt chẽ chất lượng và giá cả các vật tư nông nghiệp đầu vào, quản trị dịch hại và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hệ thống dịch vụ công cho nông nghiệp cần thay đổi căn bản chức năng, nội dung từ vai trò cung ứng dịch vụ là chính sang chức năng dự báo, điều phối, quản lý, giám sát, đánh giá, hỗ trợ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, thị trường, quản lý chất lượng, dịch vụ pháp lý, cạnh tranh thương mại... Dịch vụ công nên phát triển thành thị trường dịch vụ. Các cơ quan dịch vụ công cho nông nghiệp chỉ nên cung ứng dịch vụ công ở những nơi và các phạm vi, lĩnh vực mà thị trường không đáp ứng được, những lĩnh vực mang tính chất chủ đạo. Các phạm vi còn lại nên để tư nhân và tổ chức nghề nghiệp cung ứng. Ngân sách dịch vụ công, cần thiết và có thể đấu thầu tự do, công khai.

Với động lực kinh tế hộ, ngành nông nghiệp đã có bước phát triển vượt bậc, bảo đảm được an ninh lương thực, phát triển theo chiều rộng thông qua tăng vụ, tăng diện tích và sản lượng. Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và tổ chức lại sản xuất nông nghiệp bằng các hình thức hợp tác, tổ chức liên kết, hình thành các hiệp hội, phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, có sự tham gia sâu rộng của các doanh nghiệp sẽ là động lực mới để ngành nông nghiệp nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong giai đoạn tới.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

1. Gia Lâm là huyện ngoại thành Hà Nội. Địa hình bị chia cắt bởi sông Đuống thành hai vùng Bắc Đuống và Nam Đuống. Nhiệt độ trung bình/tháng là 24,50C, ẩm độ trung bình 79,60%, lượng mưa trung bình nămtừ 1.400 - 1.600 mm, số giờ nắng trung bình là 1.100 -1.300 giờ/năm, hệ thống sông ngòi tưới tiêu thuận lợi và tiềm năng đất đai cho phép để phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa đa dạng: Hệ thống cây trồng huyện Gia Lâm tương đối đa dạng song cơ bản là tự phát của hộ nông dân, tính ổn định chưa cao, chưa có diện tích trồng đủ lớn để phát triển thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa.

2. Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế của hệ thống cây trồng ở 3 xã Kim Sơn, Yên Thường và Văn Đức cho thấy:

* Hiệu quả kinh tế các nhóm cây trồng tại 3 xã điều tra, cao nhất là nhóm cây rau đạt:140,07 tr.đ/ha (Kim Sơn) -157,25 tr.đ/ha (Văn Đức). Thứ hai là cây ăn quả đạt:133,69 tr.đ/ha (Kim Sơn) (tính đến năm thứ sáu sau trồng). Thứ ba là cây màu đạt: 65,60 tr.đ/ha (Kim Sơn) và thấp nhất là cây lúa đạt: 35,07 tr.đ/ha (Yên Thường).

* Kết quả mô hình thử nghiệm tại 3 xã.

+ Đã bước đầu xác định được 01 công thức bón bột đậu tương cho có lãi thuần cao hơn so với tập quán của nông dân là: 44,50 tr.đ/ha và 01 công thức bón phân hữu cơ Fertiplus cho rau cải ngọt cho lãi thuần cao hơn so với tập quán nông dân là 86,46 tr.đ/ha.

+ Đã bước đầu xác định được 02 giống lúa

- Giống lúa thuần TBR 225 cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với giống Khang Dân 18 là 6,46 tr.đ/ha và giống lúa Nàng Xuân cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với Bắc Thơm số 7 là 3,45 tr.đ/ha và phù hợp với điều kiện trồng trọt ở vùng Gia lâm - Hà nội.

+ Đã bước đầu xác định được 01 giống cam Xã Đoài cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng quýt đường canh là 37,79 tr.đ/ha (sau 6 năm trồng), thích ứng với vùng Gia Lâm - Hà Nội.

3. Kết quả sau khi tái cơ cấu ngành trồng trọt của huyện Gia Lâm theo hướng sản xuất hàng hóa. Cơ cấu cây trồng mới nếu được thực hiện đầy đủ sẽ làm tăng tổng thu nhập trên cùng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các xã như sau: Xã Kim Sơn tăng:16.868,04 tr.đ; xã Yên Thường tăng 18.154,39 tr.đ và xã Văn Đức tăng 5.053,52 tr.đ so với cơ cấu cây trồng cũ.

(Xem chi tiết như bảng 1,2 3 phụ lục III).

5.2. KIẾN NGHỊ

- Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hệ thống sản xuất cây trồng trên địa bàn huyện Gia Lâm theo vùng sản xuất chuyên canh tâp trung: Vùng sản xuất lúa, vùng sản xuất rau, vùng sản xuất cây ăn quả ở các xã còn lại trên địa bàn huyện.

- Phát triển nâng cao diện tích sản lượng rau theo hướng hữu cơ trên địa bàn huyện, vì hiện nay trên địa bàn huyện chưa có diện tích sản xuất rau hữu cơ.

- Tiếp tục nghiên cứu và mở rộng nghiên cứu mô hình trồng 2 giống lúa TBR 225 và Nàng Xuân trong năm kế tiếp.

- Tiếp tục theo dõi hiệu quả kinh tế cây ăn quả cam Xã Đoài sau năm thứ 6. - Tiếp tục nghiên cứu mô hình trồng rau cải ngọt theo phương thức canh tác hữu cơ, bố trí được 2 vụ/năm và trên các chân đất khác.

- Tái cơ cấu ngành trồng trọt trên địa bàn huyện nhằm nâng cao năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế của hệ thống cây trồng, quy hoạch và mở rộng diện tích cây trồng theo vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa, mang lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và đảm bảo tính ổn định và bền vững của hệ thống và môi trường canh tác (tham khảo tại bảng 1,2 và 3 phụ lục III).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt:

1. Bộ nông nghiệp & PTNT (2003). Báo cáo kết quả khảo sát bước đầu và chuyển đổi cơ cấu kinh tế một số tỉnh đồng bằng sông Hồng.

2. Bộ nông nghiệp & PTNT (2014). Quyết định ban hành thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt năm 2014 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020. Số 1006/QĐ - BNN -TT ngày 13 tháng 5 năm 2014.

3. Đào Cảnh (2017). Lục Ngạn phát triển vùng cây ăn quả bền vững. Báo đại biểu nhân dân ngày 11/1/2017. Truy cập ngày 10/5/2017 tại http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=82&NewsId=384426.

4. Đào Thế Tuấn (1994). Bố trí cây trồng hợp lý ở hợp tác xã. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Đào Thế Tuấn (1997). Kinh tế hộ nông dân, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Đặng Hồng Khanh (2016). Nghiên cứu các giải pháp tái cơ cấu ngành nông

nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội. Nhà xuất bản Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

7. Đặng Vũ Bình và Nguyễn Xuân Trạch (2002). Canh tác kết hợp nhằm phát triển nông thôn bền vững. Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật, Trung tâm nghiên cứu liên ngành phát triển nông thôn. Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. tr.77.

8. Đỗ Kim Chung và Nguyễn Phượng Lê (2014). Tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Kinh nghiệm quốc tế, quan điểm và định hướng cho Việt Nam. Hội thảo tái cơ cấu ngành nông nghiệp từ chính sách cho đến thực tiễn ngày 10/1/2014. Học Viện nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

9. Đỗ Kim Chung, Phạm Vân Đình (2008). Giáo trình kinh tế nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

10. Hà Thị Thanh Bình, Nguyễn Tất Cảnh, Phùng Đăng Chinh, Nguyễn Ích Tân (2002). Giáo trình trồng trọt đại cương. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà nội.

11. Hoàng Thị Thái Hòa, Đỗ Đình Thục (2015). Hiệu lực của phân đạm đối với rau xà lách trên đất phù sa tỉnh Thừa Thiên Huế. Hội thảo quốc gia về khoa học cây trồng lần 2 tháng 8/2016. tr.1057.

12. Hồ Thị Chung (2016). Hiệu quả của mô hình: trồng cà chua ghép trên gốc cà tím. Truy cập ngày 20 /5/2017 tại

http://sonnptnt.nghean.vn/sonn_new/default/explorer/news/2399?folder_id=91. 13. Hồng Phong (2015). Công thức luân canh hiệu quả. Báo nông nghiệp. Ngày đăng

23/7/2015.Truy cập ngày 15/11/2017 tại http://nongnghiep.vn/cong-thuc-luan- canh-hieu-qua-post146750.html.

14. Huyện ủy Gia Lâm (2016). Chương trình 09 - Ctr/ HU, Phát triển kinh tế từng bước vững chắc gắn với xây dựng nông thôn mới huyện Gia Lâm giai đoạn 2016 – 2020. 15. Lê Thị Thu Hồng (2000). Nghiên cứu một số biện pháp bảo vệ thực vật trong sản

xuất cây ăn quả có múi ở đồng bằng sông Cửu Long. Luận án tiến sĩ nông nghiệp. Viện khoa học kỹ thuật miền Nông nghiệp Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU TÁI CƠ CẤU NGÀNH TRỒNG TRỌT THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA TẠI GIA LÂM HÀ NỘI (Trang 111 -111 )

×