Phương pháp tiếp cận, chọn điểm và khung phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực thi chính sách giảm nghèo ở các xã thuộc chương trình 135 huyện yên minh, tỉnh hà giang (Trang 62 - 64)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp tiếp cận, chọn điểm và khung phân tích

3.2.1.1. Phương pháp tiếp cận

Đánh giá của người dân về việc thực thi chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất và hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong giảm nghèo (bao gồm kết mong đợi và không mong đợi) từ việc thực thi mỗi chính sách. Đánh giá của người dân nhằm trả lời các câu hỏi chính về những nội dung được thực thi, không được thực thi, ở đâu, tại sao và kết quả như thế nào. Để đạt được mục tiêu của nghiên cứu này, cách tiếp cận như sau:

Phương pháp tiếp cận hệ thống

Việc thực thi chính sách cần sự phối hợp của hệ thống các cơ quan đơn vị từ cấp Trung ương tới người dân. Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất và hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho giảm nghèo được thực thi tại địa bàn huyện được thu thập bằng cách tiếp xúc trực tiếp các cán bộ nông nghiệp, khuyến nông, thú y,...cơ sở chính quyền huyện.

Phương pháp tiếp cận theo nội dung chính sách quy định tại các văn bản chính sách

Nghiên cứu này liên quan đến hai chính sách và các chính sách này có sự khác nhau về cơ quan tham gia thực thi, đối tượng hưởng lợi trực tiếp, kênh truyền dẫn tác động,... Vì vậy mỗi chính sách sẽ có đối tượng khảo sát, chỉ tiêu đánh giá riêng biệt.

Phương pháp tiếp cận theo kênh tác động và tác nhân hưởng lợi trực tiếp từ chính sách

Các chính sách có đối tượng hưởng lợi trực tiếp khác nhau. Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất thì đối tượng hưởng lợi trực tiếp là hộ gia đình, cá nhân thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, nhóm hộ. Còn chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là toàn bộ các hộ trên địa bàn xã. Ngoài ra, các chính sách này có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế chung, sự chuyển đổi cơ cấu lao động của cả xã. Vì thế chủ thể đánh giá chính sách là những đối tượng hưởng lợi ở các cấp như cá nhân người dân, hộ gia đình, tổ nhóm, cộng đồng, mô hình hợp tác. Ở cấp hộ gia đình là thu nhập, năng suất cây trồng vật nuôi. Đối với cá nhân là mức lương, năng suất lao động, cơ hội việc làm. Đối với mô hình hợp tác là hiệu quả sản xuất, tiếp cận vốn, thị trường khả năng cung ứng. Việc đánh giá của người dân được giới hạn ở tác động ngắn và dài hạn bao gồm cả mặt tích cực và tiêu cực.

- Tiếp cận theo vùng: vùng núi cao, vùng núi thấp và khu vực trung tâm

huyện. Đối với việc thực thi các chính sách hỗ trợ sản xuất và xây dựng cơ sở

Sơ đồ 3.1. Khung phân tích chính sách giảm nghèo Điều kiện tự nhiên,

kinh tế - xã hội

Nguồn lực cho thực thi CS giảm nghèo (vốn, kỹ thuật, nhân lực, thị trường…) Các chính sách cho giảm nghèo Tổ chức, giám sát thực thi Hệ thống các giải pháp thực thi chính sách cho giảm nghèo Thực thi giải pháp Khả năng thực thi chính sách (các cấp từ Tỉnh. đến ĐP - huyện, xã, người dân) T h ôn g t in p h ản h ồi

Thông tin phản hồi

hạ tầng trong giảm nghèo ở mỗi khu vực đặc thù khác nhau là khác nhau, việc chọn cách tiếp cận này cho thấy được sự so sánh rõ nét về đặc thù của vùng trong việc nghiên cứu đánh giá về thực thi các chính sách giảm nghèo thuộc chương trình 135 trên địa bàn huyện.

- Tiếp cận theo loại hộ: Trong việc thực thi chính sách theo mục tiêu giảm nghèo có nhiều đối tượng thụ hưởng trong cùng một địa bàn, song song với đó là các cơ chế và tiếp cận với từng đối tượng là khác nhau, vì vậy việc đánh giá về chính sách của các đối tượng này là khác nhau trong hộ Nghèo, cận nghèo và không nghèo.

Để nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng thực thi chính sách giảm nghèo tại huyện Yên Minh, với cách tiếp cận đã nêu ở trên, nghiên cứu sẽ được triển khai theo các nhóm đối tượng và yếu tố tác động đến chu trình thực thi chính sách giảm nghèo

3.2.1.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Trên địa bàn huyện Yên Minh hiện nay có 17/18 xã thị trấn đều có hộ nghèo. Ngoài thu thập số liệu thứ cấp trên địa bàn tôi chọn 3/17 xã thuộc chương trình 135 trên địa bàn huyện Yên Minh gồm xã: Sủng Cháng thuộc vùng núi cao của huyện, Mậu Long thuộc vùng núi thấp của huyện, xã Mậu Duệ thuộc khu vực gần trung tâm huyện để phản ánh khách quan tình hình thực thi chính sách xoá đói giảm nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực thi chính sách giảm nghèo ở các xã thuộc chương trình 135 huyện yên minh, tỉnh hà giang (Trang 62 - 64)