Đánh giá của hộ về huy động nguồn lực thực thi chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực thi chính sách giảm nghèo ở các xã thuộc chương trình 135 huyện yên minh, tỉnh hà giang (Trang 78 - 80)

Loại hộ Biết huy động nguồn lực Được tham gia huy động nguồn lực

SL (hộ) (%) SL (hộ) %

Nghèo 45 53,6 10 11,9

Cận nghèo 10 62,5 6 37,5

Trung bình, khá 25 62,5 20 50,0

Cộng 80 57,1 36 25,7

Nguồn: Điều tra khảo sát, (2016) Công tác huy động nguồn lực của địa phương còn chưa hiệu quả bởi có trên địa bàn có tỷ lện hộ nghèo cao, mặc khác tác động của chính quyền cũng như sự vận động tham gia trong các phong trào cũng như sự vận động của các tổ chức đoàn thể trong cộng đồng là chưa thực sự hiệu quả.

Kinh phí hỗ trợ cho các hộ gia đình triển khai thực hiện chính sách nhiều khi còn chưa kịp thời, dẫn đến việc triển khai thực hiện chính sách cũng chưa đạt hiệu quả.

Hộp 4.1. Ý kiến của người dân về mức vốn được hỗ trợ

“Được sự giúp đỡ của nhà nước hỗ trợ mua giống và vật tư, nhưng hỗ trợ của nhà nước ít quá không đủ tiền để duy trì thêm trong các đợt sau, Nhà nước cấp phát muộn quá và đôi khi giống khác so với chúng tôi làm”.

Nguồn: Vàng Mí Lềnh, 46 tuổi 4.2.4. Tuyên truyền các thông tin về chính sách giảm nghèo thuộc Chương trình 135 trên địa bàn huyện Yên Minh

Phổ biến, tuyên truyền thông tin về các chính sách thuộc chương trình 135 của Chính Phủ trên địa bàn huyện là một nội dung quan trọng và cần thiết, để từ đó các tổ chức, cá nhân có nhu cầu cần đầu tư nắm bắt được thông tin và có kế

hoạch đầu tư cụ thể, bên cạnh đó tuyên truyền chính sách để còn giúp các đối tượng thụ hưởng có thể giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ từ cơ quan liên quan và đội ngũ cán bộ thực hiện. Vì vậy Ủy ban nhân dân huyện Yên Minh đã chỉ đạo Đài phát thanh truyền hình huyện phối hợp với các phòng chuyên môn trực tiếp thực thi chính sách xây dựng các bản tin phát sóng trên đài phát thanh và truyền hình huyện để giúp cho thông tin của các chính sách giảm nghèo đặc biệt là các chính sách thuộc chương trình 135 đến gần với người dân

Qua tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập số liệu trực tiếp từ cán bộ, đối tượng thụ hưởng về tình hình nắm bắt thông tin về các chương trình giảm nghèo tại địa phương, kết quả thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.4. Tình hình nắm bắt thông tin chính sách thuộc Chương trình 135 của đối tượng điều tra tại huyện Yên Minh

TT Nội dung Số lượng

(phiếu)

Tỷ lệ (%)

1 Nắm bắt được tất cả thông tin về chính sách 53 31,36

2 Nắm bắt được một phần thông tin về chính sách 101 59,76

3 Biết về Chương trình, song không rõ các chính sách hỗ trợ 15 8,88

4 Không biết về Chương trình cũng như các nội dung chính sách 0 0

5 Tổng số 169 100

Nguồn: Điều tra khảo sát (2016) Qua bảng 4.3 cho thấy, 100% các đối tượng điều tra đều biết đến các chính sách hỗ trợ thuộc Chương trình 135, tuy nhiên việc nắm bắt nội dung của các chương trình lại khác nhau. Có 31,36% số người điều tra nói rằng họ nắm bắt được tất cả thông tin chính sách hỗ trợ; 8,88% số người biết về Đề án nhưng không rõ các chính sách; 59,76% là nắm bắt được một phần thông tin của chương trình. Những đối tượng nắm bắt được tất cả thông tin chính sách hỗ trợ chủ yếu là cán bộ huyện, cán bộ cơ sở nằm trong đối tượng được hỗ trợ, còn lại đối với các đối tượng là hộ nghèo thì họ không quan tâm vấn đề tuyên truyền như thế nào mà họ chỉ quan tâm là họ được hỗ trợ gì từ nhà nước.

Các hộ dân trong xã có điều kiện kinh tế còn chưa vững, thiếu điều kiện kinh tế, giao thông đi lại cũng khó khăn nên việc tiếp cận chính sách còn gặp ít nhiều hạn chế.

Theo các hộ dân thì tuyên truyền miệng giữa bà con hàng xóm là hình thức phổ biến được thực thi tại địa phương bằng cách tổ chức các buổi họp nhằm cung cấp thông tin cho người dân về nội dung chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo, từ đó các hộ không biết sẽ hỏi các hộ đã đi họp biết về nội dung chính sách và các quy định của chính sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực thi chính sách giảm nghèo ở các xã thuộc chương trình 135 huyện yên minh, tỉnh hà giang (Trang 78 - 80)