Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực thi chính sách giảm nghèo ở các xã thuộc chương trình 135 huyện yên minh, tỉnh hà giang (Trang 64 - 66)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1. Thông tin thứ cấp

Thông tin cơ bản về tình hình thực thi chính sách giảm nghèo ở huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang

Nguồn số liệu được thu thập từ các cơ quan địa phương có liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo.

Các nghiên cứu có liên quan đến thực thi chính sách cho giảm nghèo trên địa bàn huyện Yên Minh thuộc chương trình 135, sách báo, tạp chí khoa học và các công trình nghiên cứu đã công bố.

Số liệu thứ cấp là nhưng số liệu đã được công bố. Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các báo cáo tại UBND huyện. Thu thập số liệu về tình hình dân số, lao động, diện tích đất đai, ... chung của huyện, Ban chỉ đạo giảm nghèo của

huyện, phòng Lao động TB và XH, phòng thống kê, phòng kinh tế và hạ tầng, thông qua các báo cáo kinh tế - xã hội của Ủy ban nhân dân huyện, phòng dân tộc của huyện, các số liệu đã công bố có liên quan, thu thập qua sách, tạp chí hoặc qua mạng internet.

3.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua các hình thức phỏng vấn và phiếu điều tra, dựa trên nội dung của đề tài, tiến hành thiết kế biểu mẫu và phiếu điều tra.

Bảng 3.6. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp Đối Đối

tượng Số mẫu Nội dung thu thập

Phương pháp 1. Cán bộ huyện -5 cán bộ gồm lãnh đạo huyện và các trưởng ban ngành (Phòng LĐTB và XH, phòng NN, phòng Dân tộc, phòng dân tộc, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng)

Thông tin về chủ trương và chính sách giảm nghèo thuộc chương trình 135 đang thực hiện tại địa phương

Các báo cáo, quyết định đánh giá về tình hình thực thi các chính sách giảm nghèo thuộc chương trình 135 tại huyện (lập kế hoạch, triển khai thực hiện, giám sát đánh giá…) - Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. 2. Cán bộ xã 15 người (mỗi xã 5 người) gồm chủ tịch xã, Cán bộ Lao động- TBXH, Cán bộ khuyến nông, cán bộ địa chính- xây dựng, chủ tịch hội nông dân

- Nắm bắt được kế hoạch tổ chức thực thi các chính sách giảm nghèo thuộc chương trình 135. Đánh giá việc tổ chức triển khai thực hiện chương trình

- Nắm bắt được các yếu tố ảnh hưởng, giải pháp điều chỉnh hỗ trợ cho việc thực hiện các chính sách giảm nghèo thuộc chương trình 135 - Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. 3. Hộ, nhóm hộ

140 hộ và 9 nhóm hộ Các chính sách giảm nghèo thuộc chương

trình 135 của chính phủ mà các hộ được thụ hưởng; đánh giá về hình thức và chất lượng chính sách, các hộ đề xuất nguyện vọng để đưa ra các giải pháp nhằm giúp hoạt động thực thi chính sách giảm nghèo đạt hiệu quả

Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế.

Số liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu nhờ phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp. Đề tài tiến hành điều tra, phỏng vấn cán bộ quản lý nhà nước cấp huyện (5), xã (15); Điều tra trường hợp điển hình (case study) với các cá nhân, nhóm (9); Điều tra phỏng vấn trực tiếp bằng hệ thống bảng hỏi (structured survey) với các hộ gia đình (140 hộ).

Chọn điểm và chọn mẫu (loại hộ và số lượng hộ): Khảo sát 140 hộ nông dân ở 3 xã, đại diện cho 3 vùng khác nhau trên địa bàn nghiên cứu cụ thể: xã Sủng Cháng 30 hộ thuộc vùng núi cao, xã Mậu Duệ 60 hộ thuộc khu vực trung tâm huyện, xã Mậu Long 50 hộ thuộc khu vực núi thấp. Trong đó có 84 hộ nghèo; 16 hộ cận nghèo và 40 hộ không nghèo và trung bình. Tổng số phiếu điều tra là 169 phiếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực thi chính sách giảm nghèo ở các xã thuộc chương trình 135 huyện yên minh, tỉnh hà giang (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)