Tác động của chính sách giảm nghèo ở các xã thuộc chương trình 135 huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực thi chính sách giảm nghèo ở các xã thuộc chương trình 135 huyện yên minh, tỉnh hà giang (Trang 98 - 102)

4.1.1 .Tình hình nghèo đói trên địa bàn huyện Yên Minh

4.4. Tác động của chính sách giảm nghèo ở các xã thuộc chương trình 135 huyện

CHƯƠNG TRÌNH 135 HUYỆN YÊN MINH, TỈNH HÀ GIANG

4.4.1. Tác động tích cực

Giai đoạn 2011-2015, là những năm phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh và tác động của lạm phát, suy giảm kinh tế; chính sách thắt chặt về tài chính, tiền tệ và cắt giảm đầu tư công.

Tuy nhiên, được sự hỗ trợ của Trung ương, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy đảng và chính quyền trong tỉnh, nhất là nỗ lực cố gắng của chính người dân, chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện đã đạt được một số kết quả tích cực. Các chính sách và dự án giảm nghèo và an sinh xã hội được quan tâm bố trí ngân sách và tổ chức thực hiện đồng bộ, nhất là chính sách hỗ trợ trực tiếp đến người nghèo như hỗ trợ phát triển sản xuất (Hỗ trợ tiền mua cây, con giống, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật), hỗ trợ y tế, giáo dục, cứu tế, cứu đói... Cơ sở hạ tầng như đường giao thông liên xã, liên thôn, bản, trường học, trạm y tế, các cơ sở dạy nghề, điện, nước sinh hoạt... tiếp tục được xây dựng hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng. Đến nay 100% các xã đã có đường ô tô đến trung tâm; hệ thống thủy lợi đảm bảo tưới; 100% số xã có điện lưới quốc gia đến trung tâm xã; 100% số xã có trạm y tế xã; tình hình chính trị - xã hội được ổn định, an ninh - quốc phòng được giữ vững đời sống nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn tiếp tục cải thiện và có nhiều đổi mới. Đồng bào các dân tộc đoàn kết, giữ vững truyền thống yêu nước, tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước.

Qua 4 năm (2011-2014), toàn huyện giảm được 3.639 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 56,47% xuống còn 28,54% (bình quân mỗi năm giảm 6,98% số hộ nghèo).

Những thành tựu đạt được.

- Công tác lãnh chỉ đạo thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững đã thực sự được quan tâm, tạo được sự đồng thuận và có những chuyển biến tích cực; cấp uỷ đảng và chính quyền các huyện đều cụ thể hoá Nghị quyết và Chương trình hành động của tỉnh thành Nghị quyết, Chương trình hành động của địa phương, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở từng vùng. Việc phân công, phân nhiệm rõ ràng và cụ thể trên từng lĩnh vực, gắn trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị với cơ quan phụ trách, đỡ đầu từng cơ sở xã, thị trấn, gắn vai trò trách nhiệm của từng cán bộ đảng viên với thôn bản, hộ nghèo. Công tác giảm nghèo thực sự trở thành nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành và của nhân dân.

- Việc xã hội hoá công tác giảm nghèo được tổ chức triển khai tốt, thu hút được sự tham gia của các cấp, các ngành và sự hưởng ứng của nhân dân... Đặc biệt là sự vào cuộc của các Doanh nghiệp, tổng công ty....

4.4.2. Tác động tiêu cực

Bên cạnh những thành tựu trên các chương trình, chính sách giảm nghèo vẫn còn nhiều hạn chế và có tác động tiêu cực tới cuộc sống của người dân trên địa bàn Huyện Yên Minh. Cụ thể:

- Giảm nghèo thiếu vững chắc, tỷ lệ hộ cận nghèo, tái nghèo tăng cao. Thu nhập của người nghèo chưa đáp ứng được mức sống tối thiểu.

- Các chính sách hỗ trợ thường tiếp cận theo hình thức vật chất và hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt hơn là tạo cơ hội để người nghèo tự nâng cao năng lực vươn lên thoát nghèo bền vững. Khiến tính ỷ nại của người dân ngày càng cao và không biết cách sử dụng nguồn vốn hỗ trợ một cách hiệu quả nhất.

- Cách tiếp cận đa chiều còn hạn chế do đó mức hỗ trợ về y tế, giáo dục đối với hộ nghèo còn nhỏ so với nhu cầu chi của hộ gia đình.

- Các chính sách mới chỉ tập trung vào đối tượng nghèo, còn đối tượng cận nghèo chưa được quan tâm. Do vậy tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận với chính sách còn thấp, đặc biệt là nhóm cận nghèo. Nhiều tiêu chí như sử dụng nước sạch, trẻ em bỏ học, trẻ em bị suy dinh dưỡng trong các hộ nghèo chưa được đưa vào trong hệ thống chỉ tiêu đánh giá gây nên sự bất bình đẳng trong tiếp cận chính sách giảm nghèo của các đối tượng.

Nguyên nhân dẫn đến các tiêu cực trên trước hết phải kể đến việc triển khai các chính sách, chương trình giảm nghèo còn bất cập do nhiều cơ quan, tổ chức cùng tiến hành dẫn đến chồng chéo về đối tượng, nguồn lực phân tán; công tác lập kế hoạch thực hiện còn yếu kém. Sự phối hợp giữa các cơ quan còn yếu, điều đó làm chậm tiến độ thực hiện các chương trình hoặc không phát huy được vai trò của các bên tham gia trong việc triển khai, thực thi chương trình hoặc tham gia chỉ mang tính hình thức.

Tồn tại, hạn chế.

- Qua 5 năm thực hiện chương trình giảm nghèo, tuy hộ nghèo giảm nhanh (bình quân mỗi năm giảm 6,98%), nhưng giảm nghèo chưa thực sự bền vững, số hộ tái nghèo và số hộ cận nghèo vẫn còn cao; hàng năm vẫn phải cứu đói cho hàng trăm hộ, (cụ thể từ năm 2011 đến năm 2014 có 4.491. hộ thoát nghèo thì đã có 2.913 hộ tái nghèo và nghèo phát sinh mới).

- Do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, khí hậu khắc nghiệt, địa hình phức tạp, diện tích đất trồng trọt ít và khó canh tác... xuất phát điểm của huyện thấp, kinh tế chưa phát triển, dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí còn thấp, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và phát triển kinh tế còn hạn chế. Vấn đề thiếu đất, thiếu nước sản xuất vẫn đang là thách thức lớn cho chính quyền địa phương.

- Trình độ đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập, vì vậy việc tổ chức chỉ đạo thực hiện gặp nhiều khó khăn, chưa đem lại hiệu quả như mong muốn.

- Là huyện nghèo, nguồn thu ngân sách hạn hẹp, đời sống kinh tế của nhân dân vẫn ở mức thấp, tỷ lệ hộ khá giầu thấp, số doanh nghiệp SXKD có hiệu quả còn ít, doanh thu nhỏ, vì vậy việc chủ động trong lĩnh vực huy động nguồn lực cho công tác giảm nghèo gặp khó khăn, hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu, do đó việc hỗ trợ để người nghèo thoát nghèo trong thời gian ngắn và đảm bảo tính bền vững khó thực hiện được.

- Trình độ nhận thức, tính trông chờ ỷ lại của một số bộ phận người nghèo, không có ý thức tìm cách tự vươn lên để thoát nghèo, chưa biết cách áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh một cách có hiệu quả và bền vững, việc thực hành tiết kiệm và kế hoạch hoá gia đình còn yếu, chưa thấy rõ trách nhiệm của mình trong công cuộc XĐGN chung của xã hội, dẫn đến hiệu quả của chương trình giảm nghèo còn thiếu tính bền vững.

Một số nguyên nhân thuộc cơ chế chính sách cụ thể như:

- Hệ thống văn bản chỉ đạo chưa đồng bộ, chính sách đã ban hành, song văn bản hướng dẫn chậm, không kịp thời. Đặc biệt là giai đoạn đầu chưa quan tâm hỗ trợ đến các đối tượng thuộc hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo nên chưa khuyến khích hỗ trợ hộ nghèo thoát nghèo bền vững.

- Nguồn vốn đầu tư và định mức hỗ trợ các chương trình, dự án so với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương còn thấp, chậm được sửa đổi; cụ thể như:

+ Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập: Định mức hỗ trợ còn thấp so với nhu cầu đầu tư của người dân như hỗ trợ vay vốn sản xuất với lãi xuất ưu đãi, mua con giống, tiền ăn cho lao động nông thôn học nghề...

+ Dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, nguồn vốn Trung ương bố trí hàng năm không đáp ứng nhu cầu của đề án đã được tỉnh phê duyệt

- Việc ban hành nhiều chính sách, chương trình chưa gắn với nguồn lực. Hệ thống chính sách có song thường chưa quan tâm đến phần kinh phí quản lý điều hành, tổ chức triển khai thực hiện, giám sát đánh giá chính sách đảm bảo hiệu quả.

Việc triển khai thực hiện các chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện bước đầu đã thu được những kết quả tích cực, đáng phấn khởi. Tỷ lệ thực hiện của tất cả các chính sách đều trên 60% nhiều chính sách đã đạt 100% tỷ lệ thực hiện. Đời sống của hộ được cải thiện, thu nhập của hộ tăng lên. Có được kết quả đó là do huyện đã nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của các chủ trương lớn này, từ đó ngay từ khi mới ban hành chương trình và triển khai của Chính phủ, Huyện uỷ, HĐND và UBND huyện đã quán triệt đầy đủ, chỉ đạo sát sao và theo dõi thường xuyên liên tục trong suốt quá trình thực hiện triển khai các chương trình. Cùng với đó, các phòng, ngành thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của UBND huyện, bố trí cán bộ, tổ chức lực lượng khẩn trương nghiên cứu, hướng dẫn, kiểm tra, thẩm định phê duyệt Đề án theo qui định và triển khai kịp thời các nguồn vốn, văn bản chỉ đạo hướng dẫn của Trung ương, của Tỉnh sau khi Đề án được duyệt. Các xã tích cực, chủ động quán triệt, chỉ đạo triển khai tổ chức xây dựng Đề án theo chỉ đạo của Tỉnh và Huyện. Đã tổ chức, triển khai thực hiện kịp thời các nguồn vốn đầu tư hỗ trợ cơ sở hạ tầng và thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho nhân dân và hộ nghèo theo qui định như hỗ trợ sản xuất: khoanh nuôi, bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng mía, trồng sắn, nâng cao chất lượng đàn bò, chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực thi chính sách giảm nghèo ở các xã thuộc chương trình 135 huyện yên minh, tỉnh hà giang (Trang 98 - 102)