Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin
3.2.3.1. Phương pháp xử lý thông tin
Với các số liệu thứ cấp: Chọn lọc số liệu trên các báo cáo, giáo trình, các
trang wed ...sao chép hoặc trích dẫn các số liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu. Với số liệu sơ cấp: sau khi điều tra thu thập số liệu qua phiếu điều tra tiến hành tổng hợp và xử lý bằng công cụ Excel.
3.2.3.2. Phương pháp phân tích thông tin
Phương pháp so sánh: Phương pháp này dùng để đánh giá các chỉ tiêu trước và sau khi thực thi chính sách xóa đói giảm nghèo trên địa bàn
Phương pháp thống kê mô tả: Đánh giá hiện tượng kinh tế xã hội bằng các
số liệu thu thập được mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau.
Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu;
Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu;
Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu. 3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng thiết kế các dự án thuộc chương trình 135 của huyện Yên Minh
+ Mục tiêu, đối tượng thụ hưởng có phù hợp, đảm bảo đạt được mục tiêu giảm nghèo.
+ Các hoạt động dự án + Nguồn vốn bố trí
- Nhóm chỉ tiêu xây dựng bộ máy triển khai thực thi chương trình giảm nghèo:
+ Ban chỉ đạo thực thi chương trình giảm nghèo.
+ Số người tham gia và thành phần cốt cán của Ban chỉ đạo
+Trình độ chuyên môn của thành phần tham gia triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo
- Nhóm chỉ tiêu xây dựng hoạt động tuyên truyền, phổ biến về chương trình giảm nghèo
+ Nâng cao năng lực giảm nghèo: các hoạt động đối thoại chính sách cho người nghèo, số người tham sự; hoạt động tổ chức tập huấn nâng cao năng lực giảm nghèo cho cán bộ triển khai chính sách
+ Truyền thông giảm nghèo: số lượng các sản phẩm truyền thông qua phóng sự, tọa đàm, panô, áp phích, tờ rơi....
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả thực hiện các chương trình giảm nghèo + Tổng số hộ thoát nghèo, tái nghèo
+ Thu nhập bình quân của huyện, xã nghèo
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO Ở CÁC XÃ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 HUYỆN YÊN MINH, TỈNH HÀ XÃ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 HUYỆN YÊN MINH, TỈNH HÀ GIANG
4.1.1.Tình hình nghèo đói trên địa bàn huyện Yên Minh
Chương trình giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư. Những năm qua, nhờ thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chương trình giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện đã giảm nhanh từ 63,55% năm 2005 xuống còn 16,81% năm 2010; người nghèo tiếp cận tốt hơn sự trợ giúp của Nhà nước và các dịch vụ xã hội cơ bản; cơ sở hạ tầng của các huyện, xã nghèo được tăng cường; đời sống của người nghèo được cải thiện rõ rệt.
Tuy vậy, kết quả giảm nghèo trên địa bàn huyện chưa thực sự bền vững, số hộ đã thoát nghèo nhưng mức thu nhập nằm sát chuẩn nghèo còn lớn, tỷ lệ hộ tái nghèo hàng năm so với tổng số hộ thoát nghèo còn cao. Khi Chính phủ ban hành chuẩn nghèo mới, số hộ nghèo trên địa bàn huyện lại tăng lên. Kết quả điều tra hộ nghèo năm 2010 (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015): Toàn huyện có 8.287 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 56,47% tổng số hộ; 2.278 hộ cận nghèo, chiếm 15,54% tổng số hộ.
Theo kết quả điều tra hộ nghèo cuối năm 2014, số hộ nghèo trên địa bàn huyện còn 4.648 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 28,54% tổng số hộ toàn huyện; 2.341 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 14,37%. Nguyên nhân nghèo thể hiện: Thiếu vốn sản xuất: 2.185 hộ, chiếm 47% số hộ nghèo; thiếu đất canh tác: 1.008 hộ, chiếm 21,86%; thiếu phương tiện sản xuất: 625 hộ, chiếm 13,44%; không biết cách làm ăn: 956 hộ, chiếm 20,56%; thiếu lao động: 382 hộ, chiếm 8,21%; đông người ăn theo: 377 hộ, chiếm 8,11%; có lao động nhưng không có việc làm: 276 hộ, chiếm 5,93%; ốm đau bệnh tật: 60 hộ, chiếm 1,28%; lười lao động, mắc tệ nạn xã hội: 92 hộ, chiếm 1,97%.
Trong bối cảnh kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn, nhưng huyện vẫn chỉ đạo ưu tiên cho lĩnh vực an sinh xã hội và giảm nghèo, đồng thời tiếp tục bố trí kinh phí để triển khai có hiệu quả các chính sách giảm nghèo và hỗ trợ đồng bào
dân tộc thiểu số. Huyện cũng tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư cho các chính sách và chương trình giảm nghèo và an sinh xã hội như chính sách trợ giúp người nghèo về y tế, giáo dục, nhà ở, vay vốn tín dụng ưu đãi, đào tạo nghề lao động nông thôn, các chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, các bộ ngành, của tỉnh huyện đã nghiêm túc tổ chức triển khai, nghiên cứu rà soát, hoàn thiện hệ thống chính sách giảm nghèo; xây dựng các giải pháp cụ thể, bố trí và huy động đa dạng hóa nguồn lực, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho các địa bàn khó khăn, đồng bào nghèo dân tộc thiểu số. Nhìn chung người nghèo đã tiếp cận thuận tiện hơn các chính sách trợ giúp của nhà nước; cơ sở hạ tầng nông thôn được tăng cường trên cơ sở triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm nhanh, đời sống của người nghèo được từng bước cải thiện, an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Với những nỗ lực cố gắng của các cấp, các ngành và sự vào cuộc của cán bộ, Đảng viên và nhân dân trong huyện, công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện trong những năm qua đã đạt được những kết quả tích cực.
- 100% cán bộ, công chức, viên chức lực lượng vũ trang trên địa bàn toàn huyện đã tham gia hưởng ứng tích cực thực hiện kế hoạch số 63/KH-UBND
- Cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện được phân công tham gia phụ trách, giúp đỡ 1.274 hộ nghèo đã dành thời gian tìm hiểu nguyên nhân và nguyện vọng của người dân để có phương án giúp đỡ.
- 100% hộ nghèo đã được hỗ trợ về kiến thức, kinh nghiệm phát triển sản xuất và chăn nuôi phù hợp với điều kiện của từng hộ gia đình và trên 50% hộ nghèo được hỗ trợ con giống, giống cây trồng, công cụ, dụng cụ phục vụ sản xuất, tiền mặt với kinh phí thực hiện trên 1 tỷ đồng. Kết quả đã giúp cho 1.313 hộ thoát nghèo.
Phối hợp nhiều phương thức hỗ trợ người nghèo như hỗ trợ người nghèo trong vay vốn tín dụng ưu đãi, hỗ trợ về nhà ở, hỗ trợ về cung cấp và tạo điều kiện duy trì với các loại dịch vụ, hỗ trợ giao đất, giao rừng; về đào tạo nguồn nhân lực…Đồng thời khắc phục những hạn chế như: Các chương trình giảm nghèo triển khai chưa toàn diện, nhiều chính sách, chương trình giảm nghèo được ban hành nhưng còn mang tình ngắn hạn, chồng chéo, nguồn lực cho giảm nghèo chưa đáp ứng yêu cầu, lại bị phân tán, dàn trải, thiếu giải pháp cụ thể gắn kết việc thực hiện chính sách giảm nghèo với chính sách an sinh xã hội, việc phối hợp chỉ
đạo thực hiện giữa các đơn vị chưa chặt chẽ, hiệu quả… Một số xã thực hiện rất hiệu quả như xã Đông Minh, Na Khê, Lao Và Chải, Mậu Duệ...đã giúp cho cuộc sống của người dân ngày càng ổn định, được tiếp cận trực tiếp với nhiều chính sách, các hộ nghèo đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.
4.1.2. Khái quát chính sách giảm nghèo ở các xã thuộc chương trình 135 huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang
4.1.2.1. Mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn III
a. Mục tiêu tổng quát:
Tạo sự chuyển biến nhanh về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn một cách bền vững, giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong cả nước.
b. Mục tiêu cụ thể:
- Về phát triển sản xuất nâng cao kỹ năng và xây dựng tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc, tạo sự dịch chuyển về cơ cấu kinh tế nông nghiệp nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.
- Về phát triển cơ sở hạ tầng: Các xã có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu phù hợp với quy hoạch dân cư và quy hoạch sản xuất bảo đảm phục vụ có hiệu quả nâng cao đời sống và phát triển tăng thu nhập.
4.1.2.2. Đối tượng tác động của Chương trình 135 giai đoạn III
- Là các hộ nghèo, cận nghèo thuộc các xã, thôn đặc biệt khó khăn thuộc khu vực II,III của huyện Yên Minh theo Quyết định số 477/QĐ-UBDT, ngày 19/9/2013 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.
- Nhóm hộ gồm những hộ nghèo và hộ không nghèo, đang sinh sống trên cùng địa bàn cụm dân cư, thôn, bản có cùng nguyện vọng phát triển một hoạt động sản xuất dịch vụ và tự nguyện tham gia nhóm. Nhóm có quy chế hoạt động trong đó quy định rõ về trách nhiệm nghĩa vụ, quyền lợi của các thành viên trong nhóm để thực hiện có hiệu quả vốn hỗ trợ, tăng thu nhập cho các thành viên trong nhóm. Số lượng đối tượng hộ không nghèo tham gia nhóm không vượt quá 25% tổng số hộ trong nhóm, là hộ có kinh nghiệm làm ăn, nhiệt tình và có khả năng giúp đỡ các hộ khác trong nhóm, được đa số các hộ trong nhóm tán thành và được UBND xã phê duyệt.
4.1.2.3. Các chính sách hỗ trợ thuộc chương trình 135 đang thực hiện trên địa bàn huyện Yên Minh
a. Hỗ trợ sản xuất
- Hỗ trợ các hoạt động khuyến nông, khuyên lâm, khuyến ngư bao gồm: + Bồi dưỡng, tập huấn và truyền nghề cho người sản xuất để nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất trực tiếp cho các hộ gia đình mua giống lúa, giống ngô mới và phân bón nhằm chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế.
+ Tổ chức tham quan học hỏi các mô hình sản xuất hiệu quả tiên tiến. - Hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả tiên tiến.
+ Xây dựng các mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở xã gắn với áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, qui trình canh tác, chăn nuôi chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản.
+ Xây dựng mô hình kinh tế hợp tác giữa các hộ, nhóm hộ với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác xã, nông hội, nhà khoa học...trong sản xuất chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản.
- Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư sản xuất.
+ Bao gồm hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản loại tốt, nằm trong danh mục đã được các hộ đăng ký trong dự án.
+ Vật tư chủ yếu phù hợp với hạng mục sản xuất trong dự án
+ Hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ về sử dụng các loại giống, vật tư theo quy trình sản xuất.
- Hỗ trợ mua sắm thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản bao gồm;
+ Hỗ trợ kinh phí mua máy, thiết bị cơ khí hoặc bán cơ khí phục vụ sản xuất (máy cày, máy bừa, máy bơm nước...) và phục vụ chế biến bảo quản nông sản (máy tuốt lúa, máy thái trộn thức ăn chăn nuôi...) ưu tiên hỗ trợ những trang thiết bị máy công cụ sử dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có và đang là nhu cầu của địa phương.
+ Hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật để sử dụng thành thạo các loại trang thiết bị máy công cụ đã được hỗ trợ.
Các xã có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu phù hợp với quy hoạch dân cư và quy hoạch sản xuất đảm bảo phục vụ có hiệu quả nâng cao đời sống và phát triển sản xuất tăng thu nhập. Các chỉ tiêu cụ thể: phấn đấu trên 70% xã có đường giao thông cho xe cơ giới từ trung tâm đến tất cả các thôn, bản; trên 70% xã có công trình thủy lợi nhỏ bảo đảm năng lực phục vụ sản xuất cho trên 75% diện tích trồng lúa nước; 100% xã có đủ trường, lớp học kiên cố, có lớp bán trú ở nơi cần thiết; 80% số thôn, bản có điện ở cụm dân cư, giải quyết đáp ứng yêu cầu cơ bản về nhà sinh hoạt cộng đồng, 95% xã có trạm y tế kiên cố đúng tiêu chuẩn.
4.2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC THI CÁC CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO Ở CÁC XÃ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 HUYỆN YÊN MINH NGHÈO Ở CÁC XÃ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 HUYỆN YÊN MINH 4.2.1. Xây dựng bộ máy thực thi các chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện
Năm 2015, tình hình kinh tế - xã hội cả nước tiếp tục gặp nhiều khó khăn, đầu tư công thắt chặt, chính phủ thực hiện nhiều biện pháp để cắt giảm chi thường xuyên do đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến vốn đầu tư và kinh phí thực hiện các chương trình giảm nghèo năm 2015 trên địa bàn huyện Yên Minh. Tuy nhiên với sự chỉ đạo kịp thời của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, sự cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành trong tổ chức triển khai, thực hiện nên tình hình thực thi các chính sách giảm nghèo đã đạt được những kết quả nhất định.
UBND huyện Yên Minh kiện toàn ban chỉ đạo giảm nghèo để thực hiện đề án giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị Quyết 30A/2008 của Chính Phủ, đó cũng chính là cơ sở để thành lập ban chỉ đạo giảm nghèo chung cho toàn huyện khi thực hiện các chương trình giảm nghèo tiếp theo. Ban chỉ đạo giảm nghèo gồm: 25 đồng chí, trong đó đồng chí Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban; đồng chí Phó Chủ tịch thường trực làm Phó ban, đại diện thường trực Huyện ủy, đại diện lãnh đạo các ban khối đoàn thể; phòng Lao động Thương binh và xã hội là cơ quan thường trực và các thành viên gồm lãnh đạo các phòng, ban ngành trên địa bàn huyện.
Thành lập Ban kiểm tra giám sát về việc triển khai các chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện do đồng chí Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân làm Trưởng ban, đồng chí Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra Huyện ủy làm Phó ban, thanh tra huyện là cơ quan thường trực, các thành viên là các đồng chí thuộc ngành tư pháp và thực thi pháp luật. Các cán bộ làm việc trong Ban chỉ đạo giảm nghèo đều là cán bộ kiêm nhiệm chưa có cán bộ chuyên trách nên hiệu quả làm việc đạt chưa cao.
Trong quá trình triển khai thực hiện chương trình của huyện, hàng năm tỉnh huyện vẫn phải căn cứ vào nguồn vồn phân bổ ngân sách nhà nước cấp, do nguồn kinh phí hạn hẹp, việc kêu gọi đầu tư từ tổ chức bên ngoài còn hạn chế nên khi đánh giá tổng kết chương trình khó đạt được các mục tiêu đề ra. Đề án khi xây dựng cũng chưa xin ý kiến của cộng đồng dân cư trên địa bàn nên việc đưa ra một số chỉ tiêu hỗ trợ cho người dân chưa sát với thực tế, chưa phù hợp với điều kiện, cũng như mong muốn của người dân.
Việc quản lý các chương trình giảm nghèo được tổ chức thực hiện theo nguyên tắc liên ngành, cơ cấu tổ chức phối hợp điều hành được thiết kế nhằm làm rõ quyền hạn, nhiệm vụ và trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân có liên quan đến các chương trình, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập và xử lý thông tin, ra quyết định trong phạm vi đa ngành dựa trên cơ cấu tổ chức