Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.5. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng
2.1.5.1. Khái niệm về chuyển đổi cơ cấu luân canh cây trồng
Theo Nguyễn Duy Tính (1995) cho rằng: Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng là cải tiến hiện trạng cơ cấu cây trồng có trước sang cơ cấu cây trồng mới nhằm đáp ứng những yêu cầu của sản xuất. Thực chất của chuyển đổi cơ cấu cây trồng là thực hiện hàng loạt các biện pháp (kinh tế, kỹ thuật, chính sách xã hội...) nhằm thúc đẩy cơ cấu cây trồng phát triển, đáp ứng những mục tiêu của xã hội.
Theo Lê Duy Thước (1997): Chuyển đổi cơ cấu cây trồng chính là phá vỡ thế độc canh trong trồng trọt nói riêng và trong nông nghiệp nói chung để hình thành một CCCT mới phù hợp và có hiệu quả kinh tế cao, dựa vào đặc tính sinh học của từng loại cây trồng và điều kiện cụ thể của từng vùng.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải được bắt đầu bằng việc phân tích hệ thống canh tác truyền thống. Chính từ kết quả đánh giá, phân tích đặc điểm của cây trồng tại khu vực nghiên cứu mới tìm ra hạn chế, và lợi thế so sánh đề xuất cơ cấu cây trồng hợp lý. Khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng cần căn cứ vào cơ sở sau:
+ Phải căn cứ vào yêu cầu của thị trường;
+ Phải khai thác hiệu quả các tiềm năng về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi vùng;
+ Bố trí cơ cấu cây trồng phải biết lợi dụng triệt để những đặc tính sinh học của mỗi cây trồng, để bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với các điều kiện ngoại cảnh, nhằm giảm tối đa sức phá hoại của dịch bệnh, và các điều kiện thiên tai khắc nghiệt xảy ra;
+ Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải tính đến sự phát triển của khoa học kỹ thuật và việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp;
+ Về mặt kinh tế: Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải đảm bảo hiệu quả kinh tế, sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao.
2.1.5.2. Phương pháp xây dựng hệ thống cây trồng
Để xây dựng hệ thống cây trồng hợp lý thì cần thiết phải tiến hành các bước sau:
*Chọn điểm: Điểm nghiên cứu phải đại diện cho vùng, với các loại đất và quy mô sản xuất điển hình. Điều này rất quan trọng, vì nó giúp cho việc áp dụng các kết quả nghiên cứu về sau cho các vùng có điều kiện tương tự.
* Mô tả môi trường sản xuất: Là phương pháp tiết cận tốt với các yếu tố môi trường sản xuất liên quan đến hệ thống cây trồng hiện tại, được Zandstra (1981) đề xuất.
- Trước hết là các yếu tố khí hậu: Thu thập số liệu khí tượng như nhiệt độ, chế độ bức xạ, chế độ mưa, điều kiện đất đai, chế độ nước, cấu trúc địa hình của đất, độ phì và độ pH của đất.
- Hệ thống cây trồng hiện tại: Ghi chép các loại cây trồng chính trên từng loại đất và các công thức luân canh, để tiện biểu diễn cây trồng trong các công thức luân canh theo không gian và thời gian.
- Điều kiện kinh tế - xã hội: Các điều kiện về kinh tế xã hội cần được thu thập, phân tích để phục vụ cho việc xây dựng hệ thống cây trồng thích hợp.
* Xây dựng hệ thống cây trồng mới:
- Đề xuất các công thức luân canh mới: Sau khi phân tích những thông tin về tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng, cùng với những kiến thức về cây trồng, cần xác định những công thức luân canh phù hợp nhất. Xây dựng HTCTr hợp lý chính là lựa chọn và xắp xếp các giống cây theo không gian và thời gian và hệ thống các biện pháp kỹ thuật kèm theo, sao cho phù hợp nhất với môi trường sản xuất của nó.
- Thử nghiệm giống cây trồng mới: Thử nghiệm được thiết kế và tiến hành bởi các cán bộ nghiên cứu, có sự thảo luận và kết hợp chặt chẽ với nông dân theo 3 hình thức:
Thử nghiệm do cán bộ quản lý và nông dân thực hiện.
Thử nghiệm do nông dân quản lý và nông dân thực hiện
Thử nghiệm do cán bộ quản lý và cán bộ thực hiện.
*Thử nghiệm giống cây trồng mới: Đây là bước rất quan trọng, vì nó quyết định đưa hệ thống cây trồng mới sản xuất trên diện rộng. Do đó, thử nghiệm phải gắn liền với nông dân và được tiến hành bởi nông dân. Công thức luân canh cây trồng được thực nghiệm trên cánh đồng của nông dân. Việc thử nghiệm là hết sức quan trọng, để xác minh các giả thiết được làm trong quá trình xây dựng hệ thống cây trồng, những giả thiết đó là:
- Hệ thống cây trồng mới phù hợp về sinh học và môi trường của vùng, cho năng suất cao và ổn định.
- Các nhu cầu của hệ thống cây trồng đó, về kinh tế hoàn toàn được đáp ứng. - Các giải pháp quản lý kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao, và thỏa mãn các chỉ tiêu kinh tế được lựa chọn.
Để thực nghiệm HTCTr mới, cần phải xác định được các tiêu chí so sánh: So sánh hệ thống cây trồng cũ và hệ thống cây trồng mới. Các chỉ tiêu được xác định như: Năng suất cây trồng/ha, tổng chi phí trên 1 ha, thu nhập trên chi phí vật
tư hoặc lao động trên ha.
-Thiết kế thí nghiệm: Các ô thử nghiệm công thức luân canh được bố trí với diện tích lớn để cho phép phân tích chính xác chi phí, thu nhập cho các công thức luân canh.
- Thu thập số liệu thử nghiệm:
+ Khí hậu: Các số liệu khí tượng được lấy từ các trạm khí tượng gần nhất. + Đất đai: Cấu trúc độ phì, kích thước ô, chế độ luân canh trước đây. + Cây trồng: Loài cây, giống, thời vụ, mật độ, chăm sóc, năng suất.
- Phân tích thử nghiệm: So sánh hiệu quả giữa công thức mới và công thức cũ.
- Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật thay thế, được tiến hành bằng những thử nghiệm do nông dân quản lý.
* Sản xuất thử: Nhằm hoàn thiện toàn bộ quá trình sản xuất của hệ thống cây trồng trước khi đưa vào đại trà. Thành công của việc đưa hệ thống cây trồng mới vào trong sản xuất của nông dân, phụ thuộc vào cách mà chương trình sản xuất thử được tổ chức
2.1.5.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Trong hệ thống sinh thái nông nghiệp không phải chỉ có một loại cây trồng, mà là cả một HTCTr được bố trí theo không gian và thời gian. Để bố trí cây trồng hợp lý là phải biết tận dụng tốt nhất các nguồn tự nhiên, kinh tế xã hội. Mỗi loại cây trồng, vật nuôi chỉ có thể sinh trưởng và phát triển trong những điều kiện tự nhiên nhất định. Các điều kiện tự nhiên quan trọng hàng đầu là đất, nước, khí hậu. Chúng sẽ quyết định khả năng nuôi trồng các loại cây, con cụ thể trên từng lãnh thổ, khả năng áp dụng các quy trình sản xuất nông nghiệp, đồng thời có ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng, vật nuôi.
+ Đất đai:
Đất đai với chuyển đổi cơ cấu cây trồng:
Đất đai là nguồn lợi tự nhiên cung cấp năng lượng và vật chất cho cây trồng và con người, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp. Đất và khí hậu hợp thành phức hệ tác động vào cây trồng; do vậy cần phải nắm được đặc điểm, mối quan hệ giữa cây trồng với đất, thì mới xác định
được CCCTr hợp lý. Điều kiện đất đai là một trong những căn cứ quan trọng sau điều kiện khí hậu, để bố trí hệ thống cây trồng.
Đất đai là cơ sở đầu tiên, quan trọng nhất để tiến hành trồng trọt, chăn nuôi. Quỹ đất, tính chất đất và độ phì của đất có ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, năng suất và sự phân bố cây trồng, vật nuôi. Đất nào, cây ấy, kinh nghiệm dân gian đã chỉ rõ vai trò của đất đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp. Nguồn tài nguyên đất nông nghiệp trên thế giới rất hạn chế, chỉ chiếm 12% diện tích tự nhiên, trong khi số dân vẫn không ngừng tăng lên. Tuy diện tích đất hoang hóa còn nhiều, nhưng việc khai hoang, mở rộng diện tích đất nông nghiệp rất khó khăn, đòi hỏi nhiều công sức và tiền của. Đó là chưa kể đến việc mất đất do nhiều nguyên nhân như xói mòn, rửa trôi, nhiễm mặn và chuyển đổi mục đích sử dụng. Vì vậy con người cần phải sử dụng hợp lý diện tích đất nông nghiệp hiện có và bảo vệ độ phì của đất.
+ Khí hậu và nguồn nƣớc: Có ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc xác định cơ cấu cây trồng, thời vụ, khả năng xen canh, tăng vụ và hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở từng địa phương. Sự phân chia các đới trồng trọt chính trên thế giới như nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới và cận cực liên quan tới sự phân đới khí hậu. Sự phân mùa của khí hậu quy định tính mùa vụ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Các điều kiện thời tiết có tác dụng kìm hãm hay thúc đẩy sự phát sinh và lan tràn dịch bệnh cho vật nuôi, các sâu bệnh có hại cho cây trồng. Những tai biến thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán, bão… gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp. Chính điều này làm cho ngành nông nghiệp bấp bênh, không ổn định.
Nhiệt độ với chuyển đổi cơ cấu cây trồng
- Từng loại cây trồng, bộ phận của cây (rễ, thân, hoa, lá….), các quá trình sinh lý của cây (quang hợp, hút nước, hút khoáng….) sẽ phát triển tốt nhất ở nhiệt độ thích hợp. Nhiệt độ có sự thay đổi giữa các tháng trong năm vì vậy để bố trí cây trồng phù hợp với nhiệt độ Đào Thế Tuấn đã chia cây trồng thành 3 loại:
- Cây ưa nóng thì thường sinh trưởng và phát triển, ra hoa kết quả tốt ở nhiệt độ 200C như cây lạc, lúa, đay, mía…
- Cây ưa lạnh là cây sinh trưởng tốt ở nhiệt độ dưới 200C như: Lúa mì, khoai tây, su hào cải bắp, cà chua….
- Cây trung gian là những cây yêu cầu nhiệt độ xung quanh 200C để sinh
Trong hệ thống cây trồng để xác định số vụ cây trồng 1 năm có thể dựa vào tổng nhiệt độ của vùng và tổng nhiệt của một vụ cây trồng. Ví dụ khoai tây sinh trưởng trong thời gian 80-90 ngày cần 1500 - 17000C cây lúa có thời gian
sinh trưởng 100 - 120 ngày cần 2500 - 26000C, cây đậu cô ve có thời gian sinh
trưởng 100-110 ngày cần 1600-2000. Nếu tính thời gian làm đất một vụ cây ưa lạnh cần 3000C và cây ưa nóng cần 4000
C thì một vụ cây ưa lạnh cần 1800-
20000C và cây ưa nóng cần 30000
C. Ở Đồng bằng Bắc bộ một năm sản xuất hai
vụ lúa và một vụ cây vụ đông thì cần 78000C, một năm ba vụ cây ưa nóng thì cần
90000C. Để trồng một vụ cây xứ lạnh thời gian nhiệt độ thấp hơn 200C phải lớn
hơn 90 ngày. Vì vậy chỉ có vùng núi phía Bắc mới có thể trồng được cây xứ lạnh. Thời gian cây ra hoa và kết quả yêu cầu nhiệt độ rất nghiêm khắc. Vì vậy phải xác định thời vụ để thời kỳ này gặp nhiệt độ thích hợp nhất.
Để hoàn thành chu kỳ sinh trưởng, mỗi loại cây trồng cần đạt tổng tích ôn nhất định, tổng tích ôn này phụ thuộc vào thời gian sinh trưởng và yêu cầu nhiệt độ cao hay thấp của mỗi cây (Đào Thế Tuấn, 1984).
Theo Nguyễn Văn Viết (2009): diễn biến của nhiệt độ có ý nghĩa quyết định đến cơ cấu, thời vụ gieo trồng khi các điều kiện khác nhau được bảo đảm. Từng loại cây, giống cây, các bộ phận của cây, các quá trình sinh lý của cây phát triển thích hợp và an toàn trong khoảng nhiệt độ nhất định.
Lượng mưa với chuyển đổi cơ cấu cây trồng:
Nước là yếu tố đặc biệt quan trọng cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Trong sản xuất nông nghiệp, lượng mưa là nguồn cung cấp phần lớn cho cây trồng, đặc biệt ở những vùng không chủ động được nước tưới. Để sản xuất cây trồng có hiệu quả cần nắm chắc quy luật của mưa để tận dụng khai thác, lựa chọn hệ thống cây trồng hợp lý (Trần Đức Hạnh và cs., 1997).
Lượng mưa ảnh hưởng đến hệ thống canh tác như: Làm đất, bón phân, thu hoạch. Khi xây dựng HTCTr với mục đích:
+ Tận dụng lượng mưa: Bố trí loại cây trồng, giống cây trồng chịu được điều kiện không thuận lợi về nước mưa như: cây chống chịu hạn trong mùa khô, cây chống chịu úng trong mùa mưa.
Ánh sáng với sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Ánh sáng cung cấp năng lượng cho quá trình tổng hợp chất hữu cơ, năng suất cây trồng và sản lượng thu hoạch. Trong hệ thống cây trồng để tận dụng
nguồn ánh sáng và cường độ chiếu sáng trong các vùng, cần tăng vụ để cây trồng quang hợp quanh năm. Ánh sáng giai đoạn cuối của chu kỳ sinh trưởng quyết định năng suất cây trồng. Cần phân biệt cây trồng theo yêu cầu cường độ chiếu sáng, khả năng cung cấp ánh sáng từng năm, bố trí cây trồng cho phù hợp (Trần Đức Hạnh và cs., 1997).
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu với chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Chính phủ Việt nam đã xây dựng chiến lược ứng phó thông qua chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu từ năm 2009 - 2015. Trên cơ sở đó Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã công bố quyết định ban hành khung chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2008 - 2020. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thế giới thì Việt Nam là một trong 5 nước chịu sự tác động nhiều nhất của biến đổi khí hậu (BĐKH).
Các biện pháp tự thích ứng với các điều kiện BĐKH của người dân bao gồm: Phục tráng giống địa phương, thay đổi cơ cấu giống, áp dụng kỹ thuật ghép cây, điều chỉnh lịch thời vụ, trồng lúa lai, luân canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng đưa các giống chịu nhiệt, chịu mặn, chịu hạn tốt thích nghi với điều kiện BĐKH.
+ Sinh vật:
Giống cây trồng với chuyển đổi cơ cấu cây trồng:
Giống cây trồng là một nhóm cây trồng có đặc điểm kinh tế, sinh học các tính trạng, hình thái giống nhau, cho năng suất cao, chất lượng tốt ở các vùng sinh thái giống nhau, trong điều kiện kỹ thuật phù hợp (Nguyễn Văn Hiển và cs., 2000). Với các loài cây con đồng cỏ và nguồn thức ăn tự nhiên là cơ sở để thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng và vật nuôi và tạo điều kiện cho phát triển chăn nuôi. Vì vậy trong mỗi điều kiện sinh thái khác nhau có công nghệ và các khoa học kỹ thuật khác nhau để tác động mới đem lại hiệu quả, không thể áp dụng một cách máy móc công nghệ của vùng này đem cho vùng khác, ở đây cần có sự sáng tạo của con người trong mỗi một điều kiện sinh thái nhất định.
Trong sản xuất nông nghiệp giống là một tư liệu sản xuất quan trọng như đất trồng, phân bón và nó cũng là tư liệu sản xuất đặc biệt; vì nó là tư liệu sống nên yêu cầu điều kiện sống thích hợp và khu vực hóa (Hà Thị Thanh Bình cs., 2009).
Hiệu quả kinh tế của hệ thống cây trồng:
Hệ thống cây trồng mới phải đạt giá trị cao hơn HTCTr cũ. Về mặt kinh tế, hệ thống cây trồng phải đảm bảo được:
- Đảm bảo yêu cầu chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao;
- Đảm bảo yêu cầu hỗ trợ ngành sản xuất chính, phát triển chăn nuôi, tận dụng các nguồn tự nhiên;
- Đảm bảo việc đầu tư lao động, vật tư kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao; - Đảm bảo giá trị sử dụng và giá trị cao hơn hệ thống cây trồng cũ.
+ Con ngƣời:
Chính sách với chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Để thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng một cách có căn cứ