Đơn vị tính (tr.đ/ha)
Công thức
Tổng thu nhập
Tổng
chi phí Lãi thuần Tỷ suất lợi
nhuận biên
CT 1 224,98 58,60 166,37 41,06
CT 2 216,84 54,43 162,41 -12,27
CT 3 275,22 66,94 208,28 10,15
CT4 (Đ/C) 179,31 57,49 121,82
Theo số số liệu bảng 4.25 bón đậu tương CT1 nghiền nhỏ và khô dầu đậu tương CT2 đã cho lãi ngay từ lứa đầu theo thứ tự là 166,37 tr.đ/ha và 162,41 tr.đ/ha, nhưng thấp hơn so với CT3 bón phân hữu cơ Fertiplus, cho lãi thuần là 208,28 tr.đ./ha và CT4 bón theo tập quán nông dân cho lãi thuần thấp nhất đạt 121,82 tr.đ/ha. Sự khác biệt về lãi thuần của các công thức bón phân chủ yếu là do bởi giá bán rau hữu cơ cải ngọt trồng theo hữu cơ cao gấp 1,5 lần so với bón theo tập quán của nông dân (bảng D phụ lục IV).
Tổng thu nhập của CT2 bón khô dầu đậu tương lớn hơn so với đối chứng CT 4 là 37,53 tr.đ /ha, nhưng tổng chi phí của CT 2 so với đối chứng CT4 < hơn 0 vì vậy việc áp dụng phương thức bón khô dầu đậu tương chưa cho kết quả tin cậy.
Công thức bón bột đậu tương nghiền nhỏ CT 1 và bón phân hữu cơ Fertiplus CT3 có tỷ suất lợi nhuận biên so với đối chứng CT 4 > 2. Lên áp dụng phương pháp bón bột đậu tương và phân hữu cơ Fertiplus cho rau cải ngọt có lãi là có cơ sở tin cậy và nên áp dụng để khuyến cáo cho nông dân trồng rau theo hướng sử dụng theo hai phương thức bón phân này.
4.2.2. Kết quả thử nghiệm mô hình giống lúa TBR 225 vụ xuân 2017 (đối chứng giống KD 18) chứng giống KD 18)
- TBR 225 là giống lúa thuần bản quyền của công ty công ty giống cây trồng Thái Bình. Đây là giống lúa ngắn ngày, có thời gian sinh trưởng chỉ từ 125 -135 ngày đối với vụ xuân và 100 - 105 ngày đối với vụ mùa. TBR 225 có thân lúa rất cứng, cổ bông to, bộ lá đòng rất ngắn, dày, đứng tạo sự quang hợp tốt cho cây và từ đó tích lũy được các chất dinh dưỡng vào hạt để tạo ra chất lượng gạo ngon. Vụ xuân là vụ mà đạo ôn phát triển mạnh, nhưng TBR 225 nhiễm bệnh nhẹ ở vụ này. Năng suất trung bình TBR 225 đạt đạt từ 250 - 270 kg/sào, tương đương khoảng 70 -70 tạ/ ha. Thâm canh cao có thể đạt: 80,20 tạ/ha. (Theo Công ty Giống cây trồng Thái Bình (TSC).
Giống lúa Khang dân mặc đã được đưa vào sản xuất từ năm 1996 đến nay có biểu hiện thoái hóa, khả năng chống chịu sâu bệnh kém.
Bảng 4.26. Tình hình sinh trƣởng và phát triển của 2 giống lúa
STT Chỉ tiêu theo dõi TBR 225 KD 18
1 Ngày gieo 26/1 26/1
2 Ngày cấy 20/2 20/2
3 Mật độ cấy (khóm/m2) 40 40
4 Ngày trỗ 3/5 29/4
5 Chiều cao cây (cm) 93,5 91,5
6 Thời gian sinh trưởng (ngày) 128 126
Cùng mật độ cấy và thời gian gieo trồng, giống lúa TBR 225 có chiều cao cao hơn so với Khang Dân 18 là 2 cm. Thời gian sinh trưởng của giống TBR 225 vụ xuân là 128 ngày và Khang dân 18 là 126 ngày không khác nhau nhiều, không ảnh hưởng lớn đến việc bố trí thời vụ tiếp theo.
Bảng 4.27. Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và hiệu quả kinh tế của 2 giống lúa
STT Chỉ tiêu theo dõi TBR 225 Khang dân
1 Chiều dài bông (cm) 29,0 27,0
2 Số bông/m2 260 240
3 Số hạt/bông 167 163
4 Tỷ lệ hạt chắc (%) 83,8 83,4
5 P 1000 hạt (g) 22,0 21,0
6 Năng suất lý thuyết (tạ/ha) 80,05 68,52
7 Năng suất thực thu (tạ/ha) 70,00 60,00
8 Tổng thu nhập (tr.đ/ha) 52,50 45,00
9 Tổng chi phí (tr.đ/ha) 33,52 32,48
10 Lãi thuần (tr.đ/ha) 18,98 12,52
11 Tỷ suất lợi nhuận biên 7,19
Tính theo giá tháng 6 năm 2017
Theo bảng 4.26 và 4.27, tổng thu nhập, tổng chi phí, của giống TBR 225, đều cao hơn so với đối chứng Khang dân 18. Lợi nhuận của giống lúa TBR 225 cao hơn so với Khang Dân 18 là 6,46 tr.đ/ha.
Đây là giống lúa cho gạo có mùi thơm nhẹ, chất lượng gạo ngon phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Khang dân 18 cho gạo không có mùi thơm, cơm khô.
Tỷ suất lợi nhuận biên của giống lúa TBR 225 so với Khang dân 7,19. Như vậy có thể mở rộng diện tích sản xuất giống lúa TBR 225 vào thay thế giống Khang dân trong chuyển đổi cơ cấu giống lúa ở huyện là hoàn toàn hợp lý và có cơ sở để tăng thu nhập cho người sản xuất.
4.2.3. Kết quả thử nghiệm mô hình giống lúa Nàng xuân vụ xuân 2017 (đối chứng giống Bắc Thơm 7) chứng giống Bắc Thơm 7)
Nàng Xuân là giống lúa đặc sản chất lượng cao do công ty cổ phần nông nghiệp nhiệt đới chọn tạo từ giống lúa thuần Trung Quốc. Là giống lúa thân cứng, lá dầy, tán lá gọn. Thời gian sinh trưởng ngắn, vụ xuân 125- 130 ngày, vụ mùa 105- 110 ngày. So với Bắc Thơm 7 có thời gian sinh trưởng, vụ xuân 130- 135 ngày, vụ mùa 105 – 110 ngày.
Nàng xuân là giống lúa đẻ nhánh khỏe, thích hợp với nhiều chân đất, đặc biệt đất có tầng canh tác dày sẽ cho năng xuất cao, khả năng chống chịu đổ, chống bệnh bạc lá và khô vằn tốt hơn Bắc Thơm 7. Khả năng chịu hạn, chịu rét khá. Năng suất trung bình 5,5 tấn/ha. Thâm canh cao có thể lên 6,8 tấn/ha. Bắc
Thơm 7 năng suất trung bình chỉ đạt từ 45-50 tạ/ha. (Theo công ty cổ phần nông
nghiệp nhiệt đới).
Bảng 4.28. Tình hình sinh trƣởng và phát triển của 2 giống lúa
STT Chỉ tiêu theo dõi Nàng xuân Bắc Thơm 7
1 Ngày gieo 25/1 25/1
2 Ngày cấy 20/2 20/2
3 Mật độ cấy (khóm/m2) 40 40
4 Ngày trỗ 5/5 4/5
5 Chiều cao cây (cm) 102 96
6 Thời gian sinh trưởng (ngày) 129 128
Bảng 4.29. Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và hiệu quả kinh tế của 2 giống lúa
STT Chỉ tiêu theo dõi Nàng Xuân Bắc Thơm 7
1 Chiều dài bông (cm) 28,50 28,00
2 Số bông/m2 215 210
3 Số hạt/ bông 157 155
4 Tỷ lệ hạt chắc (%) 87,9 88,4
5 P 1000 hạt (g) 21,0 19,50
6 Năng suất lý thuyết (tạ/ha) 62,31 56,11
7 Năng suất thực thu (tạ/ha) 57,00 53,00
8 Tổng thu nhập (tr.đ/ha) 57,00 53,00
9 Tổng chi phí (tr.đ/ha) 33,35 32,80
10 Lãi thuần (tr.đ/ha) 23,65 20,20
11 Tỷ suất lợi nhuận biên 7,23
Tính theo giá tháng 6 năm 2017
Số liệu ở bảng 4.28 và 4.29 cho biết, năng suất thực thu của giống lúa Nàng Xuân cao hơn so với Bắc thơm số 7 là 4,00 tạ/ha trong vụ xuân 2017.
Thời gian sinh trưởng của giống lúa Nàng Xuân và Bắc thơm khác nhau không nhiều (1 ngày), nên không ảnh hưởng đến việc bố trí cây trồng vụ tiếp theo.
Giống lúa Nàng Xuân cho gạo trắng, không bạc bụng, cơm mềm thơm, vị đậm chan canh không nát để nguội vẫn thơm mềm ngon không thua kém so với Bắc thơm số 7 cơm dẻo khó chan canh,
Bên cạnh những ưu điểm trên khi đưa Nàng Xuân vào gieo cấy chú ý những điểm hạn chế như: Do bộ lá mềm, thơm nên ở giai đoạn đẻ nhánh cần chú ý xuất hiện rầy nâu, khô vằn.
Tổng thu nhập của giống lúa Nàng Xuân đạt 57,00 tr.đ/ha cao hơn so với giống lúa bắc Thơm là 4,00 tr.đ đồng/ha.
Tổng chi phí của giống lúa Nàng Xuân là 33,35 tr.đ/ha cao hơn so với tổng chi phí của giống lúa Bắc Thơm 7 là 0,55 tr.đ/ha.
Giống lúa Nàng Xuân cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với bắc thơm số 7 là 3,45 tr.đ//ha. Do có năng suất cao hơn.
Tỷ suất lợi nhuận biên của giống lúa Nàng Xuân Và Bắc Thơm 7 là 7,23. Như vậy việc mở rộng diện tích gieo trồng, tăng cơ cấu giống lúa Nàng Xuân trên địa bàn Huyện Gia Lâm là hoàn toàn có cơ sở tin cậy.
4.2.4. Kết quả theo dõi mô hình trồng cam Xã Đoài tại xã Kim Sơn
Cam Xã Đoài có nguồn gốc từ châu Phi. Giống cam này thích hợp trồng ở vùng đất Huyện Nghi Lộc – Nghệ An.
Cam Xã Đoài là giống cam đặc biệt thơm ngon, theo tương truyền giống cam này thường được dùng để tiến Vua, chúa ngày xưa. Cam Xã Đoài có đặc điểm vỏ cam mịn vàng óng, có mùi thơm nhẹ. Đặc biệt giống cam này rất ít xơ, ăn thường tan trong miệng và để lại dư vị ngon như mật ong.
Tên Cam gắn liền với địa danh Xã Đoài - Huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An Ngày nay do biết đây là giống Cam quý. Người dân tìm cách nhân giống và trồng ở nhiều nơi như Hòa Bình, Hà nội, Hưng Yên, Bắc Giang, Bắc Kạn…. Và người tiêu dùng đã dần công nhận giống cam Xã Đoài trồng ở những nơi này như là một loại cây ăn quả đặc sản của vùng miền, mặc dù hương vị của cam Xã Đoài trồng ở những vùng đất này dường như chưa sánh được bằng cam trồng ở vùng đất Nghi Lộc - Nghệ An.
Bảng 4.30. Một số chỉ tiêu sinh trƣởng, phát triển của cây cam Xã Đoài
STT Chỉ tiêu theo dõi Đơn vị tính Kết quả theo dõi
1 Số đợt lộc/năm đợt 3
2 Chiều dài lộc cm 16,70±2,5
3 Đường kính lộc cm 0,52±0,06
4 Chiều cao cây cm 256±30,5
5 Đường kính tán cm 195 ±25,5
6 Tỷ lệ cây ra hoa % 100
9 Tỷ lệ đậu quả (%) % 3,12
10 Thời gian thu hoạch tháng T11/T1
Theo số liệu bảng 4.30, cam Xã Đoài trồng trong mô hình có tỷ lệ cây ra hoa đạt 100 % tổng số cây theo dõi. Tỷ lệ đậu quả đạt 3,12 % ở mức trung bình so với các cây có múi khác (từ 3-5 %). Thời gian thu hoạch cam Xã Đoài từ tháng 11/2017 đến tháng 1/2018 là dịp giáp Tết, quả cam Xã Đoài có hương vị cam đặc trưng nên được người tiêu dùng ưa chuộng, vì vậy Cam Xã Đoài là loại quả có tiềm năng mang lại hiệu quả kinh tế cho người trồng.
Bảng 4.31. Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất quả của Cam Xã Đoài
STT Chỉ tiêu theo dõi Đơn vị tính Kết quả theo
dõi
1 Số quả trung bình/cây quả 155
2 Khối lượng trung bình/quả gam 215,2
3 Năng suất trung bình/cây kg/cây 33,36
4 Năng suất lý thuyết tấn/ha 16,68
5 Năng suất thực thu tấn/ha 15,06
Theo dõi vườn mô hình trồng Cam Xã Đoài cho thấy cây cam trong vườn mô hình sinh trưởng tốt. Năng suất lý thuyết đạt 16,68 tấn/ha, năng suất thực thu đạt 15,05 tấn/ha cao hơn so với năng suất cam trên toàn huyện trung bình chỉ đạt 11,640 tấn/ha (bảng 4.11b).
Kim Sơn là xã được UBND Huyện Gia Lâm năm 2016 quy hoạch thuộc vùng chuyên canh sản xuất cây ăn quả. Để góp phần vào việc đa dạng các mặt hàng cây ăn quả sản xuất ở xã trong tương lai, bên cạnh Cam Xã Đoài, quýt
đường canh những năm gần đây được người dân trồng với cơ cấu diện tích là 4,08 % và chỉ sau cây cam (cơ cấu diện tích chiếm 6,37 % tổng diện tích đất canh tác của toàn xã bảng 4.13). So sánh hiệu quả kinh tế của cam Xã Đoài và quýt đường canh chi tiết như bảng sau:
Bảng 4.32. So sánh hiệu quả kinh tế (tr.đ/ha)
STT Giống Tổng thu nhập Tổng chi phí Lãi thuần Tỷ suất lợi nhuận biên 1 Cam Xã Đoài 1.663,00 690,13 162,15 3,24
2 Quýt đường canh 1.335, 00 588,85 124,36
Ghi chú: Tổng thu nhập và tổng chi phí tính trong 6 năm kể từ khi trồng (chi tiết xem phụ lục)
Nguồn: Điều tra nông hộ 2017 Từ số liệu bảng 4.32 cho thấy, tổng thu nhập của cam Xã Đoài cao hơn so với quýt đường canh là 328,00 tr.đ/ha/năm. Tổng chi phí của cam Xã Đoài cao hơn so với quýt đường canh là 101,28 tr.đ/ha/năm. Xét HQKT trồng Cam Xã Đoài cho lãi thuần cao hơn so với quýt đường canh là 37,79 tr.đ/ha/năm.
Tỷ suất lợi nhuận biên của giống cam Xã Đoài và quýt đường canh là 3,24. Nên việc mở rộng diện tích gieo trồng, tăng cơ cấu diện tích trồng cam Xã Đoài trên địa bàn huyện Gia Lâm là hoàn toàn có cơ sở tin cậy. Bên cạnh đó nên duy trì và mở rộng diện tích quýt đường canh đáp ứng nhu cầu rải vụ quả và đa dạng hóa các loại quả cung cấp cho thị trường.
4.3. ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 3 XÃ HUYỆN GIA LÂM HUYỆN GIA LÂM
4.3.1. Cơ sở đề xuất biện tái cơ cấu hệ thống cây trồng thuộc 3 xã huyện Gia Lâm Gia Lâm
+ Căn cứ vào mục tiêu, định hướng, nội dung, nhiệm vụ, yêu cầu tái cơ cấu ngành trồng trọt của thành phố Hà Nội giai đoạn 2016- 2020.
+ Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và thực trạng canh tác, HTTTr ở huyện Gia Lâm và trình độ thâm canh của người dân địa phương.
+ Căn cứ vào hiệu quả kinh tế, tính thích ứng của hệ thống cây trồng trên trên các chân đất ở địa phương đã được tiến hành điều tra đánh giá.
+ Căn cứ vào quan điểm, định hướng, mục tiêu sử dụng, quy hoạch đất nông nghiệp của huyện.
+ Căn cứ vào chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi của huyện Gia Lâm giai đoạn 2016- 2020.
+ Căn cứ vào 4 tiêu chí của Viện Quy hoạch Nông nghiệp đề ra là (i) Thỏa mãn mục tiêu của Nhà nước; (ii) Thúc đẩy tiềm năng sản xuất vùng; Gia tăng lợi nhuận nông hộ; (iv) Bảo vệ môi trường thiên nhiên bền vững (Phạm Quang Khánh, 1997).
+ Căn cứ vào kết quả nghiên cứu và thử nghiệm mô hình giống lúa TBR 225, giống lúa Nàng Xuân, rau cải ngọt canh tác theo phương thức hữu cơ, mô hình cam Xã Đoài tại 3 xã thuộc huyện Gia Lâm.
Đề xuất chi tiết cụ thể hệ thống cây trồng 3 xã như sau:
* Đề xuất hệ thống cây trồng Xã Kim Sơn đến năm 2021
Bảng 4.33. Các công thức trồng trọt xã Kim Sơn huyện Gia Lâm 2019-2021 2019-2021 Chân đất STT Công thức trồng trọt Năm 2016 Năm 2021 DT (ha) Cơ cấu (%) DT (ha) Cơ cấu (%)
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp (ha) 323,5 100 323,5 100
Diện tích cây hàng năm (lúa , rau, màu) (ha) 254,5 78,67 202,5 62,60
1. 1. Đất 2. vàn
thấp
1 Lúa xuân - Lúa mùa 46,0 14,22 46,0 14,22
2 Chuyên muống 10,0 3,09 10,0 3,09
3. 2. Đất vàn
1 Lúa xuân - Lúa mùa - Cải cúc 15,0 4,64 15,0 4,64 2 Lúa xuân - Lúa mùa - Rau cải
canh 5,0 1,55 5,0 1,55
3 Lúa xuân sớm - Lúa mùa chính
vụ - Đậu tương đông 5,0 1,55 - -
4 Lúa xuân sớm - Lúa mùa chính
vụ - Khoai tây đông 2,0 0,62 2,0 0,62
5 Lúa xuân sớm - Lúa mùa chính
Chân đất STT Công thức trồng trọt Năm 2016 Năm 2021 DT (ha) Cơ cấu (%) DT (ha) Cơ cấu (%)
6 Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông 10,0 3,09 10,0 3,09 7 Lúa xuân - Lúa mùa - Bí ngồi 5,5 1,69 5,5 1,69
4. 3. Đất 5. vàn
cao
1 Ngô - Ngô – Ngô 10,0 3,09 - -
2 Ngô - Đậu tương - Đậu tương 15,0 4,64 - -
3 Đậu tương - Ngô – Ngô 5,0 1,55 - -
4 Đậu tương - Đậu tương – Rau
(cải bắp ) 10,0 3,09 10,0 3,09
5 Lạc xuân - Nghệ 15,0 4,64 27,0 8,35
6 Lạc xuân - Đậu tương hè - Ngô
thu đông 15,0 4,64 - -
7 Lạc - Ngô - Đậu tương 10,0 3,09 - -
8 Lạc - Rau muống - Rau cải cúc 15,0 4,64 30,0 9,28 9 Lạc xuân - Lạc hè - Rau thu
đông 5,0 1,55 40,0 12,37
10 Đất trồng cây hàng năm khác
(cây giống) 54,0 16,70 2,0 0,62
Diện tích đất trồng cây ăn quả (ha) 69,0 21,33 121,0 37,40
Đất bãi 1 Cam Xã Đoài 20,6 6,37 27,6 8,53 2 Quýt 13,2 4,08 18,2 5,63 3 Chanh 6,6 2,04 12,6 3,90 4 Bưởi 7,3 2,26 17,3 5,35 5 Đu đủ 6,6 2,04 12,6 3,90 6 Chuối tiêu 6,0 1,86 12,0 3,71 7 Chuối tây 6,7 2,07 13,7 4,24 8 Chuối Nam Mỹ 2,0 0,62 7,0 2,16